Đối với một số phụ nữ, những ngày “bà dì” ghé thăm là những ngày vô cùng khó ngủ. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt và kinh nguyệt xảy đến có thể khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, từ đó khiến bạn ngủ không ngon giấc.
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc trong những ngày đèn đỏ có thể khiến bạn kiệt sức, mệt mỏi, không còn năng lượng để hoạt động và làm việc. Vì thế, bạn cần hiểu được chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ cũng như cách ngủ ngon trong ngày đèn đỏ khó khăn này bạn nhé.
Nội Dung Chính
1. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao nhiêu ngày?
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ này thường kéo dài trong 25 đến 35 ngày với chu kỳ trung bình là 28 ngày đối với hầu hết phụ nữ khỏe mạnh, có thể trạng bình thường.
Trong đó, những ngày đèn đỏ sẽ từ 3-5 ngày. Một số phụ nữ có ngày đèn đỏ kéo dài từ 2-7 ngày. Đây cũng là một chu kỳ bình thường, có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu ngày đèn đỏ kéo dài hơn 7 ngày, bạn cần tìm đến các chuyên gia sức khỏe để được kiểm tra, tư vấn.
2. Chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như thế nào?
Trong những ngày đèn đỏ, nồng độ hormone thay đổi đột ngột có thể dẫn đến các thay đổi trong cơ thể như thèm ăn, thay đổi tâm trạng, đau bụng, căng tức ngực, mệt mỏi uể oải, bứt rứt khó chịu, đau đầu nhẹ, đầy hơi, nổi mụn trứng cá,… Tùy theo cơ địa mà bạn có thể không có, chỉ có một hoặc nhiều dấu hiệu kể trên.
Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ trong những ngày đèn đỏ đều thường cảm thấy khó ngủ. Điều này có thể do sự rối loạn nội tiết tố, khiến serotonin – một loại hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của cơ thể giảm sút. Hơn nữa, các triệu chứng trong ngày đèn đỏ như chuột rút và đau đầu có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Một vấn đề nữa khiến bạn cảm thấy thật khó khăn để có thể ngủ ngon trong những ngày “bà dì” ghé thăm chính là cảm giác lo sợ máu dây vào quần áo và drap giường, chăn nệm. Điều này khiến bạn trằn trọc, không dám thay đổi tư thế ngủ sao cho thoải mái nhất.
Nhìn chung, những ngày đèn đỏ, sẽ thật khó khăn để có một giấc ngủ trọn vẹn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng một vài biện pháp khắc phục để có thể ngủ ngon hơn đấy nhé.
3. Cách ngủ trong ngày đèn đỏ bạn cần biết
3.1. Giữ cho phòng ngủ của bạn mát mẻ
Cơ thể của bạn thường tự hạ nhiệt độ cơ thể xuống để chuẩn bị cho giấc ngủ dài trong đêm. Tuy nhiên, trong những ngày đặc biệt của chu kỳ kinh nguyệt, sự dao động của hormone có thể cản trở quá trình tự làm mát cơ thể. Do đó, bạn có thể giảm nhiệt độ phòng ngủ xuống thấp hơn để cơ thể bạn có thể duy trì nhiệt độ ở mức độ thoải mái nhất.
3.2. Ngủ một mình
Nếu bạn đang ngủ cùng người yêu hoặc người bạn đời của mình, bạn có thể cân nhắc để ngủ một mình vào những ngày đèn đỏ. Trong những ngày này, bạn sẽ rất khó ngủ và dễ tỉnh giấc giữa đêm do bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoại cảnh. Việc ngủ một mình sẽ giúp bạn hạn chế được các ảnh hưởng như người nằm cạnh ngủ ngáy, thường xuyên trở mình, có lịch trình ngủ khác với bạn,… làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Hơn nữa, việc ngủ một mình cũng giúp bạn giảm thiểu cảm giác lo lắng không biết mình có chẳng may bị dính máu ra ngoài và bị người ấy phát hiện hay không.
Nếu đã quen với việc ngủ cùng người yêu hoặc chồng, bạn có thể dành 10 – 15 phút trước khi ngủ để âu yếm người ấy. Điều này có tác dụng tương tự như liệu pháp mát-xa, có thể cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng, giúp bạn thư giãn khi ngủ.
3.3. Tìm một tư thế ngủ thoải mái
Tư thế ngủ của bạn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Vì thế, bạn có thể thử nghiệm các tư thế ngủ khác nhau, chẳng hạn như nằm ngửa hoặc nằm nghiêng trái, nằm nghiêng phải,… để biết tư thế nào sẽ giúp bạn ngủ ngon nhất.
Đặc biệt, trong những ngày đèn đỏ, bạn nên làm những điều mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Hãy chọn cho mình tư thế ngủ phù hợp để bạn có thể thả lỏng cơ thể, từ đó giúp bản thân được thư giãn, ngủ ngon hơn.
Nếu bạn chưa tìm được tư thế ngủ cho những ngày đèn đỏ, bạn có thể thử cách nằm nghiêng, cong chân, cuộn cơ thể lại và đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối. Tư thế này giúp điều hòa hơi thở, giảm một số triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ cũng như giúp giảm áp lực khớp, dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ.
3.4. Giữ một chu kỳ ngủ phù hợp
Nếu những ngày đèn đỏ rơi vào cuối tuần, bạn cũng không nên thức khuya hơn vì điều này vô tình sẽ khiến bạn ngủ lệch chu kỳ sinh hoạt hằng ngày và gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
3.5. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều trong chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp tăng nhiệt độ cơ thể. Sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn đi tắm và làm sạch cơ thể mình, sau đó lên giường đánh một giấc thật sâu.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng hoặc vận động nhẹ như đi bộ từ 10-15 phút, tránh tập các bài tập nặng như cardio hay gym trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
3.6. Ăn để có giấc ngủ ngon hơn
Các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn hoặc khó tiêu trong chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, từ đó dẫn đến việc không ngủ được. Tốt nhất, nên tránh ăn quá nhiều vào trước giờ đi ngủ để tránh đầy bụng khó chịu. Ngoài ra, nên chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa trong ngày.
Đặc biệt, bạn cũng có thể dùng thêm các loại thực phẩm giúp dễ ngủ sữa, gà tây, thịt gà, trứng và nhiều sản phẩm từ sữa. Các thực phẩm này có chứa Tryptophan hoặc L-tryptophan – các loại axit amin giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.
3.7. Hạn chế caffeine
Để ngủ ngon hơn trong suốt chu kỳ, bạn nên hạn chế lượng caffein mà cơ thể nạp vào. Không chỉ cà phê mà bạn nên kiêng cả các loại trà, sô cô la, ca cao, nước ngọt,… vì tất cả những thực phẩm này đều có chứa hàm lượng caffein nhất định, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
3.8. Dành thời gian để thư giãn
Một cách khác để bạn có thể dễ đi vào giấc ngủ ngon chính là hãy dành ít nhất 30 phút trước khi ngủ để thư giãn. Những căng thẳng, ảnh hưởng tâm trạng trong chu kỳ có thể khiến huyết áp và nhịp thở của bạn tăng lên, khiến bạn khó thư giãn và đi vào giấc ngủ.
Hãy tập thở sâu, viết nhật ký, thiền hoặc đọc sách, dành thời gian để chăm sóc bản thân để giảm mức độ căng thẳng, từ đó dễ ngủ hơn bạn nhé.
3.9 Chọn giường ngủ và chăn ga gối nệm phù hợp
Một chiếc nệm êm ái, một chiếc gối nâng đỡ trọn vẹn phần cổ và vai gáy, một chiếc chăn ấm áp,… sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Vì thế, bạn nên cân nhắc lựa chọn những người “bạn đồng hành” phù hợp cho giấc ngủ của mình.
Một số sản phẩm bạn có thể cân nhắc gồm có:
Nệm cao su Dunlopillo Latex World Neo:
Sản phẩm có sự kết hợp của công nghệ Talasilver và các lỗ thoát khí nhỏ, giúp người dùng cảm thấy thoải mái, mát mẻ. Trong những ngày đèn đỏ, nhiệt độ cơ thể thường tăng cao, vì thế Dunlopillo Latex World Neo sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Mua sản phẩm tại: https://vuanem.com/nem-cao-su-dunlopillo-latex-world-neo.html
Nệm lò xo Therapedic Elite Tight Top
Nếu bạn gặp tình trạng đau lưng trong suốt chu kỳ, Therapedic Elite Tight Top với hệ thống lò xo túi độc lập cùng công nghệ HourGlass Support, lớp mút Backsense sẽ nâng đỡ các vị trí chịu lực trên cơ thể. Nhờ vậy, bạn sẽ không còn cảm thấy đau mỏi ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình.
Mua sản phẩm tại: https://vuanem.com/nem-lo-xo-therapedic-elite-tight-top.html
Gối Aeroflow fCloud
Sản phẩm sử dụng Memory Foam kết hợp cùng bông Microfiber để có thể mang đến cho người dùng cảm giác mềm mại, êm dịu tuyệt đối. Hơn nữa, sản phẩm còn có khả năng kích thích lưu thông và tuần hoàn máu, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Mua sản phẩm tại: https://vuanem.com/goi-aeroflow-fcloud.html
Bạn thường xuyên mất ngủ, trằn trọc suốt đêm không thể ngủ ngon giấc trong suốt những ngày đèn đỏ? Hãy thử ngay 9 bí quyết phía trên để có một giấc ngủ ngon hơn bạn nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.sleepscore.com/blog/7-ways-to-get-better-sleep-while-on-your-period/