Giữa sàn nhựa và sàn gỗ nên lát loại sàn nào là tốt nhất?

CẬP NHẬT 14/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Để hoàn thiện ngôi nhà, sàn nhựa và sàn gỗ là hai loại sàn được nhiều gia chủ cân nhắc. Bởi lẽ, mỗi loại sở hữu những ưu điểm riêng cũng như phù hợp với từng mục đích sử dụng. Vậy giữa hai loại sàn này có gì khác nhau? Sàn nào tốt hơn? Vua Nệm sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn đọc trong bài viết dưới đây! 

1. Thế nào là sàn nhựa giả gỗ?

Sàn nhựa giả gỗ là vật liệu có cấu tạo bao gồm những bột nhựa PVC nguyên sinh, bột đá canxi cacbonat cùng những chất phụ gia khác. Đây được biết đến là giải pháp để khắc phục những hạn chế xuất hiện trên sàn gỗ truyền thống. Cụ thể, sàn nhựa giả gỗ được trang bị khả năng chống thấm, chống chịu lực và chống mối mọt cực kỳ hoàn hảo.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại sàn nhựa giả gỗ đa dạng chẳng hạn như sàn nhựa dán keo, sàn nhựa giả gỗ hèm khóa, sàn nhựa giả gỗ tự dán,… Những loại sàn này đều có chất lượng tốt, độ thẩm mỹ cao và đáp ứng những nhu cầu lát sàn ở văn phòng hay công trình dân dụng,… 

so sánh sàn nhựa và sàn gỗ
Sàn nhựa giả gỗ được tạo ra nhằm khắc phục những hạn chế trên sàn gỗ truyền thống

2. Bảng so sánh sàn nhựa và sàn gỗ theo nhiều tiêu chí

Để bạn đọc có sự lựa chọn đúng đắn hơn giữa sàn nhựa và sàn gỗ, dưới đây là bảng so sánh chi tiết theo nhiều tiêu chí.

Tiêu chí đánh giá

Sàn gỗ công nghiệp

Sàn nhựa giả gỗ

Tính thẩm mỹ     

Có độ thẩm mỹ chân thực, sắc nét nhờ ứng dụng công nghệ in 3D.  Độ thẩm mỹ đa dạng với nhiều mẫu mã bề mặt như Melamine, Laminate,…

Độ bền

Độ bền trung bình khoảng 20 – 30 năm. Độ bền trung bình tầm 15 năm.

Khả năng chịu nước

Khả năng chịu nước tốt và có thể phục hồi trên 90%. Khả năng chịu nước 100%.

Chất lượng

Chất lượng cốt gỗ bền, dày, đi êm chân, hạn chế tiếng ồn khi di chuyển. Chất lượng bền bỉ, tuy nhiên lớp lõi nhựa lại khá mỏng nên khi di chuyển có cảm giác không chắc chắn, êm chân bằng sàn công nghiệp.

Tính an toàn

Đạt chứng nhận E1 an toàn với sức khỏe, không gây hại cho người tiếp xúc.  Không chứa những chất độc hại với cơ thể, không gây kích ứng.

Khả năng chống mài mòn

Khả năng chống mài mòn tốt.

Thi công lắp đặt

Thi công lắp đặt đơn giản.

Giá thành sản phẩm

Giá cao hơn sàn nhựa.

Giá rẻ hơn.

Vệ sinh, bảo dưỡng

Dễ vệ sinh bảo dưỡng, tuy nhiên không thể vệ sinh trực tiếp bằng nước. 

Vệ sinh đơn giản và có thể vệ sinh trực tiếp bằng nước.

3. Ưu, nhược điểm của sàn gỗ

Sau khi đã lập bảng so sánh tổng quát sàn nhựa và sàn gỗ, bạn đọc hãy cùng tham khảo ưu nhược điểm của từng loại sàn. Dưới đây là tổng hợp những ưu, nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp.

3.1. Ưu điểm

Hầu hết những loại ván lót sàn công nghiệp đều trải qua quy trình sản xuất công nghệ cao trên dây chuyền hiện đại. Nhờ thế, sàn gỗ sẽ đem lại những ưu điểm có giá trị tương xứng:

  • Là loại sàn bền chắc, có chất lượng cốt gỗ tốt, chịu được trước va đập nhờ cấu tạo bột gỗ siêu mịn đã qua nén ép dưới áp lực cao.
  • Đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ gần giống với gỗ tự nhiên. Những đường vân trên gỗ công nghiệp được in sắc nét, bề mặt dập nổi có chiều sâu tạo cảm giác cực kỳ chân thực.
  • Có tuổi thọ bền bỉ, lên đến 30 năm nếu được bảo quản tốt. 
  • Bột gỗ siêu mịn trong cấu tạo giữ cho không có khoảng trống để nước thấm vào. Đó cũng là lý do sàn gỗ công nghiệp chịu nước tốt hơn so với sàn gỗ tự nhiên, cụ thể là trên 24 giờ.
  • Bề mặt được sơn UV với khả năng chống tia cực tím từ mặt trời, nhờ thế hạn chế phai màu hiệu quả.
sàn gỗ và sàn nhựa
Sàn gỗ có tuổi thọ vô cùng bền bỉ và chất lượng cao

3.2. Nhược điểm

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm những sàn gỗ công nghiệp vẫn tồn tại một vài hạn chế sau:

  • Không chống chịu được nước hoàn toàn nên nếu bị ngập trong thời gian dài, sàn gỗ công nghiệp vẫn có thể bị cong vênh, trương nở.
  • Chỉ lắp đặt được ở những nơi khô ráo, không thể lắp ở ban công, nhà tắm hay khu vực ngoài trời.
  • So với sàn nhựa giả gỗ thì sàn gỗ công nghiệp có giá thành cao hơn. 

4. Ưu, nhược điểm sàn nhựa giả gỗ

Sàn nhựa giả gỗ hiện nay cũng được nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên trước khi quyết định có nên lát sàn nhựa hay không, bạn hãy cùng phân tích ưu nhược điểm của nó.

4.1. Ưu điểm

Sàn nhựa giả vân gỗ vì ra đời sau sàn gỗ nên được kế thừa những ưu điểm của nó, cụ thể:

  • Sàn nhựa vân gỗ có kết cấu 100% là nhựa Vinyl, do đó hoàn toàn chịu được nước. Vậy nên nó có thể lắp đặt ở những nơi có độ ẩm cao như bếp, nhà tắm,… 
  • Chống được hoàn toàn mối mọt, không lo mục rữa dù cho có sử dụng suốt thời gian dài. 
  • Có giá khá rẻ trên thị trường nên đáp ứng được hầu hết mọi tầng lớp khách hàng.
  • Có đa dạng mẫu mã để người mua thỏa sức lựa chọn. 
sàn nhựa và sàn gỗ loại nào tốt
Sàn nhựa giả gỗ không lo bị mối mọt hay mục rữa

4.2. Nhược điểm

Vì là dòng sàn giá rẻ nên một số tiêu chí chất lượng của sàn nhựa sẽ bị cắt giảm để tối ưu chi phí sản xuất. Do đó, không thể không tránh khỏi những hạn chế sau đây:

  • Vì độ dày thấp hơn sàn gỗ nên độ bền cũng như khả năng chịu lực cũng sẽ kém hơn. Nếu lót loại sàn này, bạn nên hạn chế kê hay di chuyển những món đồ quá nặng.
  • Lớp giấy trang trí có màu sắc và độ tinh tế không cao. Khi tiếp xúc với ánh sáng lâu ngày sẽ nhanh bị phai màu.
  • Vì sàn mỏng nhẹ nên dễ bị gãy ván nếu không được lắp đặt cẩn thận. 

5. Nên lựa chọn lắp đặt sàn nhựa hay sàn gỗ?

Hiện nay, đại đa số nhà ở dân dụng đều sử dụng sàn gỗ vì đem đến cảm giác ấm cúng, sang trọng. Mặt khác, chất liệu gỗ cũng khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên thân thiện hơn. Hiện nay, loại sàn này được lắp đặt phổ biến ở những khu vực như phòng ngủ, phòng khách hay cũng có thể là ở khu bếp với khả năng chịu nước tốt của những sàn gỗ cao cấp.

Trong khi đó, sàn nhựa thường được dùng ở những khu vực công cộng chẳng hạn như văn phòng, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,… Loại sàn này ít được sử dụng hơn ở những nhà dân dụng, chỉ chủ yếu lót ở khu bếp, lối đi ngoài sân, tầng hầm, những khu vực có độ ẩm cao,… Nếu lắp đặt sàn nhựa dán keo ở khu vực không nhiều cũng không đảm bảo vì thực tế, giữa những tấm sàn nhựa thường bị vênh mép, bong keo. Do đó, nếu khu vực muốn lắp đặt có độ ẩm cao thì bạn nên ưu tiên loại sàn nhựa hèm khóa. 

sàn nhựa với sàn gỗ loại nào tốt
Tùy vào mục đích sử dụng để chọn sàn nhựa và sàn gỗ

Xét về giá cả, sàn nhựa và sàn gỗ đều cung cấp dòng bình dân và cao cấp. Độ dày của sàn nhựa dao động từ 2 – 5mm, còn độ dày của sàn gỗ công nghiệp lần lượt là 8mm, 10mm và 12mm. Sàn nhựa 2 – 3mm có giá tương đương với sàn gỗ giá rẻ 8mm. Còn sàn nhựa cao cấp thì có giá ngang với sàn gỗ loại tốt 12mm. Vì vậy, tùy vào nhu cầu, mục đích và ngân sách của người dùng để lựa chọn loại sàn phù hợp.

>> Xem thêm: 

Trên đây là những so sánh về sàn nhựa và sàn gỗ để bạn đọc dễ phân biệt và lựa chọn. Vua Nệm qua bài viết cũng hy vọng rằng bạn sẽ có quyết định đúng đắn để sở hữu không gian sống lý tưởng!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM