Chuyện quanh ta

Rau sắng là rau gì? Có ăn được không? Rau sắng mọc ở đâu?

CẬP NHẬT 18/11/2022 | BỞI Tiến Kiều

Là một đất nước thuộc khí hậu nhiệt đới, Việt Nam sở hữu nhiều loại nông sản lạ, điển hình như rau sắng. Loại rau này không quá phổ biến và thường chỉ được dùng để làm thức ăn cho vật nuôi. Tuy nhiên, ở một số vùng, rau sắng chính là một trong những nguyên liệu để tạo nên các món ăn tuyệt vời. Nếu bạn đang có cùng thắc mắc rau sắng là gì, mọc ở đâu và có ăn được không thì hãy khám phá ngay với Vua Nệm qua bài viết dưới đây.

1. Rau sắng là gì?

Danh pháp khoa học của rau sắng là Melientha Suavis, thường được gọi dưới nhiều tên khác nhau như rau ngót rừng, rau mì chính,… Hầu như tất cả các bộ phận của cay rau sắng đều có ích. Khi thu hoạch, người ta sẽ lấy lá non, đọt, lá bánh tẻ, hoa và quả non.

Có 2 loại rau sắng đang sống ngoài tự nhiên:

  • Rau sắng thân gỗ: cao khoảng 5 – 7m, đường kính khoảng 15 – 25cm, khi còn non thân có màu xanh lục và dần chuyển màu trắng mốc lúc về già, lá đơn có gân nổi vô cùng rõ rệt.
  • Rau sắng thân leo: thân dẻo, mềm, xanh lục, nhỏ nhắn, lá đơn và kích thước không quá lớn, giá trị kinh tế không cao bằng rau sắng thân gỗ.

Câu rau sắng hiện nay được tìm thấy nhiều nhất ở các vách đá và núi đã vôi với độ cao khoảng 100 – 200m so với mực nước biển. Các tỉnh phân bố đều của cây gồm Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng,…

rau sắng là rau gì
Rau sắng còn có tên gọi khác là rau ngót rừng

2. Rau sắng có ăn được không?

Không những có thể ăn được mà cây rau sắng còn được coi là đặc sản của một số tỉnh thành khu vực miền núi phía Bắc nước ta. Vì sinh sống ngoài thiên nhiên nên đây là loại rau cực kỳ sạch, không cần chăm bón vẫn phát triển tố. Vị rau sắng ngọt thanh, trong rau chứa nhiều dưỡng chất mà đặc biệt là chất đạm và vitamin C. 

3. Thành phần dinh dưỡng trong rau sắng

Trong 100g rau sắng bao gồm:

  • Khoảng 6.5 – 8.2g Protit
  • Khoảng 0.23g Lysine
  • Khoảng 0.19g Methionin
  • Khoảng 0.08g Tryptophan
  • Khoảng 0.25g Phenylanalin
  • Khoảng 0.45g Treonin
  • Khoảng 0.22g Valin
  • Khoảng 0.26g Leucin
  • Khoảng 0.23g Isoleucin
  • Khoảng 11.5 mg vitamin C
  • Khoảng 0.6 mg Caroten
cây rau sắng
Rau sắng là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng

4. Chữa bệnh bằng rau sắng

Bên cạnh việc được dùng để làm những món ăn ngon, độc đáo, rau sắng còn hỗ trợ chữa một số bệnh sau:

  • Chữa nhiệt miệng: Rau sắng có tính hàn (mát) nên được dùng để chữa nhiệt miệng và mang lại kết quả vô cùng tốt. Nếu nốt nhiệt miệng của bạn lâu ngày không hết, hãy giã nát một nắm lá rau sắng, vắt lấy nước cốt rồi uống trong khoảng 2 ngày.
  • Chữa táo bón: Chứng táo bón khiến bạn khó chịu và bất tiện trong cuộc sống nay đã có thể chữa khỏi nhanh chóng nhờ rau sắng. Như đã nói rau sắng có tính hàn nên ăn hoặc uống nước cốt của loại thực vật này sẽ giúp đường ruột được cải thiện.
  • Tốt cho phụ nữ sau sinh: Rau sắng và rễ cây rau sắng có tác dụng làm co bóp tử cung. Do đó, nó rất tốt cho phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ vừa bị sảy thai. Phụ nữ sau sinh hoặc vừa mới bị sảy thai thường được khuyên dùng rau sắng hoặc rễ của cây để cải thiện sức khỏe. Bởi 2 thành phần này có khả năng giúp tử cung co bóp để đẩy nhau thai còn sót lại ra ngoài.
  • Giảm cân: Trong rau sắng chứa nhiều chất xơ, vitamin, axit amin cùng các hợp chất như methionin, lysine, caroten,… Chính vì vậy mà ăn rau sắng thường xuyên sẽ giúp cơ thể bổ sung dưỡng chất có lợi mà vẫn không gây tăng cân.
  • Chữa tưa lưỡi ở trẻ: Chứng tưa lưỡi khiến trẻ khó chịu và quấy khóc sẽ không còn là vấn đề nếu được chữa bằng rau sắng. Bố mẹ chỉ cần dùng nước cốt rau sắng trộn chung với một ít mật ong, sau đó thấm vào tấm gạc và chà lên lưỡi bé. Lặp lại 2 lần mỗi ngày thì bé sẽ nhanh chóng bú bình trở lại và không còn thấy khó chịu nữa.
  • Lợi tiểu, thông huyết: Nước ép từ phần rễ của rau sắng có thể giúp những người mắc chứng khó tiểu thoải mái hơn.
rau sắng rừng
Rau sắng có thể hỗ trợ chữa được nhiều bệnh

5. Món ngon với rau sắng

5.1. Rau sắng thịt băm

Rau sắng thịt băm là một món canh giải nhiệt mùa hè được nhiều người yêu thích. Cách chế biến món ăn này cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần rửa sạch rau, xào thịt trước với gia vị, thêm nước rồi đun đến lúc sôi và thả rau vào, nêm nếm lại vừa ăn, cuối cùng tắt bếp, cho ra tô và thưởng thức.

5.2. Rau sắng xào thịt bò

Rau sắng xào thịt bò là món ăn có nhiều dưỡng chất mà cách chế biến lại không hề cầu kỳ. Rau sắng sau khi mua về thì rửa sạch, thịt bò thái đúng thớ rồi ướp gia vị trong vòng 30 phút. Đập dập vài tép tỏi, bóc vỏ và phi lên cho thơm, sau đó cho thịt đã ướp vào xào sơ qua, trút ra dĩa và để riêng. 

Tiếp theo vẫn dùng chiếc chảo xào thịt bò thêm dầu rồi cho rau sắng vào xào trên lửa lớn để giữ được độ xanh của rau. Khi rau sắp chín, cho phần thịt bò lúc nãy vào xào chung, nêm nếm lại lần nữa và tắt bếp.

rau sắng nấu món gì
Rau sắng xào thịt bò là món ăn bổ dưỡng

5.3. Rau sắng nấu tôm khô

Nếu không muốn nấu canh sắng với thịt bằm thì chúng ta cũng có thể thay đổi nguyên liệu thành tôm khô. Tôm khô sau khi rửa sạch với nước muối pha loãng thì tiếp tục ngâm cho nở trong khoảng 10 phút. 

Sau khi vớt tôm ra thì mang đi giã nát, xào sơ qua rồi cho nước vào đun sôi để nước được ngọt. Cuối cùng cho rau sắng vào và nêm nếm sao cho vừa miệng là được.

6. Lưu ý khi ăn rau sắng

Mặc dù rau sắng được cho là lành tính và tốt cho sức khỏe nhưng không nên sử dụng một cách tùy tiện trong những trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai: Rau sắng có thể khiến tử cung co thắt và điều này không hề tốt với phụ nữ đang mang thai. Chính vì vậy mà các mẹ bầu tốt nhất là không nên ăn món này trong thai kỳ.
  • Những người có huyết áp thấp: Rau sắng điều hòa khí huyết và cực kỳ tốt cho người mắc chứng huyết áp cao. Tuy nhiên những người bị huyết áp thấp thì không nên sử dụng.

7. Cách trồng rau sắng

Cả cây rau sắng đực và cái đều ra hoa. Hoa của chúng trắng muốt và nhỏ lấm tấm tựa hoa ngâu. Người ta thường gọi hoa sắng là chùm ròng ròng. Tuy nhiên, chỉ có hoa của cây cái mới có khả năng kết quả.

Mặc dù chỉ là cây dại mọc hoan dã ngoài thiên nhiên nhưng rau sắng lại được liệt kê vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ Việt Nam. Hiện trạng này xảy ra do nạn khai thác kiểu tận thu mà của người dân mà không hề có kế hoạch bảo tồn và phát triển.

Cây rau sắng thích sống trong môi trường ẩm ướt, lấy chất dinh dưỡng trong mùn đất do lá cây phân hủy tạo thành để phát triển. Chính vì vậy mà cây sắng thường mọc dưới tán của loài cây khác và đặc biệt không ưa phân bón hóa học.

Việc trồng rau sắng không hề dễ dàng do loài thực vật này khá kén đất, nhạy cảm với những phương pháp chăm sóc công nghiệp. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể nhân giống được bằng hạt và rễ của cây. 

cách trồng cây rau sắng
Cách trồng cây rau sắng

Hiện nay, nhờ có biện pháp bảo tồn nghiêm túc mà một số tỉnh như Phú Thọ, Hà Tây đã trồng thành công cây rau sắng. Bước đầu, cây sẽ được phân tán và trồng xen kẽ trong các khu rừng nguyên sinh và vườn trái cây.

Sau khi trồng thì phải chờ khoảng 3 – 4 năm mới có thể thu hái vụ rau sắng đầu tiên. Khi phần đọt bị cắt đi, cây sẽ phát triển nhanh hơn bình thường và mọc ra tua tủa nhiều chồi non. Cuối mùa đông, cây sẽ thay lá để đón chờ mùa xuân đâm chồi nảy lộc. Tháng 3 và tháng 4 là lúc thu hoạch ngọn, lá và hoa rau sắng.

>> Xem thêm: 

Lời kết

Rau sắng là loài cây vừa có giá trị dinh dưỡng vừa mang lại thu nhập tốt cho người dân. Mỗi cân rau sắng hiện nay có mức giá dao động từ 100 – 150 nghìn VNĐ. Nếu đang ở những vùng đất có đầy đủ điều kiện canh tác, bạn có thể thử trồng cây rau sắng để phục vụ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của gia đình nhé!

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều