Việc giặt vỏ chăn hay chăn mền bằng tay thường gây ra không ít khó khăn cho các chị em nội trợ. Chăn mền vừa to, vừa nặng lại lâu khô nên giờ đây mọi người lựa chọn cách giặt chăn bằng máy giặt để thay thế cho phương pháp thủ công.
Thế nhưng, giặt chăn bằng máy giặt đôi khi cũng không đạt hiệu quả cao, thậm chí là khiến chăn mền bị rách hoặc nhanh hư hỏng, xù vải hơn so với giặt tay. Vậy giặt chăn bằng máy giặt có thực sự tốt không? Làm thế nào để việc giặt vỏ chăn bằng máy giặt được tốt nhất? Tất cả sẽ được Vua Nệm giải đáp chi tiết ngay dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Giặt chăn bằng máy giặt có tốt không?
Nhiều người cho rằng việc giặt chăn bằng máy giặt là không tốt và không sạch như giặt bằng tay. Bởi máy giặt dễ làm xù vải chăn mền; đồng thời, máy không thể vò từng chút một và đánh được các vết bẩn cứng đầu, vết ố vàng.
Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Giặt chăn bằng máy giặt trên thực tế mang lại rất nhiều lợi ích và cơ chế giặt cũng giúp chăn mền sạch hơn mọi người vẫn tưởng. Hãy cùng tìm hiểu xem việc giặt máy tốt như thế nào và sạch sẽ ra sao.

2. Top 3 lợi ích khi giặt chăn bằng máy giặt
Giặt đồ bằng tay là phương pháp thủ công, truyền thống nhất. Nó giúp cho quần áo, chăn mền bền hơn và sạch như mong đợi. Tuy nhiên, cách thức này cũng tồn tại những hạn chế lớn.
Đó là sự tốn kém thời gian, công sức và nhân lực; đồng nghĩa với việc tốn kém chi phí cho việc giặt giũ nhiều hơn. Mọi người bắt đầu chuyển sang sử dụng máy giặt phổ biến hơn. Phương pháp giặt chăn mền bằng máy giặt khắc phục hoàn hảo những yếu điểm của cách giặt thủ công. Cụ thể:
2.1. Giặt chăn bằng máy giặt giúp tiết kiệm thời gian hiệu quả
Khi cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn hơn với những công việc xã hội, tập thể và vấn đề mưu sinh, “cơm áo gạo tiền” ngày một nhiều hơn thì quỹ thời gian rảnh rỗi, dư giả của mọi người cũng dần ít đi.
Nhiều chị em phụ nữ vừa phải đi làm việc kiếm tiền bên ngoài, vừa phải chăm lo cho gia đình mỗi khi tan tầm thì việc giặt giũ quần áo, chăn mền dường như là quá sức và “ngốn” rất nhiều thời gian của họ. Họ dường như chẳng còn thì giờ để nghỉ ngơi nếu cứ dùng cách giặt giũ bằng tay.
Lúc này, một chiếc máy giặt sẽ là công cụ tối ưu nhất để giải quyết công việc giặt giũ chăn màn này cho các chị em phụ nữ. Giặt chăn bằng máy giặt trở thành giải pháp hoàn hảo để tiết kiệm thời gian tối đa.
Máy có cơ chế tự động, nên mọi công đoạn giặt giũ sẽ được tự động thực hiện mà không cần sự can thiệp nhiều từ con người. Trong khi máy giặt làm việc thì các chị em, các gia đình có thể có thêm thời gian để thực hiện những công việc khác, thư giãn, vui chơi và nghỉ ngơi tùy thích.

2.2. Tiện lợi hơn, tiết kiệm công sức hơn khi giặt chăn bằng máy giặt
Chúng ta đều biết, máy giặt có thể hoạt động tự động mà không cần sự can thiệp nhiều từ con người. Vì vậy, người dùng chỉ cần cho chăn mền vào máy và thực hiện một số thao tác nhỏ, nhẹ nhàng như: khởi động máy, cho bột giặt/nước giặt/ vào bên trong và ấn chọn chương trình giặt phù hợp đã được thiết lập sẵn trên máy.
Mọi công đoạn giặt chăn bằng máy giặt như giũ, xả nước, vắt khô hay thậm chí là sấy khô đều sẽ được máy giặt thực hiện nhanh chóng và đảm bảo đúng quy trình. Mọi người gần như không phải tốn chút công sức nào cho việc giặt giũ này nữa, mà hoàn toàn do máy “đảm đương”.
Có thể nói, với cách giặt chăn mền bằng máy giặt này, con người sẽ được thảnh thơi nghỉ ngơi hơn, có nhiều thời gian hơn cho bản thân. Đặc biệt là hoàn thành công việc giặt đồ nhẹ nhàng hơn, tiện lợi hơn và tiết kiệm công sức, giải phóng hoàn toàn sức lao động của con người.
2.3. Giặt chăn bằng máy giặt đảm bảo sạch sẽ, kháng khuẩn hiệu quả
Một lợi ích nữa từ việc giặt chăn mền bằng máy giặt chính là sạch sẽ và giúp kháng khuẩn hiệu quả. Máy giặt hoạt động với cơ chế xoay đảo quần áo, chăn mền liên tục cùng với hỗn hợp chất tẩy rửa. Khi đó, chăn mền, quần áo ma sát với nhau tạo thành hiệu ứng như vò bằng tay.
Lực ma sát lớn giúp quần áo được “vò”, chà sát mạnh và giúp loại bỏ các vết bẩn trên hiệu quả. Bên cạnh đó, máy được thiết lập các chế độ giặt phù hợp với các loại chăn mền dày dặn, cơ chế xả nước lượng lớn, nhiều lần, vắt sạch bọt xà phòng có trong chăn mền. Vì vậy, mọi người hoàn toàn yên tâm về độ sạch sẽ khi dùng máy giặt.
Giặt chăn mền bằng máy cũng có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Trong quá trình giặt, máy sẽ hoạt động ở các mức nhiệt độ phù hợp, cùng với công đoạn vắt, sấy khô chăn màn ở nhiệt độ cao giúp chúng nhanh khô hơn. Đồng thời, nhiệt độ cao cũng giúp tiêu diệt và ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây bệnh.
Hầu hết các loại ký sinh, côn trùng, vi khuẩn gây hại có thể được diệt trừ thông qua quy trình giặt giũ với máy giặt. Mang tới sự an tâm và tiện lợi cho người sử dụng. Trong khi đó, khi giặt chăn mền bằng tay sẽ không thể đảm bảo được khả năng kháng khuẩn này.

3. Top 6 sai lầm thường gặp khi giặt vỏ chăn bằng máy giặt
Không ít người gặp sai lầm khi giặt vỏ chăn bằng máy giặt nhưng lại không hề hay biết. Điều này chính là một phần nguyên nhân khiến vỏ chăn nhanh bị bỏng và xù vải chỉ sau vài lần giặt. Đó là những sai lầm nào?
3.1. Không giặt giũ vỏ chăn thường xuyên
Mọi người thường cho rằng, vỏ chăn chỉ bẩn khi có mùi hôi nên rất ít khi giặt giũ, vệ sinh. Nhưng trên thực tế thì vỏ chăn là nơi sinh sống, ẩn cư của rất nhiều loại vi khuẩn, bụi bẩn. Nếu không giặt giũ thường xuyên, vỏ chăn sẽ là một ổ dịch gây bệnh cho gia đình bạn, gây ngứa ngáy mỗi khi nằm ngủ.
Thêm vào đó, khi các vết bẩn, vết ố vàng xuất hiện trên chăn không được xử lý kịp thời có thể sẽ lan rộng, khó làm sạch và gây mất thẩm mỹ cho vỏ chăn. Tốt nhất là nên giặt vỏ thường xuyên để đảm bảo sự sạch sẽ, an toàn vệ sinh, mang đến giấc ngủ ngon hơn và tuổi thọ của chăn cũng được đảm bảo tốt hơn.

3.2. Không kiểm tra vỏ chăn trước khi cho vào máy giặt
Trong vỏ chăn có thể chứa các đồ vật lạ, dính những tạp chất bẩn mà rất khó phát hiện khi nhìn qua loa. Nhưng nhiều người lại thường bỏ qua bước kiểm tra vỏ chăn trước khi cho vào máy giặt nên xảy ra những tình huống rất đáng quan ngại.
Ví dụ như các loại ghim, kẹp tóc, các mẩu kim loại hay vật nhọn có trong vỏ chăn rơi ra gây hư hỏng máy giặt khi đang máy đang hoạt động.
3.3. Giặt cùng lúc quá nhiều vỏ chăn
Nhiều người cho rằng việc giặt cùng lúc nhiều vỏ chăn có thể giúp tiết kiệm chi phí điện nước, thời gian và công sức, thế nhưng điều này là rất sai lầm. Khi giặt vỏ chăn bằng máy giặt chỉ nên giặt mỗi lần một chiếc hoặc hai chiếc có màu sắc tương đồng.
Không nên bỏ quá nhiều vỏ chăn cùng lúc vào máy. Một mặt sẽ không đảm bảo được sự sạch sẽ tối đa, mặt khác có thể duy trì trạng thái hoạt động tốt cho máy giặt, để máy không bị quá tải khi làm việc.

3.4. Chọn sai chế độ khi giặt vỏ chăn bằng máy giặt
Các loại máy giặt được thiết lập nhiều chế độ giặt khác nhau, ví dụ như giặt mạnh, giặt thông thường, giặt nhanh hay giặt chăn mền…Mỗi một chế độ giặt sẽ có tốc độ, nhiệt độ, công đoạn vắt – xả khác nhau.
Việc chọn sai chế độ giặt có thể làm ảnh hưởng tới độ bền của vỏ chăn, làm thay đổi cấu trúc chất liệu vỏ. Cần phải dựa vào đặc điểm của vỏ chăn mỏng hay dày để điều chỉnh và lựa chọn chế độ giặt phù hợp.
3.5. Sử dụng hóa chất, chất tẩy rửa mạnh khi giặt vỏ chăn
Dung dịch và các chất tẩy rửa có độc tố mạnh sẽ khiến lớp vải của vỏ chăn bị “biến chất”, mất đi đặc tính và cấu trúc ban đầu. Do đó, vỏ chăn nhanh hỏng hơn nếu dùng quá nhiều chất tẩy rửa mạnh. Chưa kể, màu sắc của vỏ chăn sẽ nhanh bị phai, bạc màu và cũ đi nhanh chóng.
Bên cạnh đó, những vết bẩn lâu ngày chưa được xử lý rất khó làm sạch nên nhiều người lựa chọn giải pháp là chất tẩy chuyên dụng, điều này rất không tốt vì ảnh hưởng đến độ bền của vỏ chăn. Tốt nhất nên hạn chế dùng chất tẩy mạnh mà nên ưu tiên sử dụng những mẹo nhỏ để làm sạch các vết bẩn cứng đầu.

3.6. Sấy vỏ chăn ở nhiệt độ cao trong thời gian dài
Mặc dù có nhiều loại vỏ chăn khá dày dặn nên cần thời gian dài để sấy khô. Nhưng nếu sấy quá lâu ở mức nhiệt độ cao sẽ khiến vỏ chăn trở nên khô cứng, giảm độ mềm mịn vốn có. Nếu như có không gian rộng rãi để phơi đồ thì nên phơi vỏ chăn được khô tự nhiên ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng gay gắt, trực tiếp từ mặt trời.
Sai lầm khi giặt vỏ chăn bằng máy giặt là điều không thể tránh khỏi với những người lần đầu sử dụng. Nhưng cần biết rút kinh nghiệm và tìm hiểu thêm để tránh mắc những lỗi không đáng có này. Hãy theo dõi phần nội dung tiếp theo để biết những lưu ý cần thiết khi giặt vỏ chăn với máy giặt.
4. Top 9 lưu ý trước khi giặt vỏ chăn bằng máy giặt
Mặc dù vỏ chăn cũng tương tự như quần áo bình thường nhưng khi giặt với thiết kế khác biệt hơn nên khi giặt bằng máy cần phải chú ý một số vấn đề như sau:
4.1. Vỏ chăn được làm từ chất liệu gì?
Trước khi giặt vỏ chăn bạn cần xác định được nó có chất liệu gì để xem có nên giặt bằng máy hay không. Khi mua bạn nên hỏi nhân viên bán hàng chất liệu vỏ chăn hoặc quan sát trên tem, mác để biết được nó được làm từ vải gì.
Một số loại vải đặc thù như lụa, satin, gấm,…không nên giặt máy mà chỉ nên vò nhẹ bằng tay. Trong khi những loại vải như cotton, tencel, polyester… thì có thể sử dụng máy để giặt.

4.2. Phân loại vỏ chăn có màu sắc khác nhau trước khi giặt
Cũng giống như với quần áo, vỏ chăn có nhiều chất liệu với màu sắc khác nhau. Những loại vỏ chăn có màu sắc trắng thì nên để riêng để giặt riêng. Vì những vỏ chăn có màu sặc sỡ và dễ bị phai màu khi tiếp xúc với nước sẽ dính màu lên vỏ chăn trắng, gây mất thẩm mỹ.
Những chiếc vỏ chăn có màu sắc khác nhau nên giặt riêng để không bị loang màu, lẫn màu vào nhau. Nên giặt vỏ chăn cùng với ga gối theo bộ để đảm bảo màu sắc của chúng không bị phai và loang lổ khi giặt xong.
4.3. Để quần áo và vỏ chăn riêng khi giặt
Trước khi giặt vỏ chăn bằng máy nên chú ý không để lẫn quần áo vào trong vỏ chăn. Quần áo và vỏ chăn có thiết kế khác nhau với đặc điểm chất liệu không giống nhau. Việc để chung quần áo và chăn ga gối sẽ khiến quá trình giặt máy không được đảm bảo.
Bởi mỗi loại vải, loại đồ dùng sẽ có quy trình giặt khác nhau. Nên phân quần áo và vỏ chăn, ga, gối ra riêng biệt để khi giặt lựa chọn đúng chế độ giặt phù hợp.

4.4. Giặt vỏ chăn bằng máy giặt đúng cách, không bị xù vải
Vỏ chăn, ga, gối là những thứ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người khi nằm ngủ. Vì vậy, việc thường xuyên giặt giũ chúng là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc giặt quá nhiều lần và giặt bằng máy giặt cũng là nguyên nhân khiến vỏ chăn nhanh hỏng hơn.
Vậy giặt như thế nào đúng cách, đảm bảo không bị bai giãn, xơ xù? Thực hiện giặt vỏ chăn bằng máy giặt theo quy trình dưới đây.
4.5. Tháo vỏ chăn và làm sạch bụi bẩn, kiểm tra vỏ chăn
Bước đầu tiên cần làm là tháo vỏ chăn ra và làm sạch bụi bẩn trên vỏ chăn để loại bỏ tạp chất nếu có. Kiểm tra xem trong vỏ chăn có dính vật lạ hay không. Như đã nói, việc này giúp an toàn hơn trong quá trình dùng máy giặt. Tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra như hỏng máy giặt, kẹt máy …do vướng phải các loại vật dụng kim loại, vật khô cứng.

4.6. Lộn trái vỏ chăn ra khi giặt giúp vỏ chăn bền màu hơn
Nhiều người thường không để ý tới bước lộn trái vỏ chăn này khi giặt với máy, trong khi đây là bước rất quan trọng. Khi lộn trái vỏ chăn sẽ giúp cho mặt ngoài vỏ chăn không bị xù và màu sắc vẫn được giữ nguyên như mới, bền màu hơn.
4.7. Cho vỏ chăn vào máy giặt và sử dụng chất tẩy rửa phù hợp
Tùy vào loại chất liệu của vỏ chăn mà các bạn cần có lựa chọn loại chất tẩy rửa phù hợp. Nhìn chung, không nên dùng chất tẩy rửa mạnh, kiềm cao để giặt, bởi chúng có thể khiến cho vỏ chăn bị ăn mòn, lớp vải dễ bị xơ và xù lên; đặc biệt, chất tẩy mạnh sẽ khiến vỏ chăn nhanh bị bạc màu, khiến nó trở nên cũ kỹ và bẩn hơn.
Những chất tẩy rửa nhẹ nhàng như nước giặt, xà phòng chứa ít kiềm vẫn giúp vỏ chăn sạch sẽ nhưng ngăn vỏ chăn phai màu, bạc màu tốt hơn. Tránh xa những loại xà phòng tổng hợp khi giặt vỏ chăn.

4.8. Lựa chọn đúng chế độ giặt chăn bằng máy giặt
Chúng ta đều biết, máy giặt có nhiều chế độ giặt khác nhau nên việc điều chỉnh và lựa chọn đúng chế độ giặt cho vỏ chăn mền là hoàn toàn có thể, rất dễ dàng thực hiện. Hãy chọn chế độ giặt chăn mền hoặc giặt ngâm trên máy giặt để máy giặt đúng theo quy trình, nhiệt độ và lực giặt phù hợp với vỏ chăn.
Đồng thời, lượng nước được dùng cho hai chế độ này cũng nhiều hơn, giúp vỏ chăn sạch sẽ và bền đẹp hơn. Lưu ý rằng, không nên dùng chế độ giặt mạnh tay hoặc vắt cực mạnh, bởi nó sẽ làm cho vỏ chăn bị giãn ra, vải bị xơ hơn và biến dạng nếu dùng lực quá mạnh.

4.9. Phơi vỏ chăn đúng cách sau khi giặt xong với máy
Sau khi giặt chăn xong thì cần phải phơi đúng cách. Không nên dùng các loại máy sấy, quạt sưởi để làm khô vỏ chăn vì nhiệt độ cao sẽ khiến vỏ chăn bị khô cứng, mất đi sự mềm mịn của lớp vải.
Hãy phơi chăn ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh được ánh nắng chiếu trực tiếp từ mặt trời. Nhớ là lộn trái vỏ chăn để phơi để màu sắc của vỏ chăn không bị phai đi, vỏ chăn sẽ bền màu như mới trong thời gian nhiều năm liền.
Vỏ chăn nên được trải trên mặt phẳng như bàn, bệ, phản để phơi để không bị nhăn nhúm, co rúm, không bị kéo giãn, chảy xệ như khi phơi bằng sào, dây phơi.
Giặt vỏ chăn bằng máy giặt là thói quen của nhiều gia đình hiện nay, vừa sạch sẽ lại tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức hơn. Thế nhưng để đảm bảo độ bền của vỏ chăn cần phải thực hiện theo quy trình và những lưu ý như trên.
Giặt giũ chăn ga gối đệm thường tốn khá nhiều thời gian và công sức. Mà nếu chăn ga gối đệm không được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và sức khỏe của bạn. Đã bao lâu rồi bạn chưa thay mới bộ chăn ga gối đệm của mình? Đừng để vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Hãy đến với Vua Nệm để lựa chọn những bộ chăn ga gối nệm mới, chất lượng, mang đến cho bạn giấc ngủ ngon và sảng khoái mỗi ngày. Vua Nệm cung cấp đa dạng các sản phẩm từ nệm, chăn, ga, gối đến các phụ kiện giường ngủ khác, đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng. Giá cả hợp lý cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn đang chờ đón bạn. Hãy ghé thăm Vua Nệm để “nâng cấp” giấc ngủ của bạn ngay hôm nay nhé!