Ba cách phân biệt gỗ tần bì và gỗ sồi đơn giản nhất

CẬP NHẬT 14/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Trong thế giới đa dạng của nguyên vật liệu xây dựng và nội thất, gỗ rất được ưa chuộng bởi sở hữu vẻ đẹp tự nhiên và độ bền cao. Trong đó, gỗ tần bì và gỗ sồi là những lựa chọn phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa biết cách phân biệt giữa chúng. Nếu bạn cũng đang gặp trường hợp tương tự như vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vua Nệm ngay nhé!

1. Tìm hiểu về gỗ tần bì

1.1. Gỗ tần bì là gỗ gì?

Gỗ tần bì hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là “Ash wood”. Đây là một loại gỗ được làm từ cây tần bì, có tên khoa học là Fraxinus spp. Gỗ tần bì có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, trang trí nội thất và xây dựng do có đặc tính vừa chắc chắn vừa dễ xử lý. Chất lượng của gỗ tần bì thường được đánh giá cao với vân gỗ đẹp và màu sắc tự nhiên hấp dẫn, tùy thuộc vào loại cây và điều kiện môi trường nơi nó phát triển.

Cây tần bì phổ biến ở các vùng đất trũng dọc theo đồng bằng duyên hải của các nước châu Âu, châu Mỹ. Mặt khác, nó cũng phát triển nhiều ở các khu rừng nước Nga. Những vùng đất có khí hậu lạnh thường được coi là lý tưởng cho sự phát triển của cây tần bì. Điều này là do khi thời tiết trở nên lạnh hơn, chất lượng và vân gỗ của nó thường cao và đẹp hơn.

gỗ tần bì là gì
Gỗ tần bì hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là “Ash wood”

1.2. Ưu điểm của gỗ tần bì

Gỗ tần bì là một lựa chọn phổ biến trong lĩnh vực trang trí nội thất. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của loại gỗ này:

  • Gỗ tần bì khi lớn lên sẽ có chiều cao và đường kính khá lớn, tạo nên những tấm gỗ đồng nhất và chắc chắn. Điều này làm cho sản phẩm nội thất từ gỗ tần bì trở nên rất cứng cáp và có khả năng chống va đập tốt.
  • Sản phẩm từ gỗ tần bì thường có khả năng chống ẩm và mối mọt tốt, giúp chúng giữ được hình dáng và chất lượng qua thời gian.
  • Gỗ tần bì có độ dai cùng độ đàn hồi tốt nên có thể dễ dàng uốn dẻo và tạo hình, cũng như dễ bám sơn và chịu máy.
  • Gỗ tần bì mang lại vẻ đẹp sang trọng và độc đáo với đa dạng màu sắc và đường vân, phản ánh trong từng sản phẩm nội thất.

1.3. Nhược điểm của gỗ tần bì

Ngoài những ưu điểm nổi bật đã được đề cập, nội thất từ gỗ tần bì cũng đối mặt với một số hạn chế như:

  • Mặc dù gỗ tần bì có độ cứng cao, nhưng khi được dát mỏng, nó vẫn có khả năng bị thấm nước và bị xâm nhập bởi mối mọt, yêu cầu quá trình bảo quản cẩn thận khi sử dụng.
  • Sử dụng chất bảo quản chống mối mọt có thể làm mất màu sắc tự nhiên của sản phẩm.
  • Nếu không được xử lý và sấy khô đúng cách, nội thất tần bì có thể nhanh chóng bị xuống cấp.
  • Tần bì không phải là loại gỗ hiếm. Do đó, sản phẩm nội thất làm từ loại gỗ này sau khi sử dụng không đạt được giá trị kinh tế cao.
nhược điểm gỗ tần bì
Tần bì không phải là loại gỗ hiếm ở trên thị trường

2. Tìm hiểu về gỗ sồi

2.1. Gỗ sồi là gỗ gì?

Gỗ sồi hay còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là “Oak Wood”. Đây là một loại gỗ cứng phổ biến được nhập khẩu từ các quốc gia châu Âu như Thụy Điển, Anh, Nga, hay Mỹ. Mặc dù có người nghĩ rằng “sồi” hay “Oak” chỉ là tên của một loại cây, nhưng thực tế đây là tên chung cho khoảng 400 loại cây cung cấp gỗ trong khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ.

Gỗ sồi thích hợp với nhiều loại khí hậu, từ ôn đới lạnh đến nhiệt đới. Do đó, nó được trồng rộng rãi ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu và Bắc Phi. 

gỗ sồi là gỗ gì
Gỗ sồi hay còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là “Oak Wood”

2.2. Ưu điểm

Gỗ sồi có nhiều đặc điểm nổi bật như:

  • Do cây sồi có thể thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên gỗ sồi tự nhiên thường có khả năng chống chịu tốt khi môi trường sống thay đổi liên tục.
  • Trọng lượng nhẹ của gỗ sồi làm cho nó lý tưởng để thi công các nội thất treo và chi tiết ốp tường mà không gây áp lực lớn.
  • Kết cấu đặc của gỗ sồi mang lại độ bền cao, giúp đồ nội thất từ gỗ sồi có giá trị sử dụng lâu dài.
  • Bề mặt mịn, màu sắc tươi sáng và vân gỗ đều đẹp làm cho nội thất từ gỗ sồi tự nhiên trở nên hấp dẫn.
  • Gỗ sồi giàu tanin nên có khả năng chống mối mọt cao
  • Nội thất làm từ gỗ sồi già thường có khả năng chịu va đập, chống lực nén và chịu vặn xoắn tương đối tốt.
  • Gỗ sồi không quá cứng, giúp dễ dàng trong quá trình gia công và bắt vít để sản xuất các sản phẩm nội thất độc đáo.

2.3. Nhược điểm

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nhưng gỗ sồi cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Nếu không thực hiện quy trình sản xuất đúng cách, nội thất từ gỗ sồi có thể phát sinh vấn đề như cong vênh hoặc nứt gãy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. 
  • Gỗ sồi tự nhiên có tính chất chống thấm nước kém nên rất dễ bị giãn nở. Đặc biệt khi lắp đặt nó ở các khu vực có độ ẩm và nhiệt độ cao.
nhược điểm của gỗ sồi
Gỗ sồi tự nhiên có tính chất chống thấm nước kém nên rất dễ bị giãn nở

3. Cách phân biệt gỗ tần bì và gỗ sồi

Trên thị trường hiện nay, gỗ sồi thường được phân chia thành hai loại phổ biến gồm: gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ. Gỗ sồi trắng có màu sắc tương đồng và gần giống với gỗ tần bì, trong khi gỗ sồi đỏ có màu sắc đậm hơn. Tuy nhiên, hiện nay, khi đã qua xử lý, cả hai loại gỗ này thường được đánh bóng và phủ vecni, làm cho việc nhận biết chỉ dựa vào màu sắc trở nên khó khăn. Để phân biệt, chúng ta cần tập trung vào 3 yếu tố như sau:

3.1. Dựa vào vân gỗ

Đây là một đặc điểm dễ nhận biết giữa gỗ tần bì và gỗ sồi. Gỗ tần bì thường có hình dạng elip đồng tâm, trong khi gỗ sồi có đường vân hình núi.

cách phân biệt gỗ tần bì và gỗ sồi
Gỗ sồi có đường vân hình núi rất dễ nhận biết

3.3. Dựa vào tôm gỗ

Tôm gỗ là những ống nhỏ lăn tăn, có kích thước rất nhỏ và xuất hiện trên bề mặt gỗ. Để phân biệt giữa gỗ sồi và gỗ tần bì, ta có thể quan sát sự xuất hiện của tôm gỗ. Bề mặt của gỗ sồi thường có nhiều tôm gỗ nhỏ, trong khi trên bề mặt của gỗ tần bì không có sự xuất hiện của tôm gỗ nào.

3.4. Dựa vào tính chất vật lý

Ngoài những đặc điểm dễ quan sát bằng mắt thường, gỗ tần bì và gỗ sồi cũng có những tính chất vật lý khác nhau. Gỗ tần bì có khả năng uốn cong dễ dàng hơn so với gỗ sồi, đồng thời dễ đóng đinh vít, làm cho quá trình thi công trở nên đơn giản hơn. Gỗ tần bì cũng có khả năng chịu lực nén và kháng mối mọt tốt, rất phù hợp cho việc sử dụng làm bàn gỗ.

3.5. Dựa vào giá thành

Về cơ bản thì hai loại gỗ này không có sự khác biệt quá lớn về giá trị kinh tế, mức giá của chúng gần như ngang nhau. Tuy nhiên, nói về độ chênh lệch, trên thị trường hiện nay giá của gỗ tần bì thấp hơn gỗ sồi. Nhưng sự cao thấp không khác nhau lắm, từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng.

Phụ thuộc vào sở thích của từng người mà chọn loại gỗ thích hợp. Một số người thích vân gỗ tự nhiên, rõ và đẹp thì nên chọn gỗ tần bì. Ngược lại, nếu không thích quá nhiều vân gỗ và muốn nội thất có khả năng chống mối mọt tốt thì hãy chọn gỗ sồi.

so sánh gỗ tần bì và gỗ sồi
Trên thị trường hiện nay, giá của gỗ tần bì thấp hơn gỗ sồi

3.6. Dựa vào tính ứng dụng

Cả gỗ tần bì và gỗ sồi đều là những nguyên liệu phổ biến được áp dụng rộng rãi trong ngành sản xuất nội thất. Trong đó, gỗ tần bì thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm như ván sàn, tủ, bàn ghế và đồ chơi trang trí. 

Mặt khác, gỗ sồi được ưa chuộng trong các ứng dụng nội thất cao cấp như làm bậc cầu thang, sàn nhà, cửa, đồ nội thất hay ngoại thất. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

Cả gỗ tần bì và gỗ sồi đều là những nguyên liệu phổ biến trong ngành sản xuất nội thất
Cả gỗ tần bì và gỗ sồi đều là những nguyên liệu phổ biến trong ngành sản xuất nội thất

4. Gỗ tần bì và gỗ sồi cái nào tốt hơn?

Cả gỗ sồi và gỗ tần bì đều là những loại gỗ tự nhiên có công dụng nổi bật. Chúng có giá trị kinh tế tương đương và giá cả gần như nhau. Đặc biệt, cả hai loại gỗ đều có đặc điểm mềm, nhẹ giúp việc sản xuất và đóng đồ nội thất trở nên thuận lợi. 

Tuy nhiên, nếu bạn ưa chuộng nội thất với vân gỗ tự nhiên đẹp mắt và rõ nét, gỗ tần bì là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn không muốn thấy nhiều thớ hoặc muốn sử dụng sơn phẳng thì nên chọn gỗ sồi vì nó có khả năng chống mối mọt xuất sắc.

>>> Đọc thêm: 

So sánh gỗ sồi và gỗ xoan đào: Loại gỗ nào tốt hơn? Ứng dụng của từng loại gỗ?

So sánh gỗ tần bì và gỗ sồi Nga – Loại nào tốt và bền hơn?

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách phân biệt gỗ tần bì và gỗ sồi mà Vua Nệm muốn chia sẻ đến bạn. Hãy nhớ rằng, mỗi loại gỗ đều mang đến những đặc tính riêng biệt và sự lựa chọn của bạn nên dựa trên mục đích sử dụng, ngôi nhà hoặc không gian nội thất bạn đang thiết kế. 

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM