Sức khỏe giấc ngủ

Tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh – Trẻ cần ngủ bao lâu là đủ?

CẬP NHẬT 07/09/2021 | BỞI Vua Nệm Team

Chúng ta đều biết đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ là vô cùng quan trọng. Trong những năm tháng đầu đời, cơ thể trẻ có thể phát triển nhanh cùng với khả năng nhận thức tăng cũng là nhờ vào giấc ngủ. Vì thế, giấc ngủ của trẻ cần phải được đảm bảo cả về chất lượng và cả thời gian. Vậy làm cách nào để giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chất lượng và tròn giấc? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Thời gian ngủ cần thiết

Việc phát triển tốt cơ thể và tinh thần của trẻ phụ thuộc nhiều vào các giấc ngủ dài. Vậy bạn có biết trẻ sơ sinh cần ngủ bao lâu để đảm bảo được sự phát triển ấy? Hãy xem qua biểu đồ thời gian ngủ trung bình của trẻ dưới đây để cùng tìm hiểu.

Độ tuổi

Tổng thời gian ngủ

Thời gian ngủ buổi tối

Thời gian ngủ ban ngày

Trẻ mới sinh

16 tiếng

8 – 9 tiếng

8 tiếng

1 tháng

15,5 tiếng

8 – 9 tiếng

7 tiếng

3 tháng

15 tiếng

9 – 10 tiếng

4 – 5 tiếng

6 tháng

14 tiếng

10 tiếng 

4 tiếng 

9 tháng

14 tiếng

11 tiếng

3 tiếng

1 năm

14 tiếng

11 tiếng

3 tiếng

1,5 năm

13,5 tiếng

11 tiếng

2,5 tiếng

2 năm

13 tiếng 

11 tiếng

2 tiếng

Ở khoảng thời gian đầu, trẻ sơ sinh sẽ ngủ rất nhiều. Thời gian ngủ có thể lên đến 18 tiếng một ngày với khoảng 3 tới 4 tiếng cho một giấc ngủ. Lúc này do vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa ngày và đêm nên trẻ có thể ngủ bất kể thời gian nào. Thế nên, việc trẻ thức dậy vào nửa đêm hay rạng sáng là hoàn toàn có thể. 

Khi trẻ lớn lên
Khi trẻ lớn lên thì thời gian ngủ cũng từ từ giảm xuống và giấc ngủ buổi tối sẽ dài ra.

Khi trẻ lớn lên thì thời gian ngủ cũng từ từ giảm xuống và giấc ngủ buổi tối sẽ dài ra. Giấc ngủ buổi tối ở trẻ sẽ ổn định hơn khi trẻ vào khoảng 6 tháng tuổi. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có chu kỳ ngủ khác với người lớn. Trẻ sẽ dành rất nhiều thời gian cho giai đoạn REM (chu kỳ giấc mơ).

2. Những lý do khiến trẻ khó ngủ

2.1 Môi trường ngủ

Một môi trường ngủ không tốt có thể ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của trẻ nhỏ. Để tạo ra một môi trường ngủ tốt, các cha mẹ cần đảm bảo căn phòng đủ yên tĩnh, đủ tối với nhiệt độ thích hợp. 

2.2 Nhiệt độ

Trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ.

Như chúng ta đã biết, trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ. Quá lạnh hay quá nóng đều có thể ảnh hưởng ít nhiều đến giấc ngủ của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ có một giấc ngủ ngon và chất lượng, các cha mẹ cần đảm bảo được nhiệt độ cơ thể ổn định cho trẻ. 

2.3 Nhu cầu cá nhân

Đương nhiên, trẻ sơ sinh không thể ngủ ngon khi đang đói hoặc tã bị dơ. Vì thế, hãy thay tã cho trẻ thường xuyên và ăn uống đầy đủ nhất là vào những tháng đầu mới sinh, khi mà nhu cầu ăn uống của trẻ rất cao. Bên cạnh đó, cũng đừng quên kiểm tra tã của trẻ. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo được sức khỏe cũng như giấc ngủ của trẻ.

2.3 Lo lắng khi bị tách khỏi cha mẹ

Đây là một dạng lo lắng thường gặp đối với những trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Lúc này, trẻ vẫn chưa nhận biết được đây chỉ là sự tách khỏi tạm thời nên thường dẫn đến lo lắng gây thiếu ngủ. 

Những trẻ sơ sinh gặp tình trạng này có thể sẽ khóc một hoặc nhiều lần trong đêm sau khi thức dậy. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ đeo bám cha mẹ hơn, từ chối ngủ khi không có người bên cạnh và khóc khi cha mẹ rời khỏi phòng.

 trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi khóc
Những trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có thể sẽ khóc một hoặc nhiều lần trong đêm sau khi thức dậy.

2.4 Ảnh hưởng từ bệnh

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu hơn nếu so với người lớn nên trẻ dễ mắc các bệnh vặt. Và các căn bệnh thường đi kèm với việc mất ngủ. Hãy tiêm chủng đầy đủ và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để hạn chế bệnh tật ở trẻ. 

3. Các phương pháp giúp trẻ có thể tự ngủ

3.1 Lập ra thói quen ngủ cho trẻ

Những trẻ sơ sinh được tập thói quen ngủ từ nhỏ sẽ ít quấy khóc và ngủ dễ hơn so với các đứa trẻ khác. Cha mẹ có thể bắt đầu luyện tập thói quen ngủ cho trẻ khi trẻ khoảng 6 tới 8 tuần tuổi. Nếu sử dụng phương pháp này, bạn nên chú ý tới những điểm sau:

  • Hãy thực hiện các hoạt động tiêu hao sức lực vào ban ngày và dành các hoạt động nhẹ cho buổi tối để trẻ không quá phấn kích khi ngủ mà vẫn mệt mỏi, cần phải ngủ.
  • Lập lại các hành động theo trật tự từ đêm này qua đêm khác và xếp các hoạt động trẻ thích ở cuối cùng.
  • Hãy thực hiện các hoạt động này trong phòng ngủ để khiến trẻ mong ngóng tới giờ ngủ hơn.
  • Giữ môi trường phòng ngủ không thay đổi để tạo cảm thấy quen thuộc, bình tĩnh nếu trẻ có thức giấc giữa đêm vì mọi thứ vẫn giữ nguyên như trước khi trẻ ngủ.
trẻ sơ sinh
Những trẻ sơ sinh được tập thói quen ngủ từ nhỏ sẽ ít quấy khóc và ngủ dễ hơn so với các đứa trẻ khác.

3.2 Phương pháp Ferber

Một trong những phương pháp huấn luyện giấc ngủ nổi tiếng nhất ở trẻ sơ sinh chính là phương pháp Ferber. Mục đích chính của Ferber là dạy cho trẻ làm cách tự ngủ. 

Người tạo ra phương pháp này, tiến sĩ Richard Ferber khuyến khích các bậc cha mẹ chỉ nên dùng phương pháp Ferber khi trẻ khoảng 5 hoặc 6 tháng tuổi. Cách thực hiện phương pháp Ferber là:

  • Hãy đặt trẻ đang trong trạng thái mơ ngủ nhưng vẫn còn tỉnh vào giường của mình rồi ra khỏi phòng. 
  • Nếu trẻ khóc thì bạn hãy đợi vài phút rồi mới quay vào xem trẻ. Thời gian chờ phụ thuộc vào bạn nhưng nên nằm trong khoảng 1 tới 5 phút. 
  • Khi quay lại, hãy cố trấn an trẻ nhưng đừng bế trẻ lên và đừng ở lại quá 3 phút cho dù trẻ vẫn còn khóc. Việc thấy mặt cha mẹ cũng đủ để giúp trẻ thấy an toàn hơn và có thể tự ngủ được.
  • Nếu trẻ vẫn còn khóc hãy tiếp tục lập lại quy trình này nhưng hãy bắt đầu kéo dài thời gian chờ ngoài phòng ra.
  • Hãy tiếp tục như vậy trong nhiều đêm với thời gian chờ ngày càng dài.

Phương pháp này có thể mang tới nhiều khó khăn cho cha mẹ trong giai đoạn đầu nhưng thường có hiệu quả nhanh trong khoảng 3 đến 4 ngày và chỉ trong một tuần bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt trong thời gian ngủ của trẻ.

phương pháp Ferber
Mục đích chính của Ferber là dạy cho trẻ làm cách tự ngủ.

4. Những điều cần biết để tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

 

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là một cơn ác mộng đối với các bậc phụ huynh. Hội chứng này thường xuất hiện ở trẻ dưới một tuổi và có quan hệ nhiều đến giấc ngủ của trẻ. Để hạn chế tình trạng đột tử ở trẻ, các cha mẹ có thể tham khảo thực hiện các điều sau:

  • Chích ngừa đầy đủ để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Để trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa cho tới khi một tuổi. Tư thế nằm này có thể hạn chế nguy cơ đột tử và ngạt thở ở trẻ.
  • Dùng một tấm nệm có độ cứng mềm vừa phải để bảo vệ khung xương và giảm nguy cơ đột tử ở trẻ. Xem thêm: Kinh nghiệm mua nệm cho trẻ sơ sinh
  • Hãy đặt trẻ ở chung phòng với bạn nhưng khác giường để trẻ có thể tự lập trong giấc ngủ và bạn vẫn có thể đảm bảo được sự an toàn của trẻ.
  • Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu và thuốc lá trong thay kỳ hoặc sau sinh.
  • Đừng dùng quá nhiều thứ để bảo vệ mặt hoặc đầu của trẻ. Việc này sẽ giúp trẻ không bị nóng nực và giảm nguy cơ đột tử.
  • Không đặt nhiều vật mềm như gối, mền hay thú bông trên giường của trẻ để tránh những tình trạng ngạt thở và đột tử khi ngủ.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là một cơn ác mộng đối với các bậc phụ huynh.

Việc đảm bảo cho sức khỏe và giấc ngủ của trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Một giấc ngủ ngon và chất lượng có thể đem tới sự phát triển tốt nhất cho trẻ. Vì thế Vua Nệm hy vọng bài viết này có thể giúp các bậc cha mẹ hiểu thêm về giấc ngủ của trẻ cũng như các biện pháp giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Nguồn tham khảo: Stanford Children’s Health, Wikipedia

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team