Chuyên gia nệm

Mùa đông có nên giặt chăn ga gối nệm?

CẬP NHẬT 10/04/2024 | BỞI Vua Nệm Team

Ai cũng biết rằng, vệ sinh chăn ga gối nệm là một trong những chuyện nên làm thường xuyên để không gian ngủ luôn thơm tho, sạch sẽ. Tuy nhiên, vào những ngày mùa đông, tiết trời lạnh lẽo và âm u khiến cho việc giặt giũ các vật dụng này trở thành một nỗi ám ảnh. Mùa đông có nên giặt chăn ga gối nệm? Vệ sinh như thế nào là đúng cách? Theo dõi bài sau để có ngay câu trả lời 

1. Mùa đông có nên giặt chăn ga gối nệm?

Chăn ga gối nệm
Chăn ga gối nệm là những vật dụng gắn liền với giấc ngủ mỗi đêm của bạn.

Chăn ga gối nệm là những vật dụng gắn liền với giấc ngủ mỗi đêm của bạn. Đồng thời, đây còn là các vị cứu tinh giúp bạn thoát khỏi cái lạnh buốt giá đêm đông. Tuy đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo giấc ngủ, nhưng mọi người thường phớt lờ tầm quan trọng của việc vệ sinh chăn ga, đặc biệt là vào tiết trời mùa đông âm u lạnh lẽo. Đây là một thói quen cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của mỗi người. Chăn ga gối đệm nếu không được vệ sinh sạch sẽ, bạn sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Giấc ngủ bị ảnh hưởng: Chăn ga gối nệm bẩn sẽ bắt đầu xuất hiện các mùi hôi và mùi ẩm mốc rất khó chịu. Với một không gian ngủ mất vệ sinh, bạn sẽ có lòng có được những giấc ngủ ngon lành. Không ngủ đủ giấc, bạn sẽ rất mệt mỏi, mất tập trung, chất lượng công việc cũng vì đó mà giảm sút đáng kể
  • Gây ra các bệnh về da: Chăn ga gối nệm bẩn tồn tại rất nhiều vi khuẩn và bụi bặm. Các tác nhân này sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nổi mụn, viêm da, nhiễm trùng da…
Chăn ga gối đệm nếu không được vệ sinh sạch s
Chăn ga gối đệm nếu không được vệ sinh sạch sẽ, bạn sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Gây ảnh hưởng đến hô hấp: Giường ngủ, chăn ga gối nệm là thiên đường ẩn náu lý tưởng của loại bọ mạt. Đây là một loại ký sinh trùng đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe loài người. Cụ thể, trung bình, một chiếc giường bẩn chứa đến 100.000 – 10 triệu con bọ mạt. Loài vật này có thói quen đi ngoài tận 20 lần/ngày, và chất thải của chúng cực kỳ độc hại. Nếu tiếp xúc với chúng, bạn sẽ mắc phải rất nhiều bệnh như ho, hắt hơi, nổi mẩn đỏ, đau mắt, chảy nước mũi…Tuy khá nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng kích thước của chúng rất nhỏ, mắt thường khó có thể nhìn thấy được. Do đó, bạn rất dễ lầm tưởng rằng chiếc giường của mình trông vẫn khá “sạch sẽ”.

Việc giặt chăn ga gối nệm vào mùa đông sẽ phức tạp và khó khăn hơn khá nhiều. Song, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, bạn không nên phớt lờ việc vệ sinh các loại vật dụng này.

2. Hướng dẫn cách vệ sinh chăn ga gối nệm vào mùa đông

2.1 Cách vệ sinh vỏ chăn ga gối trong mùa đông

Vỏ ngoài chăn ga gối là các phụ kiện tiếp xúc trực tiếp với da của bạn. Do đó, bạn cần vệ sinh chúng một cách thường xuyên. Tối thiểu, bạn nên vệ sinh và thay vỏ chăn ga gối tối thiểu 1 tuần 1 lần. Tùy vào chất liệu vải của chăn ga gối mà bạn sẽ có những cách vệ sinh khác nhau. 

 vệ sinh và thay vỏ chăn ga gối
Bạn nên vệ sinh và thay vỏ chăn ga gối tối thiểu 1 tuần 1 lần

Vỏ chăn ga gối bằng Polyester: Khi giặt chăn ga gối nệm từ chất liệu này có khả năng khô nhanh mà không bị co rút. Tuy nhiên, loại vải này dễ tạo nếp nhăn vĩnh viễn khi sấy nóng. Do đó, bạn chỉ nên làm khô ở nhiệt độ từ bình thường đến thấp. 

Vỏ chăn ga gối bằng Cotton: Đối với loại vải này, bạn không nên ngâm, giặt chăn ga gối nệm quá lâu trong xà phòng. Việc ngâm chúng quá lâu sẽ khiến cho vải bị bay màu. Tốt nhất, bạn chỉ nên ngâm chăn ga gối trong xà phòng vài phút rồi đem đi giặt. Để sản phẩm được bền hơn, bạn nên sử dụng các loại bột giặt có độ PH trung tính để giặt vải. Sau khi giặt xong, bạn nên phơi vải ở những nơi thoáng mát để vải nhanh khô và không bị ẩm mốc

Vỏ chăn ga gối bằng Tencel: Giặt chăn ga gối nệm bằng Tencel đòi hỏi bạn cần phải cẩn thận trong quá trình giặt giũ để sản phẩm không bị hư hỏng. Đối với dòng sản phẩm này, bạn nên giặt tay hoặc máy ở chế độ nhẹ nhất. Nếu có thể, hãy sử dụng túi giặt cho các bộ chăn ga gối nệm Tencel. Đặc biệt, bạn không được giặt khô, là hơi hoặc sấy vải Tencel. Nhiệt độ cao sẽ làm hỏng cấu trúc sợi và khiến cho vải nhanh bị mục

Vỏ chăn ga gối bằng lụa tơ tằm: Bạn nên giặt tay hoặc giặt khô các loại vỏ chăn ga gối làm từ lụa tơ tằm. Việc giặt vải bằng máy sẽ khiến cho sản phẩm nhàu nát và mất đi độ óng mượt ban đầu. Ngoài ra, bạn không nên giặt vải với nước nóng. Đồng thời cũng không được giặt vải với các hóa chất tẩy rửa mạnh. Sau khi giặc xong, bạn nên phơi chăn chăn ga gối ở những nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào

 giặt tay hoặc giặt khô
Bạn nên giặt tay hoặc giặt khô các loại vỏ chăn ga gối làm từ lụa tơ tằm.

Vỏ chăn ga gối bằng vải Microfiber: Đối với chất vải này, bạn có thể thoải mái lựa chọn giặt tay hoặc giặt máy đều được. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng không nên giặt vải ở chế độ quá mạnh. Đồng thời, bạn cũng nên sử dụng các loại chất tẩy rửa nhẹ nhàng để bảo đảm tuổi thọ cho vải

2.2 Cách vệ sinh ruột chăn, ruột gối

Đối với ruột chăn và ruột gối sử dụng cho mùa đông, do đã có phần vỏ bao bọc bên ngoài nên bạn không cần phải vệ sinh chúng quá thường xuyên. Bạn chỉ cần giặt chúng vào đầu mùa đông và cuối mùa đông là được.

Thời điểm giặt ruột chăn ga gối nệm tốt nhất là vào buổi sáng để chúng kịp khô trong ngày, tránh phơi chăn ga vào ban đêm vì độ ẩm sẽ khiến cho chúng bị hôi và phát sinh các loại nấm mốc gây hại. Ngoài việc tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên, bạn có thể tận dụng không khí từ quạt điện để chăn ga khô nhanh hơn.

Nếu có thể, bạn có thể đem ruột chăn ga gối đi giặt khô (đặc biệt là đối với các loại chăn gối lông vũ) để tuổi thọ của sản phẩm được kéo dài 

Thời điểm giặt ruột chăn ga gối nệm
Thời điểm giặt ruột chăn ga gối nệm tốt nhất là vào buổi sáng

2.3 Cách vệ sinh nệm

2.3.1 Vệ sinh định kỳ

Tương tự như ruột chăn gối, nệm cũng được lớp drap bao phủ phía ngoài. Do đó, bạn chỉ cần vệ sinh nệm cách 6 tháng 1 lần là được. Dưới đây là các bước làm sạch giường tại nhà đơn giản bạn có thể thực hiện

Bước 1 – Hút bụi: Nệm sau một thời gian dài sử dụng sẽ tích tụ khá nhiều bụi bẩn. Bạn nên dùng máy hút bụi đầu cọ lớn để hút sạch bụi bẩn, da chết, tóc rụng, mảnh vụn ra khỏi nệm

Bước 2 – Loại bỏ các vết bẩn trên nệm: Để loại bỏ các vết bẩn trong nệm, bạn cần pha chế một dung dịch vệ sinh gồm 2 thìa oxy già + thìa nước rửa chén. Đổ dung dịch trên vào một chén nhỏ. Tiếp đến, dùng bàn chải đánh răng cũ nhúng vào hỗn hợp đã pha và nhẹ nhàng chà xát các bẩn. Cuối cùng, dùng khăn ẩm lau sạch các vết bẩn. Lưu ý: Bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ dung dịch vệ sinh lên vết bẩn để làm sạch nệm.

 dùng máy hút bụi vệ sinh nệm
Bạn nên dùng máy hút bụi đầu cọ lớn để hút sạch bụi bẩn, da chết, tóc rụng, mảnh vụn ra khỏi nệm

Bước 3 – Loại bỏ vết bẩn sinh học bằng dung dịch enzyme: Xịt dung dịch enzyme lên một chiếc khăn sạch. Chấm khăn lên các vết bẩn sinh học như máu, nước tiểu, mồ hôi, bãi nôn…và giữ nguyên trong 15 phút. Sau đó, dùng khăn sạch nhúng nước lạnh thấm sạch vết bẩn trên một lần nữa. Lưu ý: Chỉ nên thấm dung dịch vào khăn, không nên xịt dung dịch trực tiếp lên nệm

Bước 4 – Rắc baking soda lên đệm: Rắc baking soda lên nệm và để trong vòng 30 phút để khử ẩm và khử mùi

Bước 5 – Hút bụi lần nữa: Dùng máy hút bụi hút hết baking soda ra khỏi nệm.

Bước 6 – Phơi nệm: Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn nên phơi nệm ở ngoài không khí một thời gian để đệm được khô ráo

2.3.2 Vệ sinh nệm do trẻ con, thú nuôi tè

nệm bị trẻ em hoặc thú nuôi tè lên
Khi bị nệm bị trẻ em hoặc thú nuôi tè lên

Khi bị nệm bị trẻ em hoặc thú nuôi tè lên, nếu không xử lý kỹ, nệm rất dễ ám phải mùi khai khó chịu. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để xử lý các vết bẩn từ nước tiểu

Cách 1: Khử mùi nước tiểu trên nệm bằng cồn.

Nguyên liệu chuẩn bị: Nước sạch, khăn khô mềm, cồn.

Bước 1: Sau khi bé hoặc thú cưng tè dầm, hãy đổ nước sạch vào khu vực dính nước tiểu

Bước 2: Dùng khăn khô đặt vào vị trí đã đổ nước, ấn thật mạnh vào để nước tiểu thấm  vào khăn

Bước 3: Sau khi vị trí nước tiểu đã khô, bạn đổ cồn lên trên rồi để khô tự nhiên

Trong trường nước tiểu đã khô từ lâu, hãy thực thực hiện việc đổ nước sạch và ấn khăn khô vào nệm nhiều lần trước, sau đó mới đổ cồn lên. 

Khử mùi nước tiểu trên nệm bằng cồn.
Khử mùi nước tiểu trên nệm bằng cồn.

Cách 2: Khử mùi nước tiểu trên nệm bằng phấn rôm

Nguyên liệu chuẩn bị: Phấn rôm, khăn giấy hoặc khăn mềm

Bước 1: Rắc phấn rôm lên chỗ nước tiểu

Bước 2: Chờ cho phấn rôm thấm hết phần nước tiểu trong nệm thì dùng khăn giấy lau sạch phần phấn rơm ấy đi.

Khả năng hút ẩm cùng hương thơm diệu nhẹ của phấn rôm sẽ giúp bạn giải quyết đáng kể mùi hôi của nước tiểu

dùng phấn rôm khử mùi hôi giày
Khử mùi nước tiểu trên nệm bằng phấn rôm

Cách 3: Khử mùi bằng baking soda

Nguyên liệu chuẩn bị: baking soda, giấm, nước sạch, máy hút bụi 

Bước 1: Đổ nước sạch vào khu vực nước tiểu

Bước 2: Dùng khăn khô ấn mạnh vào vị trí đổ nước để hút hết nước ra bên ngoài

Bước 3: Đổ baking soda lên vùng nệm dính nước tiểu để hút ẩm và khử mùi

Bước 4: Dùng máy hút bụi hút hết banking soda

Bước 5: Thoa giấm ăn lên vị trí dính nước tiểu để khử mùi, sau đó dùng quạt hong khô tự nhiên

2.3.3 Vệ sinh nệm dính thức ăn nước uống

Vết bẩn là dầu mỡ: Dùng bột mì để hút sạch phần dầu mỡ dư thừa bám trên mặt vải. Lấy máy hút bụi phủi sạch bột mì. Sau đó, dùng khăn mềm thấm nước lau lại bề mặt khu vực dính dầu ăn, để nệm khô tự nhiên 

Vết cà phê: Khi cà phê đổ, ngay lập tức lấy khăn giấy thấm sạch nước để ngăn không cho cà phê thấm sâu vào trúc nệm. Tiếp đến, dùng bột giặt có thành phần dịu nhẹ đổ lên vết bẩn để hút ẩm. Đợi khi nào bột khô thì dùng khăn phủi sạch

Vết bẩn là nước ép hoa quả: Hòa muối trắng, bột giặt và nước để tạo thành một dung dịch tẩy rửa. Tiếp đến, dùng khăn mềm thấm dung dịch và chà lên vết bẩn. Kiên trì thực hiện đến khi vết bẩn biến mất

Vết trà: Khi trà bị đổ lên nệm, ngay lập tức dùng khăn giấy để hút hết chất lỏng dư thừa. Hòa tan 15g hàn the với 1 lít nước nóng và thấm vào khăn mềm để lau sạch vết bẩn. Sau đó, dùng khăn ẩm để lau lại lần nữa. Dùng quạt máy để hong khô khu vực mới làm sạch

——-

Chăn ga gối nệm bẩn tồn tại rất nhiều tác nhân gây bệnh có hại cho sức khỏe. Do đó, đừng để cái lạnh mùa đông khiến bạn lãng quên việc vệ sinh các vật dụng quen thuộc này. Để tiết kiệm được tối đa thời gian giặt giũ, bạn có thể sử dụng dịch vụ vệ sinh nệm và nội thất tại nhà của Vua Nệm. Truy cập ngay https://vuanem.com/blog/tron-goi-dich-vu-ve-sinh-nem-va-noi-that.html để biết thêm thông tin chi tiết

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team