Sống khỏe

Sự thay đổi nhịp tim là gì? Các cách theo dõi hiệu quả

CẬP NHẬT 25/10/2023 | BỞI Thúy Hằng

Tim là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Chúng ta còn sống khi trái tim còn nhịp đập. Vì vậy, sự thay đổi nhịp đập của trái tim có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Để hiểu rõ sự thay đổi nhịp tim là gì và làm sao để theo dõi sự thay đổi này bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi!

sự thay đổi nhịp tim
Tìm hiểu sự thay đổi nhịp tim là gì và các cách theo dõi

1. Sự thay đổi nhịp tim là gì?

Sự thay đổi nhịp tim hay còn gọi là chỉ số HRV – Heart Rate Variability chính là một yếu tố để bạn nhận biết được mức độ mệt mỏi, căng thẳng của cơ thể như thế nào bằng cách kiểm tra nhịp độ trong mỗi nhịp tim đập.

Nhịp tim của cơ thể sẽ chịu sự điều khiển chính từ hệ thần kinh tự chủ (ANS). Và hệ thần kinh tự chủ lại được hình thành bởi hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Hệ thần kinh tự chủ chính là cơ quan chịu trách nhiệm điều khiển các yếu tố vật lý trong cơ thể như thở, huyết áp, tiêu hóa,… 

Ở những trường hợp mà cơ thể cần thiết, hệ thần kinh giao cảm sẽ trở thành hệ thần kinh hoạt động chính. Nhưng trong các điều kiện bình thường thì hệ thần kinh giao cảm lại nhường vị trí cho hệ thần kinh phó giao cảm đảm nhận nhiệm vụ của mình. 

Nhịp tim của cơ thể trong điện tâm đồ sẽ được nhận biết thông qua các nhịp sóng PQRST. Khoảng R – R là khoảng cách giữa 2 nhịp R. Chỉ số HRV – sự thay đổi nhịp tim chính là biến trị sau khi tính toán giữa nhiều khoảng R – R. Lượng máu trung ương và khoảng R – R đều có thể bị thay đổi bởi tần số thở.

Hay có thể hiểu rằng, chỉ số HRV sẽ thay đổi dựa vào sự tương tác giữa hệ thần kinh giao cảm với hệ thần kinh phó giao cảm. Từ đó chúng ta sẽ biết cơ thể đang ở mức độ mệt mỏi, stress như thế nào, có nghiêm trọng hay không.

Làm sao để theo dõi chỉ số HRV
Nhịp tim của cơ thể trong điện tâm đồ sẽ được nhận biết thông qua các nhịp sóng PQRST.

2. Làm sao để theo dõi chỉ số HRV? 

Sau khi đã biết sự thay đổi nhịp tim (HRV) là gì và tầm quan trọng của nó thì nhiều người thắc mắc cách để theo dõi chỉ số này. Hiện nay có 2 cách để đo được chỉ số HRV, đó là:

  • Đo theo miền thời gian: Với phương pháp này cần sử dụng toán học để có thể tính toán được chính xác sự thay đổi giữa các khoảng R – R
  • Đo theo tần số: Để xác định chỉ số HRV theo phương pháp này sẽ dựa trên phương thức chuyển hóa Fourier. Cụ thể, cần xét tới sự khác biệt về tần số giữa hệ thần kinh giao cảm với hệ thần kinh phó giao cảm

Trên thị trường đã có khá nhiều thiết bị đo sự thay đổi nhịp tim (HRV) có tính chính xác cao. Ví dụ như sản phẩm đeo của Garmin. Đây là một loại đồng hồ chuyên biệt, có thể liên tục cập nhật và phân tích các dữ liệu về chỉ số HRV, từ đó giúp bạn có thể tự xây dựng kế hoạch luyện tập và chăm sóc cơ thể tốt nhất.

Ngoài ra, Apple Watch cũng có ứng dụng đo sự thay đổi nhịp tim – Heart Rate Variability cũng rất chính xác và dễ sử dụng. Những thiết bị theo dõi chỉ số HRV sẽ cho bạn biết tình hình sức khỏe của mình và cơ thể có đang chịu quá nhiều áp lực hay không.

3. Chỉ số HRV bao nhiêu là tốt?

Như đã nói, chỉ số HRV phản ánh khá chính xác về tình trạng sức khỏe và tâm lý của bạn. Nhưng cụ thể chỉ số này ở mức bao nhiêu được coi là an toàn, tốt với cơ thể?

Chỉ số HRV bao nhiêu là tốt
Chỉ số HRV phản ánh khá chính xác về tình trạng sức khỏe và tâm lý của bạn

Theo các chuyên gia về sức khỏe thì nếu chỉ số HRV nằm trong khoảng > 100ms là lý tưởng nhất. Nhưng nếu chỉ số này tăng lên, vào khoảng 50 – 100ms thì bạn nên cẩn thận vì đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề. Và nếu chỉ số này chỉ ở mức 0 – 50ms cho thấy sức khỏe của bạn không hề tốt. Tuy nhiên, cụ thể chỉ số HRV như thế nào, tốt hay không vẫn phải phụ thuộc cụ thể vào từng trường hợp.

4. Ứng dụng thực tế của sự thay đổi nhịp tim (HRV) là gì? 

Ứng dụng của chỉ số HRV hiện nay rất đa dạng và có ý nghĩa lớn lao trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, cụ thể:

4.1. Nhận biết bệnh tim

Hiện nay chỉ số về sự thay đổi nhịp tim HRV đã được công nhận là một yếu tố giúp nhận biết các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sử dụng chỉ số này để tiên lượng các ca phẫu thuật tim.

Ứng dụng thực tế của sự thay đổi nhịp tim giúp nhận biết bệnh tim
Sự thay đổi nhịp tim (HRV) giúp nhận biết bệnh tim mạch

4.2. Theo dõi mức độ stress

Như đã nói trong phần 1 – Sự thay đổi nhịp tim (HRV) là gì thì chỉ số này phản ánh mức độ stress của cơ thể. Do đó, người ta còn đo sự thay đổi của nhịp tim để đánh giá trạng thái sức khỏe tinh thần của mỗi người.

Liệu rằng tình trạng stress của mỗi người có nghiêm trọng hay không. Ngoài đánh giá mức độ stress trong đời thường thì cũng có thể dựa vào chỉ số này để đánh giá mức độ stress sau các buổi tập huấn 

4.3. Điều chỉnh cường độ luyện tập

Tim của chúng ta sẽ có xu hướng đập nhanh hơn nếu như hệ thần kinh giao cảm hoạt động như hệ thần kinh chính. Nhưng nếu hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động như hệ thần kinh chính thì nhịp tim đập sẽ chậm hơn. Đây chính là lý do mà chỉ số HRV thấp hơn bình thường lại khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng áp lực. 

Trước khi đi ngủ và sau khi vừa thức dậy bạn cũng có thể thấy chỉ số HRV cao hơn so với khi vừa tập thể dục. Đây là minh chứng rằng khi tập cơ thể khi chịu 1 lượng lực tác động nhất định, ví dụ như khi tập thể dục, cường độ bài tập thay đổi sẽ làm thay đổi chỉ số HRV. Cường độ luyện tập càng lớn thì chỉ số HRV sẽ càng thấp. 

Ứng dụng thực tế của sự thay đổi nhịp tim giúp điều chỉnh cường độ tập luyện
Dựa vào chỉ số HRV để điều chỉnh cường độ tập luyện hợp lý hơn

Trong khi đó, chỉ số HRV cao trên 100ms mới được coi là tốt cho cơ thể. Vì vậy, nếu tập luyện quá mức, khiến chỉ số HRV xuống dưới mức cho phép thì cơ thể có thể sẽ gặp phải tai nạn và gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, hãy có thể dựa vào chỉ số HRV để điều chỉnh cường độ tập luyện hợp lý để tránh gây ảnh hưởng tới cơ thể.

4.4. Thể hiện mức độ kết nối giữa các cơ quan trong cơ thể

Ngoài ra, sự thay đổi nhịp tim HRV còn cho thấy mức độ kết nối giữa các cơ quan trong cơ thể như thế nào. Nếu để ý bạn sẽ dễ dàng nhận thấy nhịp tim của mình tăng nhanh hơn bình thường khi cơ thể hấp thụ caffeine. Đó có thể là do cơ thể đã hấp thụ nhiều caffeine hoặc là do cơ thể còn chưa hồi phục hoàn toàn từ lần tập luyện trước đó.

XEM THÊM:

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp rõ thắng mắc sự thay đổi nhịp tim (HRV) là gì. Qua bài viết này có thể thấy chỉ số HRV đóng vai trò rất quan trọng và nó cũng có nhiều ứng dụng. Các ứng dụng này đều nhằm mục đích giúp chăm sóc cơ thể, sức khỏe tốt hơn. Để đo và kiểm tra sự thay đổi nhịp tim của mình bạn có thể chủ động trang bị cho mình Apple Watch hoặc sản phẩm đeo của Garmin.

Bài viết liên quan:

Thúy Hằng
Thúy Hằng