Chúng ta đã quá quen với việc giặt quần áo bằng máy giặt. Đây có thể nói là phát minh giúp tiết kiệm rất nhiều sức lao động cho các gia đình. Thế nhưng, đối với những món đồ khác như gối ngủ, gối ôm thì có thể được giặt bằng máy giặt hay không? Bài viết này, Vua Nệm sẽ hướng dẫn bạn giặt gối bằng máy giặt đúng cách, không làm hỏng chất liệu gối.
Nội Dung Chính
1. Liệu có nên giặt gối bằng máy giặt?
Đối với bất kỳ đồ vật nào thường xuyên sử dụng, chúng ta nên định kỳ vệ sinh sạch sẽ chúng. Một chiếc gối ngủ càng nên được giặt nhiều hơn nữa, bởi mỗi ngày chúng ta đều gối đầu, áp mặt vào nó. Gối bẩn, ố vàng có thể dẫn đến việc phát sinh vi khuẩn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làn da của người sử dụng.
Việc giặt gối trước đây thường được thực hiện bằng tay, khiến chúng ta mất khá nhiều thời gian trong việc làm sạch nó. Một giải pháp được đặt ra là sẽ giặt gối bằng máy giặt. Cách này giúp mọi người tiết kiệm thời gian giặt giũ hơn, đồng thời chiếc gối cũng được làm sạch và thơm tho hơn hẳn so với việc giặt bằng tay.
Tuy nhiên, khi giặt gối bằng máy giặt, bạn sẽ phải xem xét chất liệu gối phù hợp với chế độ giặt nào. Tránh trường hợp chọn sai chế độ dẫn đến làm hỏng chất liệu gối.
2. Hướng dẫn các bước giặt gối bằng máy giặt
Để đảm bảo việc giặt gối bằng máy giặt đúng cách và sạch nhất có thể, hãy tuân thủ các bước được Vua Nệm hướng dẫn dưới đây.
2.1 Trước khi giặt
Đầu tiên, bạn sẽ phải kiểm tra xem loại gối mình sử dụng có cho phép giặt máy hay không. Bạn có thể kiểm tra thông tin này bằng việc nhìn vào nhãn của chiếc gối. Sẽ có những ký hiệu cho phép hoặc không được giặt bằng máy.
Thông thường, các loại gối được làm bằng lông vũ, mủ cao su hoặc xốp sẽ không được giặt bằng máy. Lý do là gì chế độ quay của máy giặt sẽ làm các chất liệu này dính vào nhau. Đối với những chiếc gối đã quá cũ cũng được khuyên không nên giặt bằng máy vì sẽ làm vụn gối rơi ra trong lúc giặt.
2.2 Tháo vỏ gối
Bắt đầu giặt gối bằng máy giặt, hãy tháo lớp vỏ gối để có thể giặt nó cùng với áo quần. Đem ngâm gối với nước (có thể cho thêm ít xà phòng) trong khoảng thời gian khoảng 15 phút để khi giặt các vết bẩn dễ được tẩy rửa hơn.
2.3 Đặt gối đúng cách vào máy giặt
Lời khuyên dành cho bạn đó là nên cho vào máy giặt ít nhất là 2 chiếc gối để tạo được thế cân bằng trong khi giặt. Khi có 2 chiếc gối, lồng giặt sẽ xoay đều và mạnh hơn, nhờ vậy những chiếc gối sẽ được làm sạch tốt hơn.
2.4 Cho bột giặt và điều chỉnh chế độ
Sau khi cho gối vào máy giặt, hãy cho một lượng bột giặt, nước xả vừa đủ vào ngăn đựng. Lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều bột giặt, không những khiến lãng phí mà việc làm sạch xà phòng cũng trở nên khó khăn hơn.
Để hiệu quả giặt gối bằng máy giặt được cao nhất, bạn có thể điều chỉnh máy giặt sang chế độ nước ấm, đồng thời thực hiện hai chu kỳ xả. Ngoài ra, một số loại máy giặt có cả chế độ giặt riêng dành cho gối, bạn chọn chương trình giặt này là tốt nhất.
2.5 Sấy khô sau khi giặt
Gối sau khi giặt xong cần được sấy để mau chóng khô hơn. Hãy lập trình chế độ sấy ở nhiệt độ vừa phải trong khoảng 30 phút đến 60 phút. Một số mẹo giúp chiếc gối của bạn dễ được sấy khô hơn chính là hãy thêm một chiếc khăn khô vào máy giặt lúc sấy. Lý do là vì khăn khô sẽ hút ẩm rất tốt.
Trong trường hợp máy giặt của bạn có chế độ vệ sinh, hãy chọn ngay chế độ này. Lưu ý, không nên đặt máy ở chế độ tự động sấy khô, lý do là vì máy chỉ cảm nhận được độ ẩm phần bên ngoài gối.
Sau khi sấy xong, bạn hãy kiểm tra lại gối một lần nữa. Đảm bảo cả phần trung tâm chiếc gối cũng đã khô. Bất kỳ hơi ẩm nào còn sót lại trong gối có thể khiến chiếc gối bị ẩm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng ruột gối. Bạn cũng có thể đem gối phơi thêm bên ngoài trời nắng một chút.
3. Hướng dẫn xử lý các vết bẩn bám trên gối
Quần áo hay gối ngủ thường xuyên dính phải các vết bẩn cứng đầu, đó có thể là vết mốc do sử dụng lâu ngày, vết cà phê, nước hoa quả… mà chúng ta lỡ làm dính lên. Bạn có thể xử lý chúng theo các cách dưới đây:
3.1 Xử lý vết mốc trên gối ôm
Những chiếc gối sau thời gian dài sử dụng thường xuất hiện các vết mốc. Bạn nên chanh chóng xử lý các vết mốc này trước khi chúng lan rộng hơn. Có nhiều cách xử lý như sau:
- Dùng cồn: Trước tiên, sử dụng bàn chải chà lên vết mốc trước, sau đó thấm cồn lên một chiếc khăn và chà bỏ tận gốc vết nấm mốc.
- Dùng chanh: Axit có trong chanh có tác dụng loại bỏ các vết bẩn, nấm mốc. Bạn có thể sử dụng nước cốt chanh để chà xát lên các vị trí có vết mốc trước khi mang chiếc gối đi giặt.
- Dùng Baking Soda: Ngoài cồn hoặc chanh, bạn cũng có thể dùng Baking Soda để xử lý vết mốc trên gối. Cách thực hiện: cho Baking Soda vào nước, khuấy tan, sau đó cho chiếc gối vào ngâm trong khoảng 5 đến 10 phút. Cuối cùng đem giặt lại bằng xà phòng, đảm bảo chiếc gối sẽ sạch như mới.
3.2 Xử lý vết cà phê bị đổ trên gối
Cà phê là vết bẩn cứng đầu, khi chẳng may để cà phê bám trên quần áo hay gối sẽ rất khó làm sạch. Tuy nhiên, không phải là không có cách xử lý chúng. Bạn vẫn có thể sử dụng chanh trong trường hợp này, lấy nước cốt chanh chà xát lên vết cà phê, sau đó xả lại bằng nước sạch và đem phơi khô. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng giấm hoặc nước giặt tẩy để đánh bay vết bẩn do cà phê để lại.
3.4 Xử lý vết nước hoa quả đổ trên gối ôm
Nếu chẳng may làm nước ép hoa quả đổ lên gối, hãy cho một ít muối trắng pha cùng với bột giặt để tạo thành một dung dịch tẩy rửa. Sau đó dùng khăn mềm thấm vào hỗn hợp trên và chà xát lên vết nước hoa quả dính trên gối. Cuối cùng đem xả lại với nước, bảo đảm chiếc gối sẽ lại mới tinh tươm.
3.5 Xử lý vết dầu mỡ
Dầu mỡ cũng là một trong những loại vết bẩn cứng đầu khó trị. Nếu không biết cách, bạn có thể làm vết dầu mỡ loang rộng ra thêm. Vậy, nếu chẳng may chiếc gối bị dính dầu mỡ thì xử lý như thế nào? Đầu tiên, bạn có thể nước rửa chén bôi lên vết bẩn, lấy tay xoa nhẹ vị trí dính dầu mỡ rồi đem đi giặt như bình thường. Trong nước rửa chén có các thành phần hóa học đặc thù chuyên trị vết dầu mỡ, nó sẽ có hiệu quả hơn là xà phòng giặt đồ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số dung dịch khác như oxi già, giấm trắng hoặc nước súc miệng để hỗ trợ đánh bay vết dầu mỡ lỡ dính phải trên gối ngủ.
4. Lưu ý khi khi giặt gối bằng máy giặt
Để đảm bảo việc giặt gối bằng máy giặt không làm hỏng hay ảnh hưởng xấu đến chất lượng gối, bạn nên đảm bảo tuân thủ một số lưu ý sau.
- Thứ nhất, cần kiểm tra kỹ xem loại gối bạn dùng có cho phép giặt bằng máy không. Nếu không hãy chịu khó giặt bằng tay dù việc này có thể khiến bạn mất nhiều thời gian hơn.
- Thứ hai, khi giặt bằng máy, bạn không nên lựa chọn chế độ vắt khô mạnh. Lý do là vì dễ dẫn đến hỏng ruột gối, đặc biệt là những chiếc gối được làm bằng bông. Những chất liệu khác như lông vũ, mủ cao su hay xốp được khuyên là không nên giặt bằng máy.
- Thứ ba, với những chiếc gối dính phải các vết bẩn cứng đầu như cà phê, dầu mỡ,… bạn có thể sử dụng các mẹo đánh bay vết bẩn mà chúng tôi đã kể trên để xử lý chúng trước khi cho vào máy giặt.
- Thứ tư, bạn nên chú ý đến thời gian giặt gối bằng máy giặt để đảm bảo vệ sinh. Đối với vỏ gối nên tiến hàng giặt khoảng một lần một tuần. Với ruột gối, nên giặt 2 tháng một lần để đảm bảo khử sạch bụi bẩn, vi khuẩn. Trong quá trình giặt, bạn có thể sử dụng một số loại bột giặt chuyên dụng dành cho gối. Sau giặt, ngay cả khi đã sấy khô bạn cũng nên phơi gối dưới ánh mặt trời để đảm bảo làm khô và sạch hoàn toàn vi khuẩn gây hại.
Bài viết trên đây Vua Nệm vừa hướng dẫn bạn cách giặt gối bằng máy giặt. Hãy đảm bảo thời gian và cách thức giặt gối bằng máy giặt để đảm bảo vệ sinh, chất lượng cho chiếc gối ngủ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Trong trường hợp chiếc gối đã quá cũ, đừng đắn đo, hãy thay mới chúng. Bạn có thể tìm mua những chiếc gối ưng ý về chất lượng và giá cả tại Vua Nệm.