Cruelty free là gì mà đang dần trở nên thị hành trên thế giới. Đây là một xu hướng mang ý nghĩa về “sạch” và “thuần chay”, được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực mỹ phẩm. Để hiểu hơn về Cruelty free, mời bạn cùng Vua Nệm tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Nội Dung Chính
1. Cruelty free là gì?
Cruelty free là gì? Đây là xu hướng sống sạch trong ngành mỹ phẩm còn gọi là thuần chay. Những năm gần đây, người tiêu dùng đang dần hướng về những giá trị tự nhiên, tạo điều kiện cho chủ nghĩa sống thuần chay, sống sạch lên ngôi. Từ đó, cụm từ Cruelty free ra đời và dần trở nên phổ biến hơn.
Trong lĩnh vực mỹ phẩm, Cruelty free được hiểu là cam kết quan trọng về việc không thử nghiệm sản phẩm trên động vật. Đây là một bước tiến rất quan trọng vì hầu hết các loại mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc,… đều được thử nghiệm trên động vật trước khi sản xuất đại trà. Phương pháp này được cho là phi nhân đạo và cần sớm được loại bỏ. Từ khi chủ nghĩa Cruelty free ra đời, các phương pháp thay thế việc thử nghiệm trên động vật được phát triển.
Trên thị trường hiện nay, rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm quốc tế và Việt Nam đã đi theo hướng Cruelty free này, phát triển mạnh mẽ và được người tiêu dùng đón nhận.
2. Tiêu chuẩn Cruelty free
Hiện nay, tiêu chuẩn Cruelty free được xác định dựa trên 4 yếu tố:
- Thành phẩm cuối cùng hoàn toàn không đem thử nghiệm trên động vật
- Những nguyên liệu dùng để sản xuất mỹ phẩm tuyệt đối không thử nghiệm trên động vật
- Không có bên thứ ba sử dụng danh nghĩa đại diện công ty để thực hiện thử nghiệm trên động vật
- Kể cả khi pháp luật yêu cầu, công ty cũng tuyệt đối không thử nghiệm trên bất kỳ động vật nào
3. Cách nhận biết sản phẩm đạt chuẩn Cruelty free
Việc nhận biết những sản phẩm có đạt tiêu chuẩn cruelty free hay không rất đơn giản. Dựa trên logo có in hình chú thỏ, bạn sẽ biết đây có phải là cruelty free. Hiện nay có đến 3 mẫu logo đến từ 2 tổ chức uy tín là PETA và Leaping bunny. Khi đăng ký logo của tổ chức nào, công ty sản xuất mỹ phẩm cũng phải có những cam kết rõ ràng như sau:
- PETA: Các thương hiệu khi đăng ký logo từ tổ chức này phải ký cam kết không thử nghiệm bất kỳ sản phẩm, nguyên liệu hay công thức nào lên động vật.
- Leaping Bunny: Khi đăng ký logo của tổ chức này, công ty phải tự nguyện cam kết không thử nghiệm sản phẩm trên động vật ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình sản xuất. Ngay cả nhà cung cấp nguyên liệu cũng không được thử.
4. Phân biệt Cruelty-Free và Vegan
Bên cạnh thuật ngữ cruelty free có liên quan đến động vật thì còn một thuật ngữ khác cũng rất phổ biến trên thị trường. Đó là Vegan. Hai thuật ngữ này rất dễ bị nhầm lẫn nhưng lại không đồng nghĩa. Vì thế, bạn có thể phân biệt cruelty free và Vegan như sau
- Cruelty free chỉ liên quan đến việc thương hiệu không được thử nghiệm trên động vật.
- Vegan là chứng nhận để chỉ tất cả các sản phẩm không dùng nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật. Do đó, sản phẩm vegan có thể không được cấp chứng nhận Cruelty free trong trường hợp vẫn áp dụng thử nghiệm trên động vật cho thành phẩm cuối cùng.
5. Các hãng mỹ phẩm Cruelty free
5.1 Cocoon
Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm của Việt Nam phát triển theo xu hướng không thử nghiệm trên động vật. Đây cũng là công ty đầu tiên của Việt Nam nhận được chứng nhận không thử nghiệm trên động vật và thuần chay đến từ tổ chức PETA.
Các sản phẩm của Cocoon đều có nguyên liệu từ thực vật, tận dụng nguồn nguyên liệu sạch bản địa để mang lại sản phẩm chất lượng cho người dùng. Tiêu biểu có thể kể đến nghệ, gừng, hoa hồng,… đều có xuất xứ trong nước.
Cocoon cam kết sử dụng 100% nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và an toàn cho da, 100% thuần chay và 100% không bao giờ thử nghiệm trên động vật:
5.2. The Body Shop
The Body Shop cũng là một thương hiệu mỹ phẩm uy tín đến từ Anh Quốc, phát triển bền vững theo mô hình mỹ phẩm sạch. Các sản phẩm đến từ nhà The Body Shop thân thiện môi trường, không thử nghiệm trên bất kỳ loài động vật nào.
Giai đoạn 1989, hãng mỹ phẩm này đã phát động nhiều chiến dịch hướng đến mục tiêu sản xuất mỹ phẩm nhân đạo. Vào năm 2009, The Body Shop được RSPCA – Hội bảo vệ động vật của Hoàng Gia Anh trao giải thưởng trọn đời vì những nỗ lực của họ.
5.3. Sukin
Nếu bạn đang tìm một thương hiệu mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn Cruelty free, hãy cân nhắc tìm hiểu về Sukin – một thương hiệu đến từ nước Úc xinh đẹp. Các sản phẩm của Sukin sản xuất tại thành phố Melbourne, do 100% người Úc sản xuất và cam kết 100% không thử nghiệm trên động vật.
Từ những ngày đầu thành lập thương hiệu, Sukin đã tuân thủ tiêu chuẩn này. Vì thế, toàn bộ quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng sản phẩm của Sukin đều không thử nghiệm trên động vật. Ngoài ra, họ cũng cam kết chỉ nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp không thử nghiệm trên động vật.
Mua mỹ phẩm Sukin, bạn có thể yên tâm vì 98,8% thành phần được chắt lọc từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và lành tính. Không chỉ sản phẩm tốt mà giá thành cũng rất phải chăng, tiếp cận đông đảo người tiêu dùng trên thế giới.
5.4. Klairs
Klairs là thương hiệu mỹ phẩm đến Hàn Quốc, cam kết 100% không có chất độc hại trong thành phần. Dù không phải là thương hiệu thuần chay 100% nhưng Klairs đã được Tổ chức bênh vực quyền động vật Hàn Quốc – KARA phê duyệt là thương hiệu chăm sóc da nhân đạo.
Thành phần chính trong các sản phẩm của Klairs thường là mucin ốc sên và sáp ong. Trong đó, thành phần duy nhất có nguồn gốc động vật mà thương hiệu này sử dụng chính là mật ong. Ngày nay, Klairs đang dần dần nghiên cứu thêm nhiều phương pháp để thay thế thành phần này, cho ra đời sản phẩm thuần chay 100%.
5.5. Paula’s Choice
Thương hiệu mỹ phẩm Paula’s Choice cũng là một thành viên của tổ chức The Leaping Bunny. Vì thế, Paula’s Choice luôn phát triển các sản phẩm theo tiêu chuẩn Cruelty free, nói không với thử nghiệm trên động vật và cũng không sử dụng nguyên liệu từ động vật.
Ngày nay, mỹ phẩm của Paula’s Choice rất được tin dùng. Tiêu biểu là các dòng sản phẩm BHA, retinol, các sản phẩm hỗ trợ trị mụn. Sản phẩm nhà Paula’s Choice phát huy hiệu quả nhanh, mang lại trải nghiệm sử dụng tuyệt vời cho người dùng.
Qua bài viết này, có lẽ bạn đã biết rõ cruelty free là gì và ý nghĩa của tiêu chuẩn cruelty free trong sản xuất mỹ phẩm. Trên thế giới ngày càng có nhiều thương hiệu phát triển theo hướng này nhằm mục đích nhân đạo và chung tay vì môi trường. Với tư cách là một người tiêu dùng, bạn có thể cân nhắc để chọn lựa các thương hiệu này và sử dụng.