Khi nào chườm nóng và khi nào chườm lạnh: đâu là giải pháp tối ưu nhất?

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Chườm nóng và chườm lạnh là hai phương pháp trị liệu, hỗ trợ điều trị hiệu quả đối với nhiều trường hợp bệnh lý. Cả hai liệu pháp này được sử dụng khi điều trị chấn thương và viêm khớp. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rõ khi nào chườm nóng và khi nào chườm lạnh để lựa chọn phương án tốt nhất trong mỗi tình huống. Việc chườm sai phương pháp có thể khiến bệnh tình càng thêm nặng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của chườm nóng và chườm lạnh đối với mỗi tình huống khác nhau.

phân biệt chườm nóng và chườm lạnh
Người bệnh cần hiểu rõ khi nào chườm nóng và khi nào chườm lạnh để lựa chọn phương pháp tối ưu, chính xác nhất

1. Chườm nóng và chườm lạnh khác nhau thế nào?

Khi gặp phải một số vết thương, nhiều người không lựa chọn đến ngay bệnh viện để chữa trị. Thay vào đó, họ sẽ tìm một số phương pháp dễ thực hiện tại nhà, làm thuyên giảm cơn đau tạm thời. Chườm nóng và chườm lạnh chính là cách điều trị đơn giản và được nhiều người biết đến nhất.

1.1. Chườm nóng là gì?

Chườm nóng là một phương pháp áp dụng nguyên lý truyền nhiệt, làm nóng một vị trí trên cơ thể. Mục đích của chườm nóng là góp phần làm giãn mạch máu, đào thải axit lactic, giảm sự đau mỏi cơ. 

Có hai cách chườm nóng được sử dụng phổ biến là chườm nóng ướt và chườm nóng khô. Đối với chườm nóng ướt, người bệnh sẽ ngâm vị trí đau trong nước nóng, có nhiệt độ từ 33 – 37,7 độ C. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng một loại khăn bông mềm, ngâm trong nước nóng 40 – 50 độ C, rồi vắt khô và đắp lên vị trí bị đau. Nếu làm theo cách này, bạn nên thay khăn thường xuyên để đảm bảo độ ấm.

Chườm nóng khô được thực hiện đơn giản hơn. Bạn có thể mua những loại túi chườm nóng chuyên dụng, hoặc đơn giản là sử dụng một chai nước nóng để chườm vào chỗ đau. Thực hiện  lần/ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

tìm hiểu chườm nóng là gì
Sử dụng túi chườm chuyên dụng sẽ dễ dàng hơn khi chọn phương pháp chườm nóng, tránh để da bị bỏng vì tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao

1.2. Chườm lạnh là gì?

Trái ngược với chườm nóng, chườm lạnh là dùng hơi lạnh trực tiếp hoặc gián tiếp để tác động đến vết thương. Phương pháp này sẽ làm tê liệt chấn thương, khiến các mạch máu co lại, sự lưu thông của máu giảm. Bên cạnh đó, hơi lạnh sẽ kiểm soát viêm, sưng và giảm đau tạm thời. Hãy tưởng tượng khi có luồng hơi lạnh đột ngột ập đến trên bề mặt vết thương, tạo cảm giác tê liệt thì cơn đau chắc chắn sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Cách chườm lạnh phổ biến nhất là sử dụng những túi gel lạnh chuyên dụng hay túi nước đá, chườm lên vết thương. Bạn có thể đặt một chiếc khăn vào tủ lạnh trong thời gian 15 phút, để chúng trở nên ẩm và có hơi lạnh để sử dụng. 

Chườm lạnh nên được lặp lại thường xuyên, từ 4-6 giờ/lần. Để vết thương có thể ổn định hơn, hãy duy trì phương pháp này trong 2 đến 3 ngày liên tục.

2. Khi nào chườm nóng và khi nào chườm lạnh?

Chườm nóng và chườm lạnh đều sẽ mang đến những hiệu quả nhất định trong việc điều trị chấn thương. Tuy nhiên, người bệnh cần nắm rõ khi nào chườm nóng và khi nào chườm lạnh để tránh gây ra những hậu quả không đáng có. 

2.1. Chườm nóng như thế nào là đúng cách?

Chườm nóng là phương pháp dễ thực hiện, người bệnh hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Chườm nóng sẽ được áp dụng trên những vết thương mãn tính. Chúng có thể là căng cơ, viêm gân, đau thắt lưng, đau cơ, đau vai hay cánh tay, đau thần kinh tọa. Những bệnh lý này sẽ khiến cơ bị cứng. 

Khi truyền nhiệt nóng đến những vị trí đau này sẽ giúp các cơ được thư giãn, để máu lưu thông đến khớp hoặc cơ. Quá trình tăng bơm máu tới vùng bị thương sẽ giúp tăng tuần hoàn trao đổi chất, từ đó giảm đau hiệu quả. Chườm nóng là liệu pháp điều trị hiệu quả nếu chấn thương do căng cơ gây ra.

tìm hiểu chườm lạnh là gì
Chườm nóng là một phương pháp giảm đau hiệu quả đối với chấn thương do căng cơ dây ra

Trong quá trình chườm nóng, người bệnh cần lưu ý đến nhiệt độ phù hợp, tránh gây bỏng da. Nếu chườm nóng ướt, nhiệt độ lý tưởng nên ở mức 33 – 37,7 độ C. Để an toàn nhất, người bệnh nên sử dụng các túi chườm y khoa chuyên dụng, túi nén nóng… có tác dụng giữ nhiệt tốt. Lưu ý, mức nhiệt luôn vừa phải, không được tạo cảm giác khó chịu, đổ mồ hôi.

Trong trường hợp người bệnh có vết thương cấp tính, không nên sử dụng chườm nóng. Phương pháp này cũng không áp dụng với vết thương bị sưng tấy, vết thương hở. Khi đi ngủ, người bệnh cũng không được chườm nóng, vì dễ dẫn đến tình trạng da tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu sẽ bị nóng rát.

2.2 Chườm lạnh như thế nào là đúng cách?

Khác với chườm nóng, chườm lạnh được sử dụng khi điều trị các vết thương cấp tính, mới xảy ra. Tác dụng chính của chườm lạnh là giảm đau, sưng và viêm. Ngay sau khi bị chấn thương, người bệnh có thể chườm ngay một túi nước đá, ngăn chặn việc sưng tấy và co thắt cơ. Chườm lạnh sẽ có hiệu quả nhất khi áp dụng trong vòng 48 giờ sau chấn thương. Vượt qua ngưỡng thời gian này, việc chườm lạnh sẽ không thể mang đến hiệu quả mong muốn. Khi đó, bạn cần thay đổi phương pháp để vết thương sớm hồi phục.

Để chườm lạnh đúng cách, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc. Đầu tiên, không dùng đá lạnh trực tiếp tác động lên vết thương. Thay vào đó, hãy dùng một chiếc khăn bông bọc viên đá lại hoặc bỏ đá vào túi chườm. Thứ hai là tránh để túi chườm ở một vị trí lâu, dẫn đến việc bị tê cứng. Hãy liên tục di chuyển túi chườm xung quanh vết thương.

Bạn sẽ thấy phương pháp chườm lạnh được nhiều các vận động viên thể thao sử dụng. Trong quá trình luyện tập hoặc thi đấu, họ thường dễ gặp phải những sự cố gây ra vết thương trên cơ thể. Chườm lạnh càng sớm sẽ càng ít để lại những di chứng nặng.

cách chườm lạnh như thế nào
Khi chườm lạnh, bạn không nên để trực tiếp viên đá lên vết thương mà sử dụng túi hoặc khăn để bọc viên đá

2.3. Chườm lạnh và chườm nóng có thể áp dụng luân phiên

Khi nào chườm nóng và khi nào chườm lạnh thường được phân biệt rõ ràng để tránh gây ra những tác hại không mong muốn. Tuy nhiên, với một số vết thương mãn tính không bị sưng và viên đau nặng, người bệnh có thể áp dụng cả hai cách. Đây được gọi là liệu pháp tương phản.

Nếu chọn phương pháp này, người bệnh nên chườm lạnh và chườm nóng một cách luân phiên trong ngày. Bạn cũng cần lưu ý chườm lạnh trong vòng 48 giờ đối với vết thương cấp tính. Sau khoảng thời gian này, có thể chườm nóng để giúp tan lượng máu.

cách chườm nóng và chườm lạnh
Trong một số trường hợp, chườm nóng và chườm lạnh có thể được áp dụng một cách luân phiên với nhau để mang đến hiệu quả tốt nhất

Khi nào chườm nóng và khi nào chườm lạnh cần được xác định một cách rõ ràng. Mỗi liệu pháp điều trị thích hợp với những vết thương khác nhau. Nói tóm lại, dù chườm nóng hay chườm lạnh thì tác dụng cuối cùng là giảm đau, giảm sưng viêm tạm thời. Hai cách điều trị này không điều trị vết thương tận gốc.

>>> Mời bạn đọc: 

Do đó, sau khi cơn đau bởi chấn thương được xoa dịu, người bệnh cần đi khám ngay để kiểm tra một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, hãy lắng nghe cơ thể của mình thường xuyên, hiểu rõ tình trạng của vết thương. Bạn không nên quá lạm dụng vào phương pháp chườm lạnh hay chườm nóng mà bỏ qua việc điều trị chuyên sâu.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM