Hiện nay, đa phần người Việt thường có thói quen khi có bệnh mới tìm đủ mọi cách để chạy vạy tứ phương vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ, vừa làm lãng phí sức khoẻ, và tiền bạc. Thay vào đó, tại sao chúng ta không chăm sóc sức khoẻ chủ động để có thể an tâm vui sống? Mời bạn đọc hãy tìm hiểu những thông tin hữu ích ở trong bài viết này!
Nội Dung Chính
- 1. Chăm sóc sức khoẻ chủ động là gì?
- 2. Tại sao mỗi người cần chăm sóc sức khoẻ chủ động?
- 3. Hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ chủ động
- 3.1. Thăm khám sức khoẻ định kỳ
- 3.2. Trang bị những kiến thức về sức khoẻ
- 3.3. Tập thể dục và vận động hợp lý
- 3.4. Uống đủ nước
- 3.5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh
- 3.6. Tắm nước ấm vào thời điểm trước khi đi ngủ
- 3.7. Vào lúc mệt mỏi, đừng uống cà phê
- 3.8 Khi uống thuốc sẽ không uống rượu
- 3.9. Đi ngủ đúng giờ và đủ giấc
- 3.10. Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ
- 3.11. Rửa sạch tay
- 3.12. Không nằm cạnh điện thoại khi đi ngủ
- 3.13. Chủ động tiêm chủng vacxin cho mình và những người thân yêu
- 3.14. Mỗi gia đình nên có 1 tủ thuốc riêng
- 3.15. Giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, hạnh phúc
1. Chăm sóc sức khoẻ chủ động là gì?
Chăm sóc sức khoẻ chủ động là xu hướng rất cần thiết, giúp tạo ra lá chắn để bảo vệ sức khoẻ toàn diện, mang đến hạnh phúc trọn vẹn cho mỗi người.
Theo đó, chăm sóc sức khoẻ chủ động là hành động thực hiện trước khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện của bệnh lý, thay vì chờ đợi cho đến khi cơ thể có những triệu chứng của bệnh tật, mỗi người chủ động xây dựng thói quen tốt nhằm cải thiện sức khoẻ của mình như tăng cường hệ miễn dịch, uống nhiều nước, thường xuyên tập thể dục, ăn nhiều rau củ quả, thăm khám sức khoẻ định kỳ, tầm soát ung thư và tiêm ngừa vaccine…
2. Tại sao mỗi người cần chăm sóc sức khoẻ chủ động?
Ở nước ta, mỗi năm có đến 73% những ca tử vong liên quan đến các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, bị huyết áp, ung thư… Nguyên nhân đều xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia, thói quen ăn mặn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, ăn ít rau xanh, thiếu các hoạt động thể chất… Đồng thời không có thói quen phòng ngừa bệnh tật.
Những con số “báo động” kể trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc chăm sóc sức khoẻ chủ động để phòng ngừa bệnh tật, tăng cường tuổi thọ cho người Việt.
Đối với mỗi cá nhân, việc chăm sóc sức khoẻ chủ động là biện pháp để an tâm vui sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngoài ra, một sức khoẻ tốt là nền tảng để chúng ta chinh phục những mục tiêu trong cuộc sống, cũng vì vậy mà ông bà ta thường khuyên dạy “Sức khoẻ là vàng”, có sức khoẻ là có tất cả. Dưới đây là những lợi ích khi chăm sóc sức khoẻ chủ động:
- Tạo ra một lá chắn toàn diện cho sức khoẻ
- Tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật
- Phát hiện sớm các loại bệnh tăng khả năng giữa trị và khỏi bệnh
- Giảm thiểu áp lực lên hệ thống y tế, tài chính cho gia đình
- Kéo dài tuổi thọ, giúp bạn sống khoẻ, từ đó có hạnh phúc trọn vẹn hơn.
3. Hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ chủ động
Ngay từ bây giờ, mỗi người nên hành động, thực hiện chăm sóc sức khoẻ chủ động để có tinh thần vui vẻ, lạc quan, cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, linh hoạt.
3.1. Thăm khám sức khoẻ định kỳ
Trong những biện pháp chăm sóc sức khoẻ chủ động, thăm khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần là cách để bạn nắm bắt tình trạng sức khoẻ, từ đó có những tác động xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro khi phát hiện bệnh hoặc khi bệnh đang ở giai đoạn nặng.
Điển hình như với căn bệnh ung thư, có 40% cơ hội có thể dự phòng, 30% có thể kéo dài sự sống và 30% có thể chữa khỏi khi phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, rất nhiều người bởi vì tiếc tiền không tham gia khám sức khoẻ định kỳ, khiến bệnh không phát hiện kịp thời, từ đó dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vậy nên hãy chăm sóc sức khoẻ chủ động bằng cách thăm khám định kỳ, theo dõi và phát hiện kịp thời những biến chứng nguy hiểm của sức khoẻ.
3.2. Trang bị những kiến thức về sức khoẻ
Việc tự trang bị kiến thức y tế sẽ giúp bạn có hiểu biết, kiến thức để chăm sóc và cải thiện cho sức khoẻ bản thân và gia đình. Ngoài những kiến thức tự tìm hiểu trên Internet, bạn có thể tham gia những khóa học chăm sóc sức khoẻ chủ động, mục đích là hướng đến việc cải thiện sức khoẻ và không dùng đến thuốc.
3.3. Tập thể dục và vận động hợp lý
Mỗi ngày, chỉ cần dành 30 phút để rèn luyện thể dục, thể thao là bạn đã có thể đạt hiệu quả tốt nhất trong việc tăng cường, chăm sóc sức khoẻ. Theo đó, bạn có thể lựa chọn thiền, yoga, đạp xe, đi bộ, chơi bóng chuyền… để vừa nâng cao thể chất, vừa giúp cơ thể thư giãn sau giờ làm việc, học tập mệt mỏi.
3.4. Uống đủ nước
Bạn nên uống khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tuần hoàn mạch máu và thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hoá hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung nước bằng những loại nước ép hoa quả, trà xanh. Để kiểm tra xem bạn đã uống đủ nước hay chưa, đó là xem màu nước tiểu, nếu nước tiểu màu vàng đục tức là cơ thể của bạn đang thiếu nước, ngược lại nước tiểu màu trắng thì cơ thể đang thừa nước rồi.
3.5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh
Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là kiểm soát những thực phẩm nạp vào cơ thể, theo đó nên tránh xa rượu, chất kích thích, những thực phẩm chế biến sẵn, không dùng quá nhiều muối, nhiều đường. Thay vào đó là ăn nhiều rau xanh, hoa quả mỗi ngày với thực đơn đa dạng, đủ lượng, đủ chất…
3.6. Tắm nước ấm vào thời điểm trước khi đi ngủ
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sciencedirect đã kết luận rằng: Thói quen tắm nước ấm từ một đến hai giờ và lý tưởng 90 phút trước khi đi ngủ ở trong nước có nhiệt độ từ 40 đến 43 độ C sẽ giúp mọi người có được chất lượng giấc ngủ tốt nhất, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ nhanh hơn bình thường khoảng 10 phút.
3.7. Vào lúc mệt mỏi, đừng uống cà phê
Khi đang mệt mỏi sẽ khiến cơ thể bạn tạo ra nhiều thụ thể Adenosine hơn, đây là chất hoá học có trong hệ thần kinh trung ương, giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ, thức của bạn. Tuy nhiên, cafein trong cà phê sẽ ngăn chặn não tiếp nhận những thụ thể Adenosine, nhưng ngược lại nó lại không ngăn chặn được các Adenosine sản sinh mới, do đó khi uống cà phê lúc mệt mỏi sẽ khiến bạn trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
3.8 Khi uống thuốc sẽ không uống rượu
Đây như một lời cảnh báo dành cho những ai đang có bệnh và phải sử dụng thuốc, bởi nguy hiểm là có thật, khi rượu tác động với một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng buồn nôn, đau đầu, buồn ngủ hay ngất xỉu… Sự kết hợp này là nguy cơ có thể khiến bạn bị chảy máu trong, gặp những vấn đề về tim, khó thở. Ngoài những nguy hiểm này, những thành phần của rượu còn làm cho thuốc kém hiệu quả, thậm chí là vô dụng hay khiến thuốc trở thành thành phần có hại cho cơ thể.
3.9. Đi ngủ đúng giờ và đủ giấc
Chắc hẳn bạn đã nghe trên báo đài thường xuyên nói về tầm quan trọng của giấc ngủ rồi phải không? Đúng vậy! Trong cuộc sống hối hả này, việc rèn luyện thói quen đi ngủ đúng giờ và đủ giấc tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại rất khó thực hiện, đặc biệt là đối với người trẻ tuổi.
Dù vậy, việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn ít bị đau ốm hơn, duy trì mức cân nặng hợp lý, giảm những nguy cơ mắc những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, tăng cường trí nhớ và nâng cao hiệu suất làm việc, học tập đấy!
3.10. Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ
Nghe thật lạ nhưng cách chăm sóc sức khoẻ chủ động này lại dựa trên một nghiên cứu của NiCole Keith – Tiến sĩ, Nhà Khoa học , Giáo sư tại Đại học Indiana. Theo đó, những người có nhà cửa sạch sẽ có xu hướng khoẻ mạnh hơn những người có nhà cửa bừa bộn hoặc bị lộn xộn.
3.11. Rửa sạch tay
Những bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể xuất phát từ lý do bàn tay bị ô nhiễm, những bệnh này bao gồm nhiễm trùng đường tiêu hoá, điển hình như bệnh salmonellosis, nhiễm trùng đường hô hấp (cảm lạnh, cúm, hay covid-19).
3.12. Không nằm cạnh điện thoại khi đi ngủ
Hãy chăm sóc sức khoẻ chủ động bằng việc để điện thoại tránh xa khỏi giường ngủ của bạn, bởi thiết bị này có thể gây rối loạn giấc ngủ của bạn một cách nghiêm trọng. Theo đó, điện thoại thông minh sẽ phát ra mức bức xạ cao gây sự cố hoặc mất cân bằng đồng hồ sinh học.
3.13. Chủ động tiêm chủng vacxin cho mình và những người thân yêu
Tiêm chủng vacxin là cách chăm sóc sức khoẻ chủ động vô cùng hữu hiệu. Vacxin sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể mà không làm chúng ta bị ốm. Do đó, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cũng được ngăn ngừa bằng cách đơn giản, hiệu quả.
3.14. Mỗi gia đình nên có 1 tủ thuốc riêng
Trước khi quyết định xây dựng tủ thuốc cho gia đình mình thì bạn cần trang bị những kiến thức về các bệnh thường gặp. Sau đó hãy tìm hiểu và lựa chọn loại thuốc quan trọng mà gia đình cần có như thuốc dị ứng, thuốc khử trùng, thuốc giảm đau, thuốc tiêu chảy, than hoạt tính, băng dính, gạc vô trùng…
3.15. Giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, hạnh phúc
Sức khỏe tinh thần sẽ ảnh hưởng đến những khía cạnh của cuộc sống, từ cách bạn cảm nhận về bản thân đến mối quan hệ với người khác và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn. Do đó việc giữ cho tâm trạng luôn luôn vui vẻ hạnh phúc hạnh phúc cũng giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, khỏe mạnh và tự tin.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách chăm sóc sức khoẻ chủ động mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Chúc bạn luôn vui khoẻ!
>>>Đọc thêm:
- Sức khoẻ là gì? Tầm quan trọng của sức khoẻ đối với cuộc sống và cách để luôn khỏe mạnh
- Top 10 app theo dõi sức khỏe ở trên điện thoại iOS, Android tốt nhất hiện nay
- Sức khỏe tinh thần là gì? Hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe tinh thần