“Soi” vi khuẩn trên Nệm & Chăn Ga Gối nhà bạn

CẬP NHẬT 28/03/2025 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Chăn Ga

Mỗi ngày, bạn dành ít nhất 6 – 8 giờ trên giường, nhưng liệu bạn có chắc nệm và chăn ga gối của mình sạch khuẩn? Thực tế, đây là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường không thể thấy. Cùng “soi” vi khuẩn trên nệm chăn ga gối để tìm xem chúng ẩn nấp ở đâu và ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe!

1. Tại sao nệm chăn ga gối là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn?

Dù tiếp xúc với cơ thể hàng ngày, nệm chăn ga gối lại ít được vệ sinh đúng cách. Do đó, đây được coi là “điểm mù vệ sinh” trong nhà.

1.1. Độ ẩm và nhiệt độ lý tưởng

Khi ngủ, cơ thể liên tục tiết mồ hôi, nhất là vào những ngày nóng bức. Độ ẩm từ mồ hôi kết hợp với nhiệt độ ấm áp của chăn nệm tạo điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn trên nệm chăn ga gối phát triển.

Nếu không làm sạch, mồ hôi sẽ trở thành nguồn sống cho vi khuẩn
Nếu không làm sạch, mồ hôi sẽ trở thành nguồn sống cho vi khuẩn

1.2. Tế bào chết và bụi bẩn tích tụ

Mỗi ngày, cơ thể con người thải ra lượng lớn tế bào chết. Chúng bám vào ga giường, gối và nệm, trở thành nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn, mạt bụi và nấm mốc. Nếu không giặt giũ thường xuyên, số lượng vi khuẩn tích tụ sẽ ngày càng nhiều.

1.3. Lông thú cưng và các tác nhân dị ứng

Những ai nuôi thú cưng thường để chúng lên giường mà không biết rằng lông, vi khuẩn và bọ chét cũng theo đó mà bám vào chăn nệm. Điều này không chỉ làm bẩn giường ngủ mà còn có thể gây dị ứng, kích ứng da và ảnh hưởng đến đường hô hấp.

Lông thú cưng là tác nhân gây vi khuẩn trên nệm chăn ga gối
Lông thú cưng là tác nhân gây vi khuẩn trên nệm chăn ga gối

1.4. Tàn dư từ mỹ phẩm và mồ hôi cơ thể

Kem dưỡng da, dầu nhờn hay lớp trang điểm còn sót lại trên da cũng có thể thấm vào vỏ gối, chăn nệm. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nổi mụn và gây kích ứng da.

1.5. Ít được vệ sinh thường xuyên

Nhiều người có thói quen thay ga giường hàng tuần hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, vi khuẩn trên nệm chăn ga gối có thể sinh sôi chỉ sau vài ngày. Nếu không giặt giũ thường xuyên, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ tích tụ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe lâu dài.

Nệm chăn ga gối là nơi dễ tích tụ vi khuẩn nhưng lại ít được quan tâm khi vệ sinh nhà cửa
Nệm chăn ga gối là nơi dễ tích tụ vi khuẩn nhưng lại ít được quan tâm khi vệ sinh nhà cửa

2. Thống kê số lượng vi khuẩn trên nệm chăn ga gối theo thời gian

Amerisleep – trang web uy tín nhất Hoa Kỳ về lĩnh vực sức khỏe giấc ngủ đã thực hiện một nghiên cứu, tiến hành kiểm tra những phần siêu nhỏ của tấm nệm và giường ngủ. Trong nghiên cứu này, các tính nguyện viên sẽ sử dụng nệm & chăn ga gối của họ liên tục trong khoảng thời gian 4 tuần mà không giặt.

Kết quả cho thấy, chỉ sau một tuần, số lượng vi khuẩn trên nệm chăn ga gối đã lên đến từ 3 triệu đến 5 triệu CFU (Đơn vị hình thành lạc khuẩn) trên mỗi inch vuông. Sau 4 tuần, cả vỏ gối và ga trải giường đều có khoảng 12 triệu CFU. Đáng sợ hơn, vỏ gối chưa giặt sau 1 tuần có lượng vi khuẩn nhiều gấp 17.000 lần bệ ngồi toilet!

Số lượng vi khuẩn trên nệm chăn ga gối có thể tăng theo thời gian nếu không được vệ sinh thường xuyên
Số lượng vi khuẩn trên nệm chăn ga gối có thể tăng theo thời gian nếu không được vệ sinh thường xuyên

Số lượng vi khuẩn trên vỏ gối:

  • Tuần thứ 1: 3 triệu vi khuẩn, nhiều gấp 17,442 lần bệ ngồi toilet (172 CFU)
  • Tuần thứ 2: 5.98 triệu vi khuẩn, nhiều gấp 332 lần tay vặn vòi rửa (18,000 CFU)
  • Tuần thứ 3: 8.51 triệu vi khuẩn, nhiều gấp 405 lần bồn rửa bát (21,000 CFU)
  • Tuần thứ 4: 11.96 triệu vi khuẩn, nhiều gấp 39 lần bát đựng thức ăn cho thú cưng (306,000 CFU)

Vi khuẩn trên ga trải giường cũng không hề thua kém:

  • Tuần thứ 1: 5 triệu vi khuẩn, nhiều gấp 24,631 lần tay nắm cửa nhà vệ sinh (203 CFU)
  • Tuần thứ 2: 5.73 triệu vi khuẩn, nhiều gấp 302 lần đồ chơi của thú cưng (19,000 CFU)
  • Tuần thứ 3: 9.24 triệu vi khuẩn, nhiều gấp 280 lần bình đựng cà phê (33,000 CFU)
  • Tuần thứ 4: 11.32 triệu vi khuẩn, nhiều gấp 5.4 lần kệ cắm bàn chải đánh răng (2,100,000 CFU) 
Vi khuẩn tuy có mặt khắp nơi nhưng mắt thường không thể nhận ra
Vi khuẩn tuy có mặt khắp nơi nhưng mắt thường không thể nhận ra

3. Vi khuẩn phổ biến trú ngụ trên nệm chăn ga gối

Nghiên cứu của Amerisleep cho thấy có bốn loại vi khuẩn phổ biến thường xuất hiện trên ga giường:

  • 24.94% Gram-Positive Rods (Khuẩn que gram dương)
  • 41.45% Gram-Negative Rods (Khuẩn que gram âm)
  • 23.38% Bacilli (Trực khuẩn)
  • 10.23% Gram-Positive Cocci (Khuẩn cầu gram dương)

Trong đó, khuẩn que gram âm chiếm tỷ lệ cao nhất, lên đến 41.45%. Đây là loại vi khuẩn có thể gây viêm phổi và nhiều bệnh nhiễm trùng khác. Ngoài ra, hầu hết khuẩn que gram âm đều nguy hiểm, có khả năng dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Trực khuẩn (chiếm 23.38%) có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và nhiễm trùng. Trong khi đó, khuẩn que gram dương (24.94%) thường vô hại đối với con người.

Vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt
Vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt

4. Dấu hiệu nhận biết vi khuẩn trên nệm chăn ga gối

Vi khuẩn trên nệm chăn ga gối có thể khó nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng một số dấu hiệu sau có thể giúp bạn nhận biết sự tồn tại của chúng:

  • Mùi hôi khó chịu: Nếu nệm hoặc chăn ga gối có mùi ẩm mốc, hôi tanh dù đã giặt sạch, có thể vi khuẩn và nấm mốc đang sinh sôi.
  • Xuất hiện vết ố vàng hoặc đốm lạ: Các vết ố vàng hoặc đốm lạ trên nệm, chăn, gối có thể là dấu hiệu của vi khuẩn, nấm mốc hoặc cặn bẩn tích tụ theo thời gian.
  • Ngứa ngáy, dị ứng hoặc nổi mẩn đỏ: Nếu sau khi ngủ dậy, bạn thấy da bị kích ứng, ngứa hoặc nổi mẩn đỏ, vi khuẩn hoặc mạt bụi có thể đã thành công bám vào chăn ga gối.
  • Hắt hơi, sổ mũi thường xuyên: Những người có cơ địa nhạy cảm hoặc viêm mũi dị ứng dễ bị hắt hơi, chảy nước mũi khi tiếp xúc với vi khuẩn trên nệm chăn ga gối.
Vi khuẩn trên nệm, chăn, ga, gối có thể gây dị ứng, mẩn ngứa và ảnh hưởng đến sức khỏe
Vi khuẩn trên nệm, chăn, ga, gối có thể gây dị ứng, mẩn ngứa và ảnh hưởng đến sức khỏe

5. Cách loại bỏ vi khuẩn trên nệm chăn ga gối hiệu quả

Loại bỏ vi khuẩn trên nệm chăn ga gối giúp bảo vệ sức khỏe và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là những cách hiệu quả để diệt khuẩn:

  • Giặt chăn, ga, gối ít nhất 1 lần/tuần bằng nước nóng (60°C). Bạn có thể sử dụng thêm giấm trắng, chanh hoặc baking soda để tăng hiệu quả làm sạch.
  • Dùng máy hút bụi công suất lớn để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt nệm.
  • Thay vỏ gối và ga trải giường 2 – 3 lần/tuần để hạn chế vi khuẩn tích tụ.
  • Giặt giũ và phơi dưới nắng nhẹ trong 3 – 4 giờ.
  • Ngoài việc vệ sinh nệm chăn ga gối, bạn cũng nên thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ, mở cửa sổ, hoặc sử dụng máy lọc không khí, đặt cây xanh.

Nếu bạn không có thời gian hoặc muốn vệ sinh nệm chuyên sâu hơn, hãy tham khảo dịch vụ vệ sinh nệm tại Vua Nệm. Vua Nệm sử dụng máy móc tiên tiến giúp làm sạch sâu từng sợi vải, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng. Sau khi vệ sinh, Vua Nệm cam kết hỗ trợ, bảo hành nếu có bất kỳ vấn đề phát sinh. 

>>> Liên hệ ngay hotline 1800 2092 – 1800 2093 để đặt lịch vệ sinh!

Mồ hôi, bụi mịn hay các vết ố lâu ngày đều được làm sạch hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến chất liệu nệm
Mồ hôi, bụi mịn hay các vết ố lâu ngày đều được làm sạch hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến chất liệu nệm

Đừng để vi khuẩn trên nệm chăn ga gối làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình. Hãy tạo thói quen vệ sinh định kỳ hoặc lựa chọn dịch vụ vệ sinh chuyên sâu tại Vua Nệm để đảm bảo không gian ngủ luôn sạch khuẩn, an toàn!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM