Rau Sam thường bị nhầm lẫn là một loài hoa, giống như hoa mười giờ và không nhiều giá trị gì ngoài việc trang trí. Tuy nhiên, ít ai biết rằng rau Sam trên thực tế là một nguyên liệu dùng để chế biến nên những món ăn ngon và đặc sắc. Bên cạnh đó, thực vật này còn hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết hơn về loài rau này nhé!
Nội Dung Chính
1. Rau Sam là gì?
Rau Sam có tên khoa học là Portulaca Oleracea, họ Portulacaceae. Tuổi thọ cao nhất của cây chỉ khoảng 1 năm và chiều cao tối đa đạt được là 40cm. Thân rau Sam mọng nước, trơn nhẵn, màu tím đỏ và bò sát mặt đất.
Lá rau Sam mọc xen kẽ nhau, màu xanh và cũng thuộc dạng mọng nước. Phần rễ của cây khá mềm mại, gồm rễ cái và các rễ thứ dạng sợi. Rau Sam ưa đất cát, thậm chí là đất không giàu chất dinh dưỡng và có khả năng chịu hạn cực kỳ cao.
Hoa của rau Sam được đánh giá là có giá trị thẩm mỹ và có thể dùng để trang trí. Hoa có 5 cánh, màu vàng hoặc đỏ hồng, đường kính khoảng 0.6cm, thường nở từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu. Rau Sam cũng có quả nhưng rất nhỏ, chứa hạt, có hình đậu.
Dù được gọi là rau nhưng cách thức sinh trưởng của cây không khác nhiều so với cỏ dại. Vì vậy mà nhiều người lầm tưởng rau Sam là cỏ và thường vứt bỏ mỗi khi dọn vườn.
Rau Sam có vị hơi chua xen lẫn vị mặn rất riêng, nếu có dịp thưởng thức một lần sẽ không thể nào quên được. Người ta thường dùng rau Sam để trộn salad, luộc, nấu canh, xào tỏi đều ngon. Ngoài ra, rau cũng có thể là nguyên liệu cho các món súp hoặc dùng để nhúng lẩu.
2. Nguồn gốc rau Sam
Rau Sam được tìm thấy lần đầu tiên tại vùng Trung Đông và Ấn Độ. Tại những nơi này, rau Sam được xem là loài cỏ dại và đã xuất hiện từ rất lâu trước đây.
Ngược dòng thời gian, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của loài thực vật này ở nhiều địa điểm trong thời tiền sử. Ví dụ như hạt giống rau Sam có trên cổ vật ở Kastanas và khu bảo tồn nữ thần Hera đảo Samos. Chúng được cho là đã có mặt ở đây từ thế kỷ thứ 7 TCN.
Trong thời cổ đại, nhà triết học Pliny the Elder đã phát hiện được những đặc tính chữa bệnh quý giá của loài rau này. Vì vậy ông luôn nhắc nhở dân chúng hãy mang theo bên mình như một lá bùa hộ mệnh mỗi khi đi xa.
Hiện nay, nhờ sự di cư và phát triển của loài người mà rau Sam đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những dải rau Sam mọng nước ở Bắc Phi, Nam Âu, Trung Đông, Ấn Độ, châu Á, Úc,…
3. Rau Sam chữa bệnh gì?
3.1. Rau Sam chữa giun
Dùng rau Sam để chữa giun là một trong những bài thuốc dân gian khá phổ biến được nhiều người áp dụng. Trước khi giã để lấy nước cốt, hãy ngâm rau Sam trong nước muối pha loãng rồi rửa thật sạch. Nước cốt rau Sam uống để trị giun nên được sử dụng trước khi đi ngủ hoặc vào buổi sáng lúc bụng rỗng.
Giun sẽ được đào thải ra ngoài theo phân nếu người bệnh uống nước rau Sam liên tục từ 3 – 4 ngày. Phương pháp này được nhiều người phản ánh là hiệu quả nhất với giun đũa và giun kim. Lưu ý nên dùng rau Sam tươi mới hái, tránh để rau qua ngày hoặc bảo quản trong tủ lạnh. Như vậy sẽ làm giảm dược tính của rau.
3.2. Rau Sam chữa mụn nhọt
Giã nát rau Sam sau khi rửa sạch rồi dùng bã rau đắp lên vùng da bị mụn nhọn. Cố định lại bằng băng gạc hoặc nằm yên không di chuyển. Mỗi ngày cần phải thay gạc và bã 2 lần để đảm bảo vệ sinh. Người bệnh cần lặp lại việc này trong vòng 3 ngày để mụn nhọt chín và vỡ ra rồi lành lại.
Sở dĩ rau Sam được dùng để chữa mụn nhọt là vì nó có tính sát trùng tự nhiên và giảm sưng viêm. Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ có tác dụng với mụn nhọt nông và mới hình thành. Đối với mụn nhọt ở những vùng da nhạy cảm như bộ phận sinh dục thì tuyệt đối không áp dụng.
3.3. Rau Sam chữa chướng bụng
Canh rau Sam vừa là món ăn thanh nhiệt vào mùa nóng vừa có tác dụng kích thích nhu động ruột, giải quyết nhanh chóng tình trạng chướng bụng khó tiêu. Để nấu canh rau Sam chữa chướng bụng, bạn giữ lại một ít nước vo gạo nếp sau đó đun sôi và cho rau Sam thái nhỏ vào. Món canh này sẽ có dạng sệt gần giống với cháo.
3.4. Rau Sam chữa phát ban, mẩn ngứa
Những người hay bị nổi phát ban hay mẩn ngứa có thể dùng cây rau Sam để chấm dứt nhanh chóng tình trạng này. Dùng khoảng 1 nắm rau Sam mang đi sửa thật sạch với nước muối, giã nát lấy cốt uống, phần bã mang đi chà lên vùng da đang nổi mẩn. Bài thuốc này nên kiên trì thực hiện mỗi ngày mới có kết quả.
3.5. Rau Sam chữa ho gà
Không cần uống quá nhiều thuốc Tây, trong dân gian Việt Nam đã lưu truyền bài thuốc chữa chứng ho gà bằng rau Sam vô cùng hiệu quả. Dùng rau Sam nấu với nước và đường phèn. Chia thành 3 phần dùng trong ngày, khoảng 3 ngày dùng liên tiếp thì giảm liều xuống. Dừng uống hoặc uống ít lại khi hết bệnh.
4. Những món ăn ngon từ rau Sam
Rau Sam là nguyên liệu của nhiều món ăn dân giả nhưng vô cùng ngon miệng và dinh dưỡng:
- Rau Sam luộc: Rau Sam sau khi lặt thành từng khúc thì mang đi luộc và chấm với nước mắm ớt. Vị chua của rau và vị mặn của nước mắm hòa quyện giúp bữa cơm ngày hè thêm phần ngon miệng.
- Rau Sam xào: Trước khi xào rau Sam nên luộc qua với nước sôi và vớt ra để trong thau nước đá để giữ được độ giòn và màu sắc ban đầu của rau. Rau đó vớt ra để ráo, chờ tỏi phi thơm thì cho vào đảo đều tay, nêm nếm và tắt bếp.
- Rau Sam nấu canh: Rau Sam mang nấu với tôm khô hay thịt bằm đều sẽ cho bạn một bữa ăn vừa thanh mát, giải nhiệt lại đầy đủ chất dinh dưỡng.
5. Cách trồng rau Sam tại nhà
5.1. Bước 1: Chuẩn bị
Bạn có thể trồng rau trong thùng xốp có đục lỗ hoặc chậu, khay không còn dùng tới. Đất trồng rau nên có độ ẩm để giúp hạt giống phát triển tốt hơn. Hạt rau Sam có thể được tìm mua ở các cửa hàng nông nghiệp địa phương.
5.2. Bước 2: Gieo hạt, trồng cây
Mang hạt ngâm trong nước ấm khoảng 6 – 8 tiếng sau đó vớt ra để ráo. Dùng chiếc que nhỏ tạo những lỗ sâu khoảng 1cm, mỗi lỗ gieo 1 hạt rồi lấp đất lại. Dùng bình có vòi phun nước để tưới sau khi đã hoàn thành công đoạn gieo hạt giống.
5.3. Bước 3: Chăm sóc
Trong quá trình phát triển của rau Sam, bạn chỉ cần siêng năng quan sát, tưới nước để giữ độ ẩm cho đất và nhổ cỏ dại. Chắc chắn sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy rau tốt lên từng ngày.
5.4. Bước 4: Thu hoạch
Khi các nhánh của rau Sam dài khoảng 20 – 30cm thì đã có thể thu hoạch để chế biến nhiều món ăn ngon.
>> Xem thêm:
- Rau sắng là rau gì? Có ăn được không? Rau sắng mọc ở đâu?
- Rau cải trời là gì? Tác dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng
6. Lời kết
Rau Sam không khó để tìm kiếm trong tự nhiên. Nếu bạn muốn vừa có món ngon thưởng thức vừa có hoa đẹp để ngắm, đừng ngần ngại tự trồng thử một chậu rau Sam nhỏ trước hiên nhà.