Lý giải nguyên nhân bé ngủ ít hay giật mình

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Flash Sale

Bé ngủ ít hay giật mình khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải lo lắng. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé mà còn khiến cho cha mẹ phải căng thẳng, mệt mỏi. Trên thực tế, đây là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra được cách khắc phục hiệu quả. Cùng Vua nệm tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngủ ít hay giật mình ở trẻ cùng cách khắc phục tình trạng này nhé! 

1. Biểu hiện của bé ngủ ít hay giật mình

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì giấc ngủ là vô cùng quan trọng. Nó giúp cho các tế bào được sản sinh, giúp các bé phát triển toàn diện hơn. Thông thường, những bé có giấc ngủ dài và sâu thì có chiều cao cũng như não bộ phát triển tốt hơn so với các bé có giấc ngủ ngắn.

Nhiều ý kiến còn cho rằng các bé ngủ ít thì sẽ kém thông minh hơn.Tuy nhiên điều đó vẫn chưa được kiểm chứng một cách khoa học và logic mà chỉ được lý giải rằng bé ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi, sẽ không muốn hoạt động, dẫn đến nhận thức chậm. 

Bé ngủ ít hay giật mình có thể phát triển trí não kém hơn

Bé ngủ ít hay giật mình có thể phát triển trí não kém hơn

Giấc ngủ cũng được coi trọng như thức ăn hay nước uống. Trẻ em nếu muốn phát triển nhanh và khỏe mạnh thì nên có giấc ngủ ngon, ngủ đủ.

Tuy nhiên, với một số bé lại xảy ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Biểu hiện của tình trạng này thường là: trẻ có thời gian ngủ ngắn, khó đi vào giấc ngủ, trẻ ngủ không sâu giấc ban đêm, hay trở mình, bị gắt ngủ hay thậm chí khi đang ngủ chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng sẽ khiến bé bị giật mình và tỉnh giấc. Đây được coi là tình trạng thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. 

Trẻ không ngủ sâu ban đêm và hay giật mình

Trẻ không ngủ sâu ban đêm và hay giật mình

Tình trạng này không quá nguy hiểm ở trẻ nếu bố mẹ phát hiện kịp thời, cũng như tìm hiểu rõ nguyên nhân để khắc phục. Tuy nhiên, nếu tình trạng này của bé không được điều chỉnh sớm thì nó sẽ ảnh hưởng đến khi bé lớn. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển cũng như những người xung quanh.

Xem thêm: Trẻ ngủ bao lâu là ngủ?

2. Nguyên nhân ngủ ít hay bị giật mình ở trẻ

2.1 Nguyên nhân về sinh lý

Trẻ em cũng như người lớn, giấc ngủ thông thường được chia làm hai giai đoạn là giấc ngủ REM và giấc ngủ Non-REM. Giấc ngủ Non-REM là giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh, nghĩa là giai đoạn mà bạn đang dần chìm vào giấc ngủ và ngủ không sâu. Còn giấc ngủ REM là giai đoạn mà bạn ở hoàn toàn trong giấc ngủ, huyết áp tăng cao và mắt chuyển động nhanh hơn. 

Ở trẻ nhỏ cần những giấc ngủ sâu (REM) để phát triển não bộ

Ở trẻ nhỏ cần những giấc ngủ sâu (REM) để phát triển não bộ

Ở người lớn, giấc ngủ Non-REM chiếm 75% và REM chiếm 25%. Nhưng ở trẻ em thì giấc ngủ REM chiếm đến 50%. Ở giấc ngủ REM là thời điểm mà não bộ của trẻ phát triển. giúp phát triển ngôn ngữ và làm tăng trí nhớ. Đây là giấc ngủ rất quan trong với bé, đặc biệt ở 3 tháng đầu tiên vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chiều cao và thể chất của bé. 

 Do vậy, bé khi ngủ không sâu giấc sẽ dễ bị thức giấc và giật mình bởi những tác động bên ngoài. 

2.2 Nguyên nhân do bệnh lý

 Một số bệnh lý khiến cho bé ngủ ít hay giật mình đó là: 

2.2.1 Do trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu canxi

Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ. Khi trẻ không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất bao gồm magie, kẽm,…có thể gây nên chứng mất ngủ, khó ngủ. Ngoài ra, sắt cũng là một chất dinh dưỡng cần được bổ sung. Vì thiếu sắt sẽ gây nên hội chứng chân không yên, khiến bé cử động chân liên tục. Nó làm cho trẻ mệt mỏi, khó ngủ vào ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày. 

Còi xương suy dinh dưỡng khiến bé ngủ ít hay giật mình

Còi xương suy dinh dưỡng khiến bé ngủ ít hay giật mình

2.2.2 Do các bệnh về đường hô hấp

Các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi làm trẻ bị khó thở ra bằng mũi do đó giấc ngủ của bé sẽ không được sâu

2.2.3 Do trẻ bị thừa cân

Thừa cân là một trong những nguyên nhân làm trẻ khó ngủ sâu giấc

Thừa cân là một trong những nguyên nhân làm trẻ khó ngủ sâu giấc

Tưởng chừng nguyên nhân này chỉ gặp ở người lớn, nhưng trên thực tế có không ít trẻ em bị thừa cân, béo phì do chế độ ăn không hợp lý của bố mẹ. Điều này cũng khiến bé lười vận động, đổ mồ hôi nhiều và gây khó ngủ. 

2.3 Do các nguyên nhân khác

2.3.1 Do môi trường xung quanh

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với tiếng ồn, dù là tiếng ồn nhỏ nhất. Khi bé gặp phải tình trạng thiếu ngủ, ngủ ít thì bé sẽ rất dễ bị giật mình bởi những tiếng ồn mà tỉnh giấc. 

Ngoài ra, môi trường phòng ngủ cũng tác động nhiều đến giấc ngủ của bé. Ánh sáng quá mạnh, phòng ngủ chật hẹp, bí bách, nóng nực, nệm quá cứng/quá mềm đều là những yếu tố tác động đến giấc ngủ của trẻ. 

Đọc thêm: Nệm nào tốt cho trẻ em

Môi trường xung quanh không thoải mái làm bé khó ngủ

Môi trường xung quanh không thoải mái làm bé khó ngủ

2.3.2 Do tã của bé bị bẩn hay quá ẩm ướt

Trẻ em thường được bố mẹ sử dụng tã, bỉm trong khi ngủ để có thể dọn dẹp dễ dàng và đảm bảo vệ sinh hơn. Nhưng điều này cũng gây nên một số tác hại nhất định. Nếu bé đi vệ sinh vào tã và bố mẹ không để ý một thời gian dài để thay thì khi đó tã sẽ rất bẩn và ẩm ướt. Chính điều này khiến cho bé khó chịu và tỉnh giấc. 

Nếu bé ngủ ít hay giật mình hãy kiểm tra tã của con

Nếu bé ngủ ít hay giật mình hãy kiểm tra tã của con

2.3.3 Do trẻ bị quá no hay quá đói

Trẻ bị quá đói hay quá no cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu trong người, hay quấy khóc khi ngủ. Dẫn đến việc giấc ngủ của bé bị ngắn lại, bé sẽ nhạy cảm hơn và dễ giật mình khi ngủ hơn. 

2.3.4 Do chế độ sinh hoạt không hợp lý

Chế độ sinh hoạt ăn ngủ nghỉ của bé đều do bố mẹ thiết lập. Nhiều bố mẹ không biết cách bố trí giờ giấc hợp lý, dẫn đến tình trạng bé ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc ngủ vào khoảng 17-18h khiến cho buổi tối bé sẽ khó ngủ hơn. 

Bên cạnh đó, giờ giấc ăn uống không điều độ cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bé. 

Chế độ sinh hoạt không hợp lý làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của con

Chế độ sinh hoạt không hợp lý làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của con

Đọc thêm: Những sai lầm nghiêm trọng của mẹ khiến trẻ mất ngủ và cách khắc phục

3. Cách khắc phục tình trạng trẻ bị khó ngủ, ngủ ít và hay bị giật mình

Điều quan trọng để khắc phục được tình trạng bé ngủ ít hay giật mình đó là bố mẹ cần phải hiểu rõ được nguyên nhân để tìm ra được biện pháp hiệu quả. Dưới đây sẽ là một số biện pháp điều trị mà bố mẹ có thể tham khảo. 

3.3 Giúp trẻ làm quen và phân biệt được ban ngày và ban đêm

Đây là cách hiệu quả khi áp dụng với trẻ sơ sinh. Vì các bé còn quá nhỏ để có thể phân biệt được ngày và đêm. Điều này đã gây nên sự xáo trộn trong giấc ngủ của bé. 

Giúp bé phân biệt ngày đêm để ngủ ngoan hơn

Giúp bé phân biệt ngày đêm để ngủ ngoan hơn

Để có thể giúp bé dễ dàng phân biệt được thì bạn có thể mở rèm cửa vào ban ngày để ánh sáng chiếu rọi vào phòng. Nó sẽ giúp căn phòng thông thoáng hơn, đồng thời bé sẽ không cảm thấy buồn ngủ. Đồng thời, bạn nên trò chuyện, vui chơi với bé. Còn vào ban đêm, không gian trong phòng nên được giữ yên tĩnh nhất để bé có thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ. 

3.2 Thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý

Để có thể thiết lập chế độ sinh hoạt một cách hợp lý, bao gồm giờ ăn uống, giờ ngủ và giờ thức, bố mẹ nên quan sát bé sinh hoạt một thời gian. Ngoài ra, việc tìm đến các bác sĩ, chuyên gia cũng sẽ giúp bố mẹ có một chế độ chăm sóc bé khoa học và tốt nhất. 

Chế độ sinh hoạt hợp lý con ngủ ngon mẹ nhàn

Chế độ sinh hoạt hợp lý con ngủ ngon mẹ nhàn

3.3 Cho bé ăn trước khi ngủ

Việc cho bé ăn trước khi ngủ đồng nghĩa với việc cho bé ăn vừa đủ, không nên cho ăn quá ít hoặc quá nhiều. Khi bé ăn đủ no sẽ nhanh chóng cảm thấy buồn ngủ và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. 

Đảm bảo bé ăn đủ no trước khi ngủ

Đảm bảo bé ăn đủ no trước khi ngủ

3.4 Tập cho bé vận động nhiều hơn

Các hoạt động vui chơi, chạy nhảy nhẹ nhàng trong ngày vừa giúp bé giải phóng năng lượng, vừa khiến bé cảm thấy nhanh mệt và ngủ sâu hơn vào ban đêm. Đồng thời, bé hoạt động nhiều cũng sẽ tốt cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện sau này. 

Cho bé vận động nhiều hơn

Cho bé vận động nhiều hơn

Xem thêm: 5 cách đơn giản giúp bé ngủ đúng giờ vào buổi tối

4. Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân cũng như các cách đơn giản để khắc phục tình trạng bé ngủ ít hay giật mình. Đây là một tình trạng hay gặp không quá đáng lo ngại. Nhưng khi mà nó xảy ra trong một thời gian thì bố mẹ nên lưu ý đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế để quá trình điều trị được diễn ra sớm nhất. 

Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm Nệm & Chăn Ga Gối chính hãng, vui lòng đừng ngần ngại liên hệ: Hotline mua hàng: 1800 2092 (Miễn phí cước).

Hoặc trực tiếp đến một trong các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng Vua Nệm trên toàn quốc: https://vuanem.com/stores để được trải nghiệm thực tế trước quyết định mua hàng.

Yên tâm lựa chọn những sản phẩm mình yêu thích mà không cần lo lắng về giá với chính sách hỗ trợ trả góp lãi suất 0%. Tham khảo tại đây: https://vuanem.com/tra-gop-online

Để dễ dàng cho việc ra quyết định mua hàng, các bạn có thể xem thêm các feedback của khách hàng khi mua hàng tại Vua Nệm trong link bài viết này nhé!

Đánh giá post
Vua Nệm

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM