Glutathione là gì? Công dụng, liều dùng và những tác dụng phụ

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Glutathione được biết đến là một trong những thành phần tự nhiên bên trong cơ thể con người. Chúng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của bất kỳ ai. Vậy Glutathione có công dụng như thế nào? Liều dùng ra sao và có tác dụng phụ gì không? Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình.

1. Glutathione là gì?

Mặc dù là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người nhưng không phải bất kỳ ai cũng đều biết Glutathione (GSH) là gì. Hiểu một cách đơn giản, đây là chất tự nhiên được sản xuất bởi gan, có quan trò quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Loại chất này thường được tìm thấy trong hoa quả, rau và thịt. Thậm chí chúng còn được tổng hợp từ tế bào bằng 3 amin gồm: Cysteine, glutamic và glycine.

glutathione là gì
Glutathione được biết đến là một chất tự nhiên có trong cơ thể

Một khi nồng độ Glutathione trong cơ thể không ổn định, bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều vấn đề. Điều này sẽ gây ra nhiều biến chứng xấu đối với sức khỏe. Thông thường, nồng độ glutathione trong cơ thể có thể bị suy giảm bởi nhiều yếu tố, trong đó có tuổi tác, dinh dưỡng kém, độc tố từ môi trường và bắt nguồn từ chính sự căng thẳng của bạn. 

2. Công dụng đặc biệt của Glutathione đối với sức khỏe

Như những gì vừa được chia sẻ bên trên, loại chất này đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tổng quát. Nhìn chung, tùy thuộc vào từng cách sử dụng cũng như mục đích sử dụng, thành phần này sẽ mang đến những công dụng khác nhau.

2.1. Sử dụng Glutathione dạng uống để điều trị bệnh

  • Có tác dụng tuyệt vời đối với quá trình điều trị tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
  • Góp phần ngăn ngừa lão hóa, níu giữ “tuổi xuân”.
  • Hỗ trợ điều trị hoặc ngăn ngừa chứng nghiện rượu, hen suyễn, bệnh tim (xơ vữa động mạch và cholesterol cao) hay kể cả ung thư, viêm gan,…
  • Có tác dụng đối với các căn bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, bệnh mất trí nhớ, Alzheimer hay viêm xương khớp và bệnh Parkinson.
  • Góp phần duy trì hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh.
Công dụng Glutathione
Sử dụng Glutathione dạng uống có nhiều tác dụng cho sức

2.2. Sử dụng Glutathione dạng hít

  • Hỗ trợ phòng tránh và điều trị các bệnh nhiễm trùng phổi (bao gồm xơ nang, xơ phổi tự phát).
  • Điều trị bệnh phổi ở những người bị nhiễm HIV.

2.3. Sử dụng Glutathione qua đường tĩnh mạch

  • Chuyên dụng để điều trị vô sinh nam
  • Góp phần ngăn ngừa các phản ứng phụ nguy hiểm trong quá trình điều trị ung thư (hóa trị liệu).
  • Ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi và thiếu máu ở những bệnh nhân mắc bệnh thận đang trong quá trình điều trị thẩm tách máu.
  • Phòng tránh các vấn đề về thận sau khi kết thúc phẫu thuật tim.
  • Góp phần cải thiện lưu lượng máu và giảm đông máu ở những người bị xơ vữa động mạch gan.
  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường, ngăn chặn những chuyển biến xấu.
Glutathione hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, tăng cường sức khỏe
Glutathione hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, tăng cường sức khỏe

3. Cơ chế hoạt động của Glutathione như thế nào?

Về cơ bản, Glutathione tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể. Chúng mang đến hàng loạt các chức năng nổi bật như xây dựng, sửa chữa mô, tạo ra các hóa chất và protein cần thiết cho cơ thể cũng như hệ thống miễn dịch. Vốn dĩ đây là một chất chống oxy hóa cực mạnh, vì thế nếu muốn mỗi tế bào của cơ thể khỏe mạnh thì nhất định không thể thiếu thành phần này.

Glutathione được các chuyên gia ví như một chiếc nam châm hút lấy các gốc tự do, cùng các loại kim loại nặng và độc tố được hấp thụ vào trong cơ thể mỗi ngày qua da, hơi thở, nước uống, thực phẩm,… Chúng góp phần kích thích đào thải những tác nhân xấu này ra khỏi cơ thể, duy trì một nền tảng sức khỏe tốt.

Một thông tin hữu ích dành cho bạn, Glutathione không chỉ được sản sinh ra tự nhiên từ cơ thể mà chúng ta hoàn toàn có thể tái chế được nó. Đối với những trường hợp không tái chế được glutathione, cơ thể của chúng ta sẽ đối diện với tình trạng quá tải với chất độc, từ đó dẫn tới vỡ mức cân bằng sẵn có.

4. Liều dùng của Glutathione an toàn, hiệu quả

Glutathione hiện đang có hai dạng bào chế chính, bao gồm dạng bột và dạng gói. Nhìn chung, liều dùng Glutathione sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng, độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe và một số vấn đề khác của mỗi từng cá nhân. 

Đương nhiên khi uống Glutathione với mục đích làm trắng da sẽ khác với uống để phòng ngừa và điều trị các loại bệnh lý. Một trong những thông tin bạn cần nắm rõ chính là khi sử dụng Glutathione qua đường uống cần mất một khoảng thời gian nhất định để thu lại được hiệu quả như mong muốn. Tốt hơn hết mọi người đều nên kiên trì sử dụng theo đúng liều lượng và liệu trình mà bác sĩ đã chỉ định.

4.1. Liều dùng Glutathione với mục đích làm trắng da (đường uống)

  • Liều lượng sử dụng trong 3 tháng đầu khoảng 1000mg-2000mg Glutathione.
  • Sau đó chủ động giảm xuống còn 500mg mỗi ngày.
  • Để không phát sinh tình huống ngoài ý muốn, mỗi người chỉ nên uống 2000mg Glutathione mỗi ngày và không nên sử dụng chúng trong thời gian dài, tránh ngộ độc và gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác.
liều dùng Glutathione
Muốn thu được hiệu quả cao chỉ nên sử dụng Glutathione với liều lượng cho phép

4.2. Liều dùng Glutathione với mục đích hỗ trợ điều trị ung thư (đường uống)

  • Uống 1000mg Glutathione mỗi ngày trước khi xạ trị sẽ giúp bảo vệ các tế bào thận, tế bào thần kinh tránh được các tác nhân độc hại của hóa trị liệu (Oxaliplatin, Cisplatin, Cyclophosphamide, 5.FU,…)
  • Duy trì thói quen uống 500-1000mg/ngày sẽ giúp cải thiện và phục hồi sức khỏe, ngăn chặn tình trạng suy kiệt cho các bệnh nhân ung thư.

4.3. Liều dùng Glutathione với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh gan (đường uống)

  • Người bệnh nên bổ sung khoảng 1000mg Glutathione/ngày để các tế bào gan được bảo vệ.
  • Sử dụng với liều lượng vừa đủ còn tránh tổn thương hoại tử do các gốc tự do peroxy trong viêm gan do nhiễm độc.
  • Đối với các trường hợp mắc bệnh viêm gan siêu vi, mỗi người nên uống khoảng 500mg mỗi ngày cho tới khi hồi phục.
  • Trong khi đó những người bệnh xơ gan hoặc suy gan đều nên uống 500-1000mg/ngày để giúp gan thải độc tố ra ngoài cơ thể.

5. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Glutathione

Theo như chia sẻ của các chuyên gia, một chế độ ăn dinh dưỡng bao gồm các loại thực phẩm giàu Glutathione dường như không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bất kỳ ai cũng có thể bổ sung hoạt chất này vào trong cơ thể. 

Để chắc chắn không gặp phải bất kỳ vấn đề nào xấu, tốt hơn hết mỗi bệnh nhân đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định xem việc sử dụng Glutathione có phù hợp với thể trạng của mình hay không. Nhìn chung, nếu tự ý sử dụng rất có thể sẽ khiến bạn đối diện với các nguy cơ như:

  • Dẫn đến hiện tượng chuột rút cơ bụng
  • Bụng đầy hơi, khó chịu.
  • Thở khó khăn do hiện tượng co thắt phế quản gây ra
  • Dễ bị dị ứng, đặc biệt là phát ban.
Cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những biến chứng xấu
Cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những biến chứng xấu

6. Những điều quan trọng cần lưu ý trước khi dùng Glutathione

Nếu thuộc một trong các tình trạng sau đây bạn cần phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Glutathione:

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc cho con bú.
  • Những bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc khác.
  • Có tiền sử dị ứng với bất kỳ chất nào trong Glutathione.
  • Bản thân đang mắc phải các tình trạng y tế khác.
  • Thường xuyên dị ứng với các loại thực phẩm, chất bảo quản, thuốc nhuộm, hay kể cả động vật.

Chỉ mong với những chia sẻ bên trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Glutathione. Trong trường hợp muốn bổ sung chúng vào trong cơ thể, bạn cần chủ động liên hệ đến các cơ sở y tế để nhận được tư vấn tốt nhất từ bác sĩ nhé.

Đọc thêm:

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM