Nhà hay

Lợi ích của mền bông và cách bảo quản chăn bông hiệu quả nhất

CẬP NHẬT 26/11/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Với những vùng đất có khí hậu mùa đông lạnh giá thì mền bông là vật dụng không còn xa lạ gì. Đây là loại mền đặc biệt hiệu quả trong việc giữ ấm, giúp người dùng chống chọi lại cái lạnh khắc nghiệt của thời tiết. 

1. Mền bông là gì?

Mền bông hay còn gọi là chăn bông là một loại mền được sử dụng phổ biến vào mùa đông. Mền có cấu tạo gồm lớp ruột chănvỏ chăn. Ruột chăn mền làm bằng bông là chủ yếu, ngoài ra còn có thể là lông vũ. Lớp vỏ ngoài thì đa dạng chất liệu như vải cotton (cũng làm từ bông), vải đũi, nhung, nỉ, satin… 

Những chiếc mền bông tuy có nhiều độ dày mỏng và kích thước khác nhau nhưng nhìn chung thường mang đến cảm giác dày dặn, ấm áp. Phần ruột chăn là lớp bông đã qua xử lý, khi dùng mang đến cảm giác bồng bềnh, mềm mại, thoải mái cho cơ thể bạn.

Mền bông hay còn gọi là chăn bông là một loại mền được sử dụng phổ biến vào mùa đông

Mền bông hay còn gọi là chăn bông là một loại mền được sử dụng phổ biến vào mùa đông

2. Các loại mền bông thông dụng trong đời sống hiện nay

2.1. Mền bông gạo

Mền bông thân thuộc nhất phải kể tới đó là mền bông gạo. Loại mền này có ruột được làm từ hoa của cây bông. Đây là một loại ruột chăn truyền thống của Việt Nam. Bông sau khi được thu hoạch sẽ trải qua quy trình sơ chế, xử lý, làm sạch để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. 

Ưu điểm nổi bật của loại mền bông gạo này là khả năng giữ nhiệt tốt, dày dặn ấm áp mà vẫn đảm bảo độ mềm mại cao. Tuy nhiên, khả năng kháng khuẩn của mền bông này chưa cao, nếu không biết cách giữ gìn và bảo quản cho chăn mền khô thoáng, đây sẽ dễ là nơi chứa trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn. 

Mẫu mền bông gạo 1

Mẫu mền bông gạo 1

Mẫu mền bông gạo 2

Mẫu mền bông gạo 2

Mẫu mền bông gạo 3

Mẫu mền bông gạo 3

2.2. Mền bông ruột lông vũ

Nhiều người lầm tưởng mền bông chỉ được làm từ cây bông thôi nhưng trên thực tế những chiếc chăn mền ruột lông vũ cũng được gọi là mền bông và được rất nhiều người ưa thích sử dụng. Lông vũ dùng làm chăn mền thường là lông cổ hoặc lông cánh của các loài động vật như ngỗng hoặc vịt. 

Chỉ cần nhắc đến loại nguyên liệu lông vũ, người dùng đã ngay lập tức cảm nhận được sự mềm mại, nhẹ nhàng mà vẫn ấm áp của loại chăn mền này.Loại mền bông lông vũ này cũng được xử lý để làm sạch trước khi đưa vào sản xuất và phân phối ra thị trường.

 Trên thực tế những chiếc chăn mền ruột lông vũ cũng được gọi là mền bông

 Trên thực tế những chiếc chăn mền ruột lông vũ cũng được gọi là mền bông 

Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý khi lựa chọn sử dụng mền bông lông vũ đó là với một số người dị ứng với lông vũ, loại ruột chăn này có thể gây khó chịu nếu hít phải. Vì vậy, cần kiểm tra và xác định thật kỹ tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình để tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc. Nhìn chung, chăn mền bông lông vũ vẫn là loại mền bông giữ nhiệt tốt, ấm áp, sang trọng và là lựa chọn tuyệt vời của nhiều gia đình.  

Mẫu mền bông ruột lông vũ 1

Mẫu mền bông ruột lông vũ 1

Mẫu mền bông ruột lông vũ 2

Mẫu mền bông ruột lông vũ 2

Mẫu mền bông ruột lông vũ 3

Mẫu mền bông ruột lông vũ 3

2.3. Chăn mền bông vỏ lụa

Bên cạnh phần ruột chăn mền thì lớp vỏ cũng là phần quan trọng cần lưu ý vì cơ thể người dùng tiếp xúc trực tiếp với lớp vỏ này. Lớp vỏ này bên cạnh công dụng bảo vệ ruột mền bên trong, đây còn là thiết kế quan trọng mang đến màu sắc, phong cách cho cả chiếc mền cũng như không gian phòng ngủ.

Vỏ mền lụa là chất liệu cao cấp có khả năng chống tĩnh điện, đồng thời mang lại cảm giác êm ái. Sử dụng những chiếc chăn bông vỏ lụa không chỉ tạo cảm giác mềm mịn thông thoáng dễ chịu mà còn giúp cho chiếc giường cũng như không gian phòng ngủ của bạn trở nên sang trọng và có tính thẩm mỹ cao.

Mẫu mền bông vỏ lụa 1

Mẫu mền bông vỏ lụa 1

Mẫu mền bông vỏ lụa 2

Mẫu mền bông vỏ lụa 2

2.4. Chăn mền bông vỏ satin

Với những ai yêu thích satin thì không thể bỏ lỡ những chiếc chăn bông vỏ satin cho mùa đông ấm áp. Satin được dùng nhiều trong những chiếc chăn cao cấp bởi chất liệu này nổi bật với cảm giác mềm mại và tạo động bóng sáng cho bề mặt vải giúp cho chiếc mền trở nên sang trọng và bắt mắt.

Tuy nhiên, nhược điểm của lớp vỏ satin là dễ bị rách nếu không cẩn trọng trong quá trình sử dụng, khiến mền va quẹt vào vật nhọn hay góc cạnh. Dẫu vậy, mền bông vỏ satin vẫn nhận được sự ưu ái của rất nhiều gia đình, căn hộ cao cấp.

Mẫu chăn bông vỏ satin 1

Mẫu chăn bông vỏ satin 1

Mẫu chăn bông vỏ satin 2

Mẫu chăn bông vỏ satin 2

Mẫu chăn bông vỏ satin 3

Mẫu chăn bông vỏ satin 3

3. Những lưu ý chung trong quá trình sử dụng và bảo quản mền bông

Loại chăn tương đối dày và chiếm diện tích khá lớn khi cất giữ, mền bông cũng đòi hỏi nhiều yếu tố trong quá trình sử dụng và bảo quản. Để kéo dài tuổi thọ mền bông, người dùng cần nắm được một số yêu cầu chung đối với loại chăn mền này.

Mền bông rất dày, không đòi hỏi bạn phải giặt giũ thường xuyên hàng tuần thế nhưng để mền luôn sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe, cần phơi phóng và vệ sinh cơ bản đều đặn. Sau khi ngủ dậy vào mỗi buổi sáng, bạn nên phủi mền bông cho thoáng rộng rồi gấp gọn 1 góc, không nên để mền nhăn nhúm sau mỗi lần sử dụng. 

 Chăn mền, giường đệm và cả không gian phòng ngủ luôn cần phải giữ cho thông thoáng

Chăn mền, giường đệm và cả không gian phòng ngủ luôn cần phải giữ cho thông thoáng

Chăn mền, giường đệm và cả không gian phòng ngủ luôn cần phải giữ cho thông thoáng, sạch sẽ, hút bụi thường xuyên. Phòng ngủ về mùa đông vẫn cần được mở cửa đón nắng cũng như để cho các luồng không khí ẩm lưu thông tránh đọng lại hơi nước gây ẩm thấp cho cả căn phòng, giúp cho vi khuẩn có cơ hội thuận lợi phát triển. Mền bông nếu dính ẩm sẽ nấm mốc và bẩn rất nhanh lại khó xử lý hơn các loại chăn mền mỏng khác.

Ngoài ra, 1 lưu ý quan trọng khác để đảm bảo sạch sẽ cho mền bông đó là loại bỏ các nguồn vật chất hữu cơ có khả năng gây hại như thức ăn rơi vãi, đồ uống, nước tiểu, lông động vật… Đây là các tác nhân rất dễ nuôi mần vi khuẩn nếu không được xử lý nhanh chóng và triệt để. 

Vì vậy bạn và các thành viên trong gia đình cần loại bỏ thói quen ăn uống ngay trên giường ngủ, đồng thời hạn chế để vật nuôi lên giường. Nếu bạn quá thân quen với vật nuôi của mình và thường ngủ với chúng, hãy đảm bảo là huấn luyện chúng vệ sinh đúng nơi đúng chỗ và chuẩn bị các dụng cụ như cây lăn dọn lông động vật để giữ vệ sinh mền bông sạch sẽ.

Hạn chế để vật nuôi lên giường

Hạn chế để vật nuôi lên giường

Bên cạnh đó, ngay từ khi mua mền bông về, bạn nên đặc biệt chú ý tới nhãn mác có gắn trên sản phẩm để biết chắc rằng chiếc mền bông của phù hợp với phương thức giặt tay hay giặt máy. Mỗi một sản phẩm chính hãng sẽ đều có gắn các loại ký hiệu nhãn mác riêng giúp người dùng hiểu về sản phẩm cũng như bảo quản phù hợp nhất. 

Hầu hết các loại mền bông thông thường đều có thể giặt máy tuy nhiên 1 số khác lại có yêu cầu riêng cho ruột chăn mền và vỏ mền, 1 số khác lại yêu cầu giặt tay, 1 số ít mền bông nữa lại chỉ được giặt khô. Bên cạnh đó, khi sử dụng bạn cũng cần kiểm tra trọng lượng của chăn mền bông để xác định xem có phù hợp với máy giặt nhà mình không. Nắm được những yêu cầu này, bạn sẽ tránh được sai lầm đáng tiếc trong quá trình bảo quản, giặt giũ mền bông.

3.1.Cách giặt chăn bông bằng máy

Với những chiếc chăn mền bông có kích thước và khối lượng tương đối lớn, việc giặt máy sẽ giúp cho công cuộc vệ sinh chăn mền nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho mền bông, giặt máy cũng cần lưu ý một số điểm nhất định và tuân thủ các bước theo yêu cầu.

Bạn cần phải tách vỏ chăn và ruột chăn ra để giặt riêng thành 2 mẻ khác nhau

Bạn cần phải tách vỏ chăn và ruột chăn ra để giặt riêng thành 2 mẻ khác nhau

Đầu tiên, bạn cần phải tách vỏ chăn và ruột chăn ra để giặt riêng thành 2 mẻ khác nhau. Sau đó xả nước cho đến khi đầy lồng giặt sao cho lượng nước nóng chiếm khoảng ⅓ – ½ tổng lượng nước trong lồng giặt. (Lưu ý, đối với một số loại máy giặt hiện đại có sẵn chế độ giặt nước nóng thì bạn chỉ cần nhấn nút theo quy trình để tiến hành giặt mền bông).

Khi lượng nước đã đạt tiêu chuẩn hãy cho hỗn hợp nguyên liệu bột giặt, nước xả đã chuẩn bị sẵn vào rồi khởi động máy quay vài vòng. Thao tác này nhằm giúp hoà tan các nguyên liệu vào nước, để chúng không bị vón cục hay bắt dính vào chăn mền bông trong quá trình giặt.

Một số lưu ý trong quá trình giặt máy:

  • Phải xác định trọng lượng chăn mền bông và loại máy giặt phù hợp. Tuyệt đối không nên nhồi nhét quá nhiều chăn mền vào cùng một lần giặt vừa khiến cho mền bông không được giặt sạch mà còn có thể khiến cho máy giặt bị hỏng.
  • Do mền bông tương đối dày, khi máy đã giặt được 1 nửa chu kỳ, bạn có thể dừng lại rồi đổi mặt mền bông sau đó tiếp tục giặt tiếp để việc giặt giũ có hiệu quả cao nhất.

3.2. Lưu ý khi giặt chăn bông bằng tay

Bạn nên chịu khó giặt tay để bảo bảo quản chăn mền bông được tốt nhất

Bạn nên chịu khó giặt tay để bảo bảo quản chăn mền bông được tốt nhất

Việc giặt chăn mền bông bằng tay là không hề dễ dàng. Thế nhưng để đảm bảo tốt nhất cho những loại chất liệu khó tính thì bạn nên chịu khó giặt tay để bảo bảo quản chăn mền bông được tốt nhất. Đặc biệt vỏ chăn lụa hoặc vỏ chăn in hoa là những chất liệu giặt bằng tay thay vì giặt máy. May mắn là những loại vải này không cần giặt nhiều để tránh phai màu và phá vỡ cấu trúc vải.

Để chăn mền sạch hơn, bạn nên ngâm mền vào trong nước ấm có hòa tan các loại xà phòng trung tính, không nên sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh. Sau đó dùng tay vò chăn bông một cách nhẹ nhàng và xả lại bằng nước sạch.

4. Tổng kết

Mền bông là một vật dụng không thể thiếu của nhiều gia đình, đặc biệt là những nơi có mùa đông lạnh giá. Tại các khách sạn sang trọng – nơi thường xuyên sử dụng điều hòa, chăn mền bông cùng là đồ dùng cần thiết để giữ ấm cho cơ thể. Với những lợi ích thiết thực đã được kiểm nghiệm trên thực tế, mền bông ngày càng được sử dụng phổ biến và cải thiện hơn về chất lượng cũng như thiết kế. 

Nắm được những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng và bảo quản bạn hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ cho chiếc mền bông của gia đình mình để tiết kiệm chi phí mà vẫn giữ ấm cho giấc ngủ của bản thân và gia đình.

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team