Tình yêu - Gia đình

Cách cai sữa cho bé dễ dàng và hiệu quả với những bước đơn giản

CẬP NHẬT 27/10/2022 | BỞI Tiến Kiều

Các bà mẹ đang cho con bú hẳn sẽ không khỏi thắc mắc rằng khi nào là thời điểm thích hợp để cai sữa? Liệu cai sữa có làm con khó chịu không? Hay làm thế nào để mẹ không bị căng sữa khi không còn cho con bú?

Cách cai sữa cho bé làm sao để dễ dàng, hiệu quả và tốt cho cả mẹ và con? Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ mách cho các bạn cách cai sữa cho con nhanh với những bước đơn giản. Cùng tìm hiểu để giúp quá trình cai sữa cho bé trở nên nhẹ nhàng hơn.

1. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu áp dụng cách cai sữa cho bé?

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu sau khi sinh – và cho trẻ bú mẹ kết hợp với thức ăn đặc cho đến ít nhất tuổi 1 – 2 tuổi. Nên cho trẻ bú mẹ miễn là bạn và con bạn muốn.

Sữa mẹ là nguồn sữa lý tưởng nhất cho con, nhất là vào 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cũng như các kháng nguyên giúp con ngăn ngừa bệnh tật. Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp con tăng cân lành mạnh và thông minh hơn. Mẹ cho con bú sữa cũng có thể giảm cân sau sinh tốt hơn và hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh hiệu quả.

Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà các bạn phải cai sữa cho bé. Chẳng hạn như đến thời điểm cần đi làm, vấn đề về sức khỏe của người mẹ hay đơn giản chỉ là con đã lớn và sữa mẹ không còn đủ đáp ứng được nhu cầu về lượng sữa và dinh dưỡng mà con cần.

cách cai sữa cho bé hiệu quả
Có thể cai sữa cho con vào thời điểm con bắt đầu ăn dặm

Việc bắt đầu cách cai sữa cho bé thường dễ dàng nhất ở các thời điểm sau:

  • Việc cai sữa thường bắt đầu một cách tự nhiên vào lúc 6 tháng tuổi, khi các con bắt đầu bú sữa mẹ ít hơn và sử dụng thêm sữa ngoài cùng thức ăn dặm.
  • Trẻ khoảng 1 tuổi sẽ bắt đầu tìm kiếm các hình thức dinh dưỡng và sự thoải mái khác khi chúng bắt đầu biết ăn nhiều loại thức ăn đặc và có thể uống nước, uống sữa bằng cốc thay vì dùng bình.
  • Những đứa trẻ khác có thể bắt đầu cai sữa khi mới biết đi. Lúc này bé thường không thích ngồi yên để bú mẹ. Chúng có thể quấy khóc và thiếu kiên nhẫn khi bú. 

Bạn cũng có thể tự mình quyết định thời điểm bắt đầu quá trình cai sữa khi điều kiện sức khỏe, công việc, thời gian không phép bạn tiếp tục cho con bú thường xuyên mỗi ngày. Điều này có thể khó hơn so với việc cai sữa theo nhu cầu của con. Tuy nhiên, với cách cai sữa cho bé một cách cẩn thận và khoa học, việc cai sữa sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

2. Cách cai sữa cho bé dễ dàng và hiệu quả bằng những bước đơn giản

Không có phương pháp cai sữa phổ biến nào, nhưng một vài nguyên tắc vàng có thể giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ.

2.1. Nhận biết thời điểm con có thể cai sữa

Em bé của bạn sẽ có một số dấu hiệu cho thấy chúng đã sẵn sàng cai sữa. Ví dụ, chúng quan tâm và chú ý đến những thức ăn mà người lớn đang ăn hay trẻ tỏ ra thờ ơ hoặc cáu kỉnh trong những lần bú mẹ. Chúng khó chịu khi phải ngồi lâu để bú sữa mẹ và bắt đầu muốn ăn những thức ăn khác.

cai sữa cho bé bằng cách nào
Cai sữa vào thời điểm con muốn ngừng bú sữa mẹ sẽ thuận lợi hơn

2.2. Đặt thời gian biểu cho việc cai sữa 

Xác định thời gian cai sữa cho con là trong vòng 1 tháng và cho phép bản thân rảnh rỗi trong thời gian này. Điều này giúp mẹ và bé có thêm không gian và thời gian để vượt qua các chướng ngại vật và đối mặt với thất bại. Ngoài ra, bạn nên tránh cai sữa trong thời kỳ thay đổi lớn của cuộc sống. Ví dụ khi con mọc răng, gia đình chuyển nhà, con bắt đầu đi nhà trẻ…

2.3. Bắt đầu cai sữa từ từ 

Hình thành thói quen ăn dặm sẽ giúp mẹ và con bạn thích nghi với sự thay đổi. Ví dụ, bạn có thể bỏ một buổi cho con bú mỗi tuần hoặc mỗi ngày 1 lần vào bữa trưa, bữa chiều…Bỏ dần các cữ bú cho đến khi trẻ chỉ bú bình và thức ăn đặc.

Nếu con bạn từ 9 tháng tuổi trở lên, tốt nhất bạn nên cho con uống sữa bằng cốc để không phải đối mặt với việc cai bú bình sau vài tháng.

Bằng cách tiến hành từ từ, cơ thể mẹ sẽ tiết ra ngày càng ít sữa, điều này sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn khi cai sữa; hạn chế tình trạng bị tắc sữa, căng sữa. Nó cũng sẽ làm cho việc cai sữa của con bạn trở nên dễ chịu hơn, vì chúng sẽ dần thích nghi với việc bú ít hơn từ mẹ và bú nhiều hơn bằng bình hoặc cốc.

2.4. Đảm bảo cảm giác thoải mái cho con cũng là cách cai sữa cho bé hiệu quả

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thích sự tiếp xúc thân thể gần gũi với mẹ, vì vậy khi bạn cai sữa, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo sự thoải mái cho con. Ví dụ, bạn có thể dành thời gian riêng tư cho các hoạt động giúp chúng kích thích cảm xúc như âu yếm con, ôm con cùng đọc sách hoặc hát ru cho con ngủ, cùng nhau dạo chơi ở sân chơi hoặc xoa bóp lưng cho con.

cách cai sữa cho em bé
Đảm bảo cảm giác thoải mái khi cai sữa cho con

2.5. Để con chủ động cai sữa

Trẻ sơ sinh thoải mái hơn khi chúng chủ động cai sữa. Nếu bạn đồng ý với việc để bé tự cai sữa, hãy dựa vào phương pháp “không đề nghị, không từ chối” đã được thử nghiệm. Tóm lại, bạn chỉ cần cho bú khi con bạn muốn. Đây không phải là chiến lược cai sữa nhanh nhất, nhưng nó đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của bé.

2.6. Cách cai sữa cho bé nằng việc thay đổi thói quen cho con bú

Nếu bé không chịu bú bình từ bạn, các mẹ nên xem liệu bé có nhận bình sữa từ người khác khi bạn không có ở đó hay không. Có thể là bố, bà hoặc người giữ trẻ, khi họ đưa bình sữa cho chúng và chúng bú như bình thường. Bạn có thể để họ cho con bú bình thay mẹ để con không có tâm lý từ chối.

Hoặc các mẹ có thể thay đổi môi trường khi cho con bú bình. Ví dụ, nếu bạn cho con bú trong phòng ngủ, hãy thử cho con bú trong phòng khách hoặc các vị trí khác. Nếu việc thay đổi này không hiệu quả, con vẫn không chịu nhận bình sữa từ bạn, hãy để những người khác thực hiện, sau đó thử lại sau một vài tuần.

2.7. Kiên nhẫn và có nghị lực khi cai sữa cho bé

Trẻ chống lại việc cai sữa là chuyện bình thường. Đừng quá hoang mang nếu con cáu kỉnh và không muốn ăn uống, vì sau một hoặc hai ngày không được bú mẹ, hầu hết những đứa trẻ sẽ bắt đầu ăn thức ăn đặc và uống sữa bằng cốc nhỏ mà không gặp vấn đề gì. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh sẽ ăn khi chúng đói, bất kể chúng muốn bú đến mức nào thì cơn đói cũng khiến chúng có thể tiếp nhận những thức ăn khác. 

2.8. Xử lý và làm dịu khi bị căng sữa

Một lý do khác để cai sữa từ từ là bạn có thể bị căng sữa ở vú sau khi quá trình cho con bú kết thúc nhanh chóng. Tại sao? Các ống dẫn sữa của bạn không biết rằng chúng cần phải giảm sản xuất sữa. Khi bạn cai sữa đột ngột, lượng sữa tiết ra vẫn như cũ, trong khi con bạn không còn bú nhiều và sẽ khiến căng sữa.

Nếu bạn bị căng sữa, hãy xoa dịu cơn đau bằng túi đá mát hoặc thuốc giảm đau (Paracetamol giúp giảm đau, hạ sốt thông dụng và an toàn nhất). Cùng với đó, bạn nên lấy máy hút sữa để hút bớt lượng sữa của mình. Sữa đã hút sạch sẽ và bảo quản tốt có thể dùng cho bé bú bình sau khi con cãi bú sữa trực tiếp từ mẹ.

cách cai sữa cho bé hiệu quả nhất
Hút/vắt sữa để làm dịu cơn đau và căng sữa

2.9. Cách cai sữa cho bé bằng việc cân nhắc ngừng cho con bú một phần 

Nhiều bà mẹ đi làm sẽ lựa chọn cai sữa một phần. Nghĩa là sẽ cho con bú bình khi mẹ không có ở nhà và cho con bú mẹ khi đi làm về. Có hai cách để thực hiện:

  • Cho con bú mẹ kết hợp với cho con bú sữa công thức: Các bà mẹ kết hợp cho con bú khi họ ở cùng với em bé và khi mẹ không có nhà thì cho con bú sữa ngoài. Điều này có nghĩa là bạn phải cho con bú ngay trước khi đi làm và ngay sau khi về nhà để tránh căng sữa. Vào cuối tuần, khi bạn cho con bú sữa mẹ cả ngày và cảm thấy lượng sữa không đủ thì có thể cho con bú bình bằng sữa công thức.
  • Cho con bú mẹ và dùng sữa mẹ: Các bà mẹ khi đi làm có thể cho vắt sữa/hút sữa vào bình cho con sử dụng. Bạn có thể hút sữa thường xuyên giống như khi con bạn bú, có thể khoảng ba lần, mỗi lần 15 phút mỗi ngày. Vừa tránh căng sữa vừa giúp con cảm thấy quen thuộc và an toàn hơn khi dùng sữa mẹ. Tuy nhiên, bạn cần bảo quản sữa mẹ đúng cách như túi đựng chuyên dụng, bỏ trong ngăn đá hoặc ngăn mát tủ lạnh.

2.10. Cách cai sữa cho bé bằng việc đối mặt với cảm xúc của mình

thích nghi với việc cai sữa
Em bé của bạn không phải là người duy nhất phải thích nghi với việc cai sữa.

Em bé của bạn không phải là người duy nhất phải thích nghi với việc cai sữa. Chính người mẹ cũng phải đối mặt với những thay đổi về cảm xúc khi cai sữa cho bé. Một số bà mẹ muốn cơ thể thon gọn lại như ban đầu, trong khi những người khác cảm thấy không thích ứng được việc con không bú sữa mẹ.

Mặc dù bạn có thể thoải mái với việc cho con bú một phần và khi cai sữa thành công. Nhưng đôi khi bạn sẽ cảm thấy lo lắng vì con đang lớn lên và nhớ tới những ngày con còn bú mẹ.

Hãy điều chỉnh cảm xúc và đối mặt với những thay đổi này bằng cách nói chuyện, tâm sự với những người khác, thường xuyên âu yếm, vui chơi cùng con để cảm thấy không cảm thấy mất đi sự gần gũi…

3. Cách cai sữa cho bé không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

3.1. Kéo giãn khoảng thời gian giữa các lần cho con bú

Để không ảnh hưởng đến cảm xúc và sự phát triển của bé thì các bà mẹ tuyệt đối không nên dừng cho con bú một cách đột ngột tí nào. Thay vào đó, các mẹ hãy kéo giãn khoảng cách giữa các lần cho con bú và rút ngắn thời gian cho bú, để bé dần quen hơn với việc thiếu sữa mẹ. 

dừng cho con bú một cách đột ngột
Các bà mẹ tuyệt đối không nên dừng cho con bú một cách đột ngột tí nào

Ví dụ, ngày trước cứ 3 tiếng là cho con bú một lần thì bây giờ hãy để 4 tiếng, sau là 5 tiếng, rồi 6 tiếng,…cho đến khi bé không quen bú mẹ nữa.

3.2. Bổ sung đầy đủ sữa ngoài

Hiện nay có rất nhiều loại sữa ngoài, có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé trong giai đoạn cai sữa, nên các mẹ hãy bổ sung đầy đủ cho bé.

Việc sử dụng thêm sữa ngoài sẽ vừa đáp ứng đủ dinh dưỡng và còn khiến cho bé no hơn, nên sẽ thuận tiện hơn khi muốn giảm tần suất bú sữa mẹ.

Các bạn nên lựa chọn các loại sữa bột chất lượng tốt, đến từ các hãng nổi tiếng để đảm bảo an toàn cho bé.

3.3. Cho bé ăn dặm đầy đủ

Bên cạnh việc bổ sung thêm sữa ngoài thì cho bé ăn dặm cũng là một cách để bé giảm bớt tần suất bú sữa mẹ. Đây cũng là một cách cai sữa cho bé rất hiệu quả và đã được áp dụng từ hàng nghìn năm nay.

Hiện nay cũng có rất nhiều các loại bột ăn dặm với nhiều vị khác nhau, các bà mẹ thoải mái lựa chọn để bổ sung dinh dưỡng cho bé.

cho bé ăn dặm
Bên cạnh việc bổ sung thêm sữa ngoài thì cho bé ăn dặm

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tìm hiểu, rồi tự tay chế biến các món ăn dặm phù hợp với nhu cầu của bé. Nếu làm được như vậy thì sẽ an toàn hơn việc mua bột ăn dặm có sẵn trên thị trường.

Cũng tương tự như sữa ngoài, nếu sử dụng bột ăn dặm thì các bạn cần phải lựa chọn các sản phẩm đến từ những thương hiệu nổi tiếng, được nhiều người tin dùng nhé.

3.4. Đánh lạc hướng khi bé đòi bú mẹ

Trong khoảng thời gian đang cai sữa, các bà mẹ ông bố nên tạo thêm nhiều các hoạt động cho con, ví dụ như: Đẩy xe đi dạo, sử dụng các đồ chơi yêu thích của bé, cho bé chơi cùng các trẻ khác,…vv.

Nếu bé lớn hơn, từ 1,5 đến gần 2 tuổi thì có thể cho bé tham gia các hoạt động thể chất, vui chơi với mọi người, tham gia các ngày hội dành cho bé,…vv.

Làm tất cả những điều này là để bé quen đi việc bú sữa mẹ, từ đó tạo thành thói quen không cần bú mẹ nữa.

3.5. Trì hoãn khi bé đòi bú mẹ

Tìm cách trì hoãn khi bé đòi bú mẹ cũng là cách cai sữa cho bé rất phổ biến và cần phải áp dụng.

Mẹ hãy tìm cách kéo dài thời gian khi trẻ đòi bú, có thể là nhờ người thân giúp được và tạm lánh đi một chút. Cùng lúc đó, nếu bé khóc nhiều thì hãy cho bé bú bình sữa ngoài, cứ như vậy rồi bé sẽ quen thôi.

3.6. Nhờ bố giúp đỡ

Nếu điều kiện cho phép, các mẹ có thể nhờ bố dành nhiều thời gian cho con hơn. Hãy để bố chơi với con, cho con ngủ, chăm sóc con và mẹ nên ít tiếp xúc với con trong khoảng thời gian này. Như vậy bé sẽ quen việc không bú mẹ, thay vào đó nếu đói thì ăn hoặc bú sữa bình.

cách giúp trẻ cai sữa hiệu quả
Nếu điều kiện cho phép, các mẹ có thể nhờ bố dành nhiều thời gian cho con hơn.

4. Lưu ý cách cai sữa cho bé

Để việc cai sữa đạt được hiệu quả và không ảnh hưởng đến tinh thần và sự phát triển của bé thì các mẹ cần lưu ý vài điều sau đây.

4.1. Kiên nhẫn khi cai sữa cho bé

Kiên nhẫn chính chìa khóa thành công trong cách cai sữa cho bé. Do bú sữa mẹ là một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức kể từ khi bé sinh ra, nên việc cai sữa sẽ cần phải có thời gian.

Mặc dù có nhiều rất dễ cai sữa, nhưng một số trẻ lại cực khó. Đối với những trường hợp khó cai thì mẹ cần phải kiên nhẫn và thực hiện từng bước để không ảnh hưởng đến bé.

4.2. Luôn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé

Cai sữa chính là việc cắt giảm phần năng lượng nạp vào cơ thể bé. Do đó, các bạn cần tìm hiểu trên mạng, đọc sách nhiều hoặc tham khảo kiến thức từ các chuyên gia, từ đó bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.

4.3. Không nên cai sữa quá sớm 

Như đã đề cập ở trên, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ, và chẳng có thực phẩm nào có thể sánh bằng. Nếu điều kiện cho phép, thì các mẹ nên cho con bú đủ 24 tháng tuổi, như vậy sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Bên cạnh một số lưu ý quan trọng ở trên, thì cách cai sữa cho bé chuẩn nhất cần phải quan tâm đến một số lưu ý khác như sau: Không nên dừng bú mẹ quá đột ngột, hãy nhờ người thân giúp đỡ khi cần, chỉ nên cai sữa khi bé có sức khỏe ổn định và không có bệnh, chọn thời tiết phù hợp,…vv.

cho con bú đủ 24 tháng tuổi
Nếu điều kiện cho phép, thì các mẹ nên cho con bú đủ 24 tháng tuổi

5. Cai sữa bao lâu thì hết sữa?

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được thời gian ngừng tiết sữa sau khi mẹ cai sữa cho con. Theo kinh nghiệm của người xưa và ý kiến của các chuyên gia, nếu mẹ không cho con bú hoặc vắt hết sữa ra ngoài trong một khoảng thời gian dài, cụ thể là vài tuần đến 1 tháng thì cơ thể sẽ ngừng tiết sữa, sữa sẽ tự tiêu.

Vì vậy, các mẹ không cần lo lắng, nếu thấy mình vẫn có sữa sau khi cai sữa cho con. Điều này là hoàn toàn bình thường và sẽ mất khoảng 1 tháng để đầu vú khô hoàn toàn.

XEM THÊM:

Như vậy, Vua Nệm đã chia sẻ xong các kiến thức cơ bản về cách cai sữa cho bé. Bên cạnh đó, là những lưu ý quan trọng khi cai sữa cho bé cũng như thời gian hết sữa của mẹ sau khi cai sữa. Hy vọng các thông tin trong bài viết này sẽ có ích với bạn đọc.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều