Các bước lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân đầy đủ và chi tiết nhất

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân là điều nên làm để có một cơ thể luôn khỏe mạnh, bởi đây là cách để mỗi người chủ động “phòng bệnh” hơn “chữa bệnh”. Hơn nữa một kế hoạch đầy đủ chi tiết còn là kim chỉ nam để bạn đạt được những mục tiêu sức khỏe mong muốn. Bạn đang thiết lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Vậy đừng bỏ qua chi tiết các bước lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân, nào cùng tìm hiểu ngay!

1. Thiết lập mục tiêu mỗi ngày 

Khi lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân, mỗi người nên liệt kê chăm sóc sức khỏe cá nhân, bạn nên liệt kê nhiệm vụ cần đạt mỗi ngày. Đó chỉ đơn giản là những hoạt động chăm sóc sức khoẻ và cách bạn thực hiện chúng như thế nào?

Đó là kế hoạch tập thể dục buổi sáng, uống nhiều nước trong một ngày, chế độ dinh dưỡng hay skincare vào buổi tối… Đó là những thói quen lành mạnh và tốt cho sức khoẻ mà thường ngày chúng ta vẫn “ngó lơ” chúng. Dù vậy, bạn nên đặt những mục tiêu thiết thực, có thể thực hiện được và định lượng thời gian hoàn thành mục tiêu là chúng. Bởi kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân được thực hiện dài hạn và không thể cấp tốc được, bước đầu này để rèn luyện tính kiên nhẫn và lạc quan của mỗi người đấy!

các bước lập kế hoạch căm sóc sức khoẻ cá nhân
Thiết lập mục tiêu mỗi ngày là bước đầu cho kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cá nhân

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Từ những năm trước đây, công cuộc làm đẹp của chị em phụ nữ vẫn luôn bị ám ảnh về cân nặng cùng vóc dáng của mình. Chúng ta sẽ không thể phủ nhận rằng một thân hình đẹp mang đến sự tự tin cho phái nữ. Chính vì vậy có nhiều người đã sẵn sàng “cắt giảm” mọi chất để cơ thể trở nên “gầy, thật gầy nhất”. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, cơ thể luôn mệt mỏi và uể oải.

Trái ngược lại, có một nhóm người lại rất “thoải mái” trong chế độ dinh dưỡng của mình, họ ăn uống thả ga và nạp vào cơ thể những loại chất không tốt cho sức khoẻ gây ra tình trạng béo phì, thừa cân, từ đó hình thành nên nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Vậy nên việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là cân đối lượng chất nạp vào cơ thể, đồng thời ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm sạch, tốt cho sức khoẻ như rau xanh, trái cây, rau củ quả…  

3. Rèn luyện thói quen uống nước vào trước mỗi bữa ăn

Uống nước vào thời điểm trước mỗi bữa ăn chính là cách giúp lấp đầy những khoảng trống dạ dày, từ đó tạo nên cảm giác dù ăn ít nhưng vẫn no lâu. Hơn nữa, thói quen này cũng giúp cho bao tử hoạt động tốt hơn, đồng thời quá trình phân giải chất dinh dưỡng cũng diễn ra nhanh hơn. Nhờ vậy làm giảm bớt tình trạng tích tụ thức ăn ở bụng – Một trong nguyên nhân gây nên hiện tượng tích tụ mỡ thừa dày đặc. 

>>>Đọc thêm: Sức khoẻ là gì? Tầm quan trọng của sức khoẻ đối với cuộc sống và cách để luôn khỏe mạnh

4. Dành thời gian cho bạn thân 

Bạn đừng nên cảm thấy bị áp lực việc phải trả lời tin nhắn, cuộc gọi hoặc những email, hãy dành cho mình khoảng thời gian nhất định trong một ngày cho bản thân mình. Lúc này, bạn có thể làm những việc thư giãn như đi dạo, ngâm mình trong bồn nước ấm, đọc sách, nghe nhạc, trồng cây, đan lát… Đây là lúc cơ thể tạo ra nguồn năng lượng tích cực, khiến mọi mệt mỏi và những vất vả đều tan biến đi. 

Hãy dành thời gian cho bản thân để thư giãn, giải toả căng thẳng
Hãy dành thời gian cho bản thân để thư giãn, giải toả căng thẳng

5. Tạo cho mình một sở thích mới

Bạn có biết thói quen đọc sách không chỉ cung cấp nguồn kiến thức vô tận mà còn cải thiện chứng bệnh trầm cảm đấy. Hay viết và vẽ tranh cũng đóng vai trò quan trọng, làm giảm căng thẳng, giúp bạn bộc lộ cảm xúc một cách chân thực, từ đó làm giảm những nguy cơ gặp phải chứng bệnh liên quan đến tinh thần, giúp bạn chăm sóc bản thân tốt hơn.

Vậy nên bạn có thể tạo cho mình một sở thích mới để làm trong những thời gian rảnh rỗi, vừa giúp phát triển bản thân, vừa giúp có một sức khỏe tinh thần lành mạnh. 

6. Ngủ đủ giấc

Trong cuộc sống hiện đại với vô vàn tất bật đã khiến nhiều người không còn thời gian để đi ngủ đúng giờ và đủ giấc. Dù vậy, tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài có thể gây ra những chứng bệnh rối loạn tinh thần và trầm cảm.

Trong cuốn sách Why We Sleep, Giáo sư thần kinh và tâm lý học tại bang California, Matther Walker đã chỉ ra rằng mỗi người thường khó nhận biết sự thiếu hụt giấc ngủ và cứ liên tục làm việc cho đến khi cơ thể trở nên kiệt quệ. Từ đó, Giáo sư còn gợi ý chúng ta một số phương pháp hỗ trợ giấc ngủ như hạn chế luồng ánh sáng trong phòng ngủ vào ban đêm, tuyệt đối không sử dụng những chất kích thích như trà, cà phê và rượu… để tránh tình trạng khó ngủ, thao thức giữa đêm.

Ngoài ra, bạn nên xây dựng không gian phòng ngủ thoáng đãng, chăn ga gối mềm mại và êm ái cùng chiếc nệm có khả năng nâng đỡ tốt. Bởi đây là những phụ kiện ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, giúp bạn thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ sâu. 

Rèn luyện thói quen ngủ đủ giấc
Rèn luyện thói quen ngủ đủ giấc

7. Thường xuyên vận động và rèn luyện sức khỏe 

Cuộc sống trở nên tiện nghi và hiện đại càng khiến con người có xu hướng lười vận động như phương tiện giao thông phát triển, nguồn lao động trí óc đang dần thay thế nguồn lao động chân tay… Vậy nên mỗi người thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao để cơ thể luôn dẻo dai săn chắc.

Ngoài ra, các bộ môn như thiền, yoga, gym… cũng rất có ích cho sức khỏe, hãy lựa chọn loại hình mình yêu thích để chữa lành mọi tổn thương trong các phần của cơ thể. 

Thường xuyên vận động thể dục thể thao để có một sức khoẻ tốt
Thường xuyên vận động thể dục thể thao để có một sức khoẻ tốt

>>>Đừng bỏ lỡ: Top 10 app theo dõi sức khỏe ở trên điện thoại iOS, Android tốt nhất hiện nay

8. Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ kiểm soát và phát hiện kịp thời những loại bệnh.Từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong việc khám chữa bệnh. 

9. Phòng ngừa căn bệnh mãn tính 

Những căn bệnh mãn tính rất dai dẳng và hình thành một cách âm thầm nên không phải ai cũng có thể nhận biết. Do đó để ngăn ngừa những loại bệnh này, chúng ta cần rèn luyện một thói quen sống tích cực và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là một số cách phòng ngừa căn bệnh mãn tính:

  • Không thức khuya
  • Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Không nên ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh như gà rán, xiên que, thịt nướng
  • Cẩn thận với những thành phần dị ứng

Sức khoẻ là tài sản quý giá của mỗi người mà kể cả vàng, bạc hay châu báu cũng không thể mua được. Vậy nên mỗi người nên chủ động lập kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cá nhân nhằm đạt những mục tiêu và hướng đến cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc hơn. 

>>>Xem thêm: Sức khỏe tinh thần là gì? Hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

1/5 - (1 lượt bình chọn)

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM