Trong bữa ăn dân dã của mỗi gia đình người Việt có rất nhiều món rau, tuy chế biến đơn giản nhưng lại đưa cơm và đầy đủ chất dinh dưỡng. Một ví dụ điển hình chính là những dĩa rau bí thơm ngon. Để giúp bạn có thể hiểu hơn về tác dụng cũng như cách chế biến rau bí, Vua Nệm sẽ cung cấp những thông tin cụ thể ngay trong bài viết này. Hãy cùng theo dõi và khám phá nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Rau bí là rau gì?
- 2. Ăn rau bí có tốt không?
- 3. Tác dụng của rau bí
- 3.1. Giúp tim khỏe mạnh
- 3.2. Tăng cường hệ miễn dịch, điều trị thiếu máu
- 3.3. Giúp da mềm mại và săn chắc
- 3.4. Tăng cường sức khỏe tình dục
- 3.5. Giảm triệu chứng viêm khớp
- 3.6. Giúp răng, xương chắc khỏe
- 3.7. Giảm hội chứng tiền mãn kinh
- 3.8. Ngăn ngừa táo bón, chống ung thư
- 3.9. Giúp ngăn ngừa lão hóa sớm
- 3.10. Kiểm soát bệnh tiểu đường
- 4. Cách chế biến rau bí
- Lời kết
1. Rau bí là rau gì?
Rau bí thật ra chính là phần lá và ngọn của cây bí đỏ đang trong quá trình phát triển. Ở nhiều nơi sẽ gọi rau bí là đọt bí vì chủ yếu các món ăn sẽ được chế biến từ thành phần này.
Cây bí đỏ được trồng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, từ miền núi đến đồng bằng. Mọi bộ phận của cây bí đỏ đều có thể sử dụng được. Thân, lá, hoa bí dùng làm rau, quả dùng nấu canh, làm sữa, hạt bí dùng để làm món ăn chơi cho vui miệng, làm ngũ cốc.
Phần ngọn rau bí có màu xanh lục nhưng nhạt hơn phần lá bên dưới. Thân rau bí có lông, khi chạm vào sẽ tạo cảm giác châm chích nhẹ nhưng không gây ngứa quá lâu.
Rau bí ưa sống ở những vùng đất giàu dinh dưỡng, chịu nắng khá tốt nhưng cần phải tưới đủ nước mới phát triển tốt. Cây rau bí có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, nếu ngọn này bị cắt đi sẽ tiếp tục mọc ra ngọn mới.
2. Ăn rau bí có tốt không?
Rau bí không chỉ ngon miệng mà còn là món ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong 100g rau bí có chứa:
- Nước : 36.22g
- Protein: 1.23g
- Chất béo: 0.16g
- Canxi : 15 mg
- Sắt: 0.87 mg
- Magie: 15 mg
- Phốt pho: 41 mg
- Kali: 170 mg
- Natri: 4 mg
- Kẽm: 0.08 mg
- Mangan: 0.138 mg
- Vitamin C: 4.3 mg
3. Tác dụng của rau bí
3.1. Giúp tim khỏe mạnh
Trong rau bí chứa nhiều chất xơ hòa tan FOS có khả năng ngăn chặn quá trình hấp thụ cholesterol. Nhờ vậy mà giảm bớt lượng cholesterol xấu trong máu. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ đẩy lùi được những căn bệnh ảnh hưởng đến tim mạch khi ăn rau bí.
Bên cạnh đó, rau bí cũng chứa hàm lượng Kali khá cao, lên đến khoảng 170 mg. Khoáng chất này có tác dụng ổn định nhịp tim và giảm nguy cơ bị đột tử.
3.2. Tăng cường hệ miễn dịch, điều trị thiếu máu
Hàm lượng Sắt có trong rau bí là khoảng 0.87 mg, con số này được cho là khá cao. Chất sắc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao và đẩy mạnh sự hiệu quả của hệ miễn dịch. Đồng thời, khoáng chất này cũng giúp cơ thể chống lại một số căn bệnh và kháng viêm.
Ngoài ra, lượng Vitamin B9 (Axit Folic) dồi dào cũng giúp rau bí trở thành món ăn bổ dưỡng cho người thiếu máu. Axit Folic là chất cần thiết để cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu. Một khi hồng cầu tăng lên, tình trạng thiếu máu sẽ không còn khiến bạn lo lắng nữa.
3.3. Giúp da mềm mại và săn chắc
Rau bí là thực phẩm giàu Vitamin A giúp ức chế sự hình thành và phát triển các gốc tự do. Ăn rau này còn hỗ trợ quá trình đào thải độc tố cho da, mang đến cho bạn làn da mềm mại và đàn hồi nhờ được cấp ẩm đầy đủ,
Hơn nữa, rau bí còn chứa nhiều Vitamin C, một hoạt chất có lợi cho quá trình trắng hóa làn da. Đồng thời, Vitamin C cũng giúp phục hồi vết thương nhanh chóng và ngăn chặn sự hình thánh các mô sẹo.
3.4. Tăng cường sức khỏe tình dục
Các nghiên cứu khoa học cho thấy rau bí có lợi cho chức năng sinh sản. Bởi lẽ trong rau chứa phần lớn các chất chống oxy hóa như Axit Oleic, Axit Linoleic, Vitamin A, Tannin,… Các hoạt chất này được chứng minh là hỗ trợ quá trình làm việc của tinh hoàn. Nhờ vậy mà bộ phận này sản xuất được nhiều tinh trùng và giúp tăng sự ham muốn ở nam giới.
3.5. Giảm triệu chứng viêm khớp
Người bị viêm khớp dạng thấp có thể bổ sung thường xuyên món rau bí vào thực đơn hằng ngày. Trong lá bí chứa nhiều Vitamin B6, một hoạt chất giúp làm giảm các cơn đau cơ và khớp.
3.6. Giúp răng, xương chắc khỏe
Canxi và Phốt pho là 2 thành phần dồi dào có trong rau bí. Những khoáng chất này cực kỳ cần thiết cho quá trình phát triển của xương và răng. Đối với xương, Canxi và Phốt pho giúp hạn chế tình trạng cứng khớp, trong khi đó chúng lại hỗ trợ bảo vệ nướu, men răng và ngăn ngừa sâu răng.
3.7. Giảm hội chứng tiền mãn kinh
Chất Mangan có trong rau bí giúp hạn chế những tác dụng phụ của hội chứng tiền mãn kinh. Nếu chính bạn hoặc người thân trong gia đình đang phải trải qua giai đoạn khó khăn này với các triệu chứng như dễ cáu gắt, đau đầu, trầm cảm,… hãy bổ sung vào thực đơn ăn hằng ngày của họ thực phẩm giàu Mangan, điển hình là rau bí.
3.8. Ngăn ngừa táo bón, chống ung thư
Chất xơ trong rau bí giúp kích thích nhu động ruột nên hạn chế đến mức tối đa chứng táo bón. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp bạn phòng chống bệnh trĩ, viêm đại tràng,… Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu dài hạn đã chỉ ra rằng chất xơ cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc ngăn chặn các tế bào ung thư.
3.9. Giúp ngăn ngừa lão hóa sớm
Sở dĩ rau bí có khả năng đẩy lùi lão hóa là nhờ vào lượng Đồng dồi dào. Đồng khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với Enzyme và ngăn chặn oxy hóa Superoxide Effutase.
Nhờ vậy mà ăn nhiều rau bí giúp cơ thể bảo vệ tốt màn tế bào, không tạo cơ hội cho gốc tự do phát triển. Dùng rau bí đều đặn hỗ trợ giảm nếp nhăn, vết đồi mồi, mang đến cho bạn làn da trẻ trung và hồng hào.
3.10. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Rau bí đỏ chứa 2 hợp chất Ethyl Acetate và Polysaccharide giúp hạ đường huyết hiệu quả. Chính vì vậy mà người bị bệnh tiểu đường nên bổ sung thực phẩm này nhiều hơn để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe.
4. Cách chế biến rau bí
4.1. Cách bóc rau bí
Nếu không biết cách sơ chế thì rau bí khi xào sẽ rất xơ và bạn không thể cảm nhận được toàn bộ hương vị thơm ngon của món ăn. Hãy làm theo hướng dẫn sau để hoàn thành món rau bí một cách xuất sắc nhé:
- Ngắt hết tất cả các lá (bao gồm cả phần cuống lá) chỉ để lại phần ngọn và phần thân.
- Bóc xơ ở cuống lá trước, sau khi bóc xong thì dùng tay vò sơ lá để làm mềm phần lông tơ.
- Tiếp tục bóc xơ ở phần thân rau bí một cách cẩn thận, tước xơ từ dưới lên trên, một tay uốn cong thân, một tay nhẹ nhàng bóc xơ.
- Sau khi bóc xơ xong thì ngắt thân thành từng đoạn nhỏ vừa ăn.
4.2. Những món ngon từ rau bí
Rau bí có nhiều cách chế biến nhưng được ưa chuộng nhiều nhất là món hấp và xào:
- Hấp rau bí chỉ cần thêm một ít nước để đáy nồi không bị khét. Sau khoảng 3 – 4 phút hấp thì rau bí sẽ tự tiết ra nước. Trước khi hấp, bạn nên cho vào một ít dầu ăn, muối, đường và bột ngọt rồi trộn đều. Làm như vậy sẽ giúp món rau bí hấp đậm vị hơn.
- Xào rau bí cần kết hợp với một ít tỏi băm sẽ tạo hương thơm hấp dẫn hơn. Bạn cũng có thể xào rau với thịt bò để tăng thêm sự bổ dưỡng cho món ăn.
>> Xem thêm:
- Rau Sam là gì? Có ăn được không? Rau Sam chữa được bệnh gì?
- Rau sắng là rau gì? Có ăn được không? Rau sắng mọc ở đâu?
Lời kết
Rau bí là thực phẩm có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều chợ cũng như siêu thị. Khi mua rau, bạn cần lưu ý chọn những bó tươi, vừa mới thu hoạch càng tốt để tiện lợi trong khâu sơ chế. Để đảm bảo an toàn, bạn cũng có thể mua hạt giống về tự gieo trồng rau bí tại nhà.