Vải xô là gì? Phân loại, ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của vải xô

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Từ lâu, vải xô đã trở thành một chất liệu rất quen thuộc với những mẹ bỉm sữa, bởi hầu hết những trang phục sơ sinh đều được làm từ chất liệu này. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều món đồ làm từ chất liệu vải xô ấn tượng với những cô gái chẳng hạn như váy, đầm, đồ ngủ… Dù vậy, bạn đã biết vải xô là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ở trong bài viết này nhé!

1. Vải xô là gì?

Vải xô là một chất liệu được dệt theo kỹ thuật con theo với thành phần chủ yếu là sợi cotton, tạo nên tấm vải khô thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, vô cùng mềm mại, êm ái và không quá bị thô cứng. Dù vậy vải được dệt khá thô, lại không có thêm những loại sợi khác pha vào nên thường dễ bị nhăn trong quá trình sử dụng.

vải xô là gì
Tìm hiểu vải xô là gì?

2. Có mấy loại vải xô

Hiện nay, có rất nhiều loại vải xô ở trên thị trường, tuỳ vào mục đích và điều kiện tài chính mà bạn sẽ có lựa chọn phù hợp.

2.1. Vải xô cotton

Chất liệu này được may từ 100% cotton nên an toàn cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hơn nữa, vải xô cotton cũng không bị xù, sờn vải như những chất liệu khác, chúng cũng thấm hút mồ hôi rất tốt, mềm mại và thoáng mát, đặc biệt thân thiện với môi trường. 

2.2. Vải xô Nhật

Trên thực tế xô Nhật cũng giống như chất xô cotton, sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi vì chất liệu này được xuất khẩu sang Nhật Bản, chính vì thế mà được nhiều người tin dùng. 

2.3. Vải xô sợi tre

sợi tre còn được gọi với tên gọi khác như xô Bamboo có thành phần là 30% sợi cotton và 70% vải sợi tre. Sử dụng vải sợi tre góp phần gia tăng sự thoáng mát, tính năng kháng khuẩn cao. Đặc biệt chất liệu này còn có khả năng thấm hút tốt, có khả năng chống tia UV, đồng thời không bị co hay bị sút chỉ sau khi giặt. 

các loại vải xô
Vải xô sợi tre có nhiều đặc tính tuyệt vời

2.4. Vải xô nhăn

Xô nhăn là một “biến tấu” của loại xô thông thường, theo đó sau khi dệt, vải sẽ được làm nhăn toàn bộ bề mặt. Điều này nhằm giúp cho vải không bị co rút hay bị nhăn sau mỗi lần giặt, do đó sử dụng trong thời gian dài, loại vải này cũng ít bị đơ và cứng hơn. 

2.5. Vải xô đũi

Ngày nay, chất liệu xô đũi đang ngày càng được yêu thích khi sử dụng vô cùng mát mẻ, thấm hút mồ hôi tốt, nhất là không bị tĩnh điện. 

2.6. Vải xô gân

Chất liệu xô gân được sử dụng nhiều để may đồ bộ hay váy ngủ để mặc ở nhà, vải dày dặn không cần phải may thêm lớp lót, nên vô cùng thoáng mát. Đối với chất liệu này cả nam và nữ đều có thể dụng được. 

2.7. Vải xô linen

Chất liệu xô linen là chất liệu bền chắc hơn những loại xô thông thường, đặc biệt chúng vô cùng thoáng, khá nhẹ, khi mặc thấm hút mồ hôi nên mặc vào mùa hè rất thoải mái. Ngoài ra chất liệu này cũng không bị nhăn như xô cotton, do đó rất được ưa chuộng sử dụng. 

3. Ưu điểm và nhược điểm của vải xô

3.1. Ưu điểm

Đầu tiên, vải rất nhẹ, trọng lượng không đáng kể, hơn nữa khi mặc không bị dính vào da nên mặc vào mùa hè vô cùng thoải mái. 

Bên cạnh đó, có thành phần cotton nên những trang phục làm từ vải rất thoáng mát, các sợi được dệt thưa, giúp không khí lưu thông dễ dàng, tạo sự mát mẻ cho người sử dụng, kể cả trong thời tiết oi bức.

Ngoài ra, chất liệu này thấm nước nhanh, rất mau khô. Đặc biệt, chất liệu xô cũng an toàn cho da và thân thiện với môi trường. 

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì vải cũng tồn tại những nhược điểm như:

  • Vải dễ bị bẩn hoặc bị ố màu, ngả vàng, để làm sạch những vết bẩn cứng đầu này cũng không hề dễ dàng.
  • Vải rất dễ nhăn, khá tốn thời nên thường không phù hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian để là (ủi) quần áo. 
Tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của chất liệu xô 
Tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của chất liệu xô

4. Hướng dẫn cách phân biệt vải xô

Dựa vào thành phần, chất liệu, chúng ta phân biệt loại vải này như sau:

  • Vải xô 100% cotton khi chạm tay vào sẽ thấy được sự mềm, bông và mát
  • Vải pha thêm những thành phần khác thường là sợi tre, lanh hoặc PE theo một tỷ lệ nhất định. 

Ngoài ra, bạn có thể phân biệt vải xô theo màu sắc như:

  • Xô màu trắng: Sau khi dệt thì vải được tẩy trắng, xử lý kỹ càng.
  • Xô màu: Sau khi dệt chất liệu này sẽ được mang đi nhuộm, tẩm màu kỹ lưỡng.
  • Xô hoạ tiết: Chúng ta có thể dễ dàng thấy những hoạ tiết ở trên bề mặt của vải, những chất liệu này dùng để trang trí, may đồ rất được yêu thích. 

5. Những ứng dụng của vải xô trong cuộc sống 

5.1. Sử dụng làm đồ sơ sinh 

Với tính chất an toàn và thân thiện cho làn da, cùng với đó sự mềm nhẹ thoáng mát, vải xô được sử dụng để may đồ cho trẻ em sơ sinh: 

  • Làm chăn đắp: Vải mỏng nhẹ và mềm mại giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ mà không hề có cảm giác khó chịu. 
  • Khăn trùm: Với những trẻ sơ sinh khi ra đường cần sử dụng những chiếc khăn trùm để tránh gió, trắng nắng và khăn xô mỏng được các mẹ ưa chuộng để dùng cho bé trong cả 4 mùa…
  • Gạc lưỡi: Vải xô 100% cotton có nguồn gốc từ thiên nhiên dùng làm gạc lưỡi, vệ sinh răng miệng cho bé.
  • Ngoài ra, vải còn dùng để làm khăn tắm, khăn quấn, quần áo cho trẻ em… 

5.2. Sử dụng trong ngành thời trang, may mặc

Ngày nay, những loại trang phục của người lớn may bằng loại vải này rất đa dạng và phong phú, từ những chiếc áo sơ mi, quần, chân váy, những bộ Pijama mặc ở nhà… Quần áo làm từ chất liệu xô có nhiều ưu điểm như mềm mại, thoáng mát, giúp bạn luôn thoải mái trong suốt ngày dài. 

Vải xô được sử dụng trong đồ sơ sinh em bé 
Vải xô được sử dụng trong đồ sơ sinh em bé

5.3. Sử dụng trong trang trí nội thất, vật dụng gia đình

Chúng ta dễ dàng thấy người ta sử dụng vải xô làm đồ trang trí nội thất, vật dụng trong gia đình như làm khăn tắm, khăn mặt, khăn trải bàn, rèm cửa, chăn, màn… Với khả năng hút nước và khô rất nhanh nên chất liệu này rất được ưa chuộng sử dụng. 

6. Hướng dẫn cách giặt vải xô

Dưới đây là một số lưu ý khi giặt những sản phẩm làm từ vải xô:

  • Khi giặt vải xô, bạn không nên vắt quá mạnh có thể khiến đồ dùng bị nhăn nhúm và bị cứng lại.
  • Không nên giặt bằng máy giặt, điều này có thể làm cho vải bị biến dạng, nên dành thời gian để giặt bằng tay.
  • Nên phơi đồ ở những nơi có gió thoáng, tránh phơi ở những nơi có nắng mạnh hay gay gắt.
  • Vải xô rất dễ bị bám bột giặt, bạn nên dùng nước giặt để thay thế. 

7. Cách bảo quản vải xô

Để sản phẩm làm từ vải xô luôn bền, đẹp người dùng nên:

Đừng cho vải bị bẩn, đặc biệt là những vết bẩn cứng đầu như bùn đất, đồ ăn, nước sốt… sẽ rất khó làm sạch.

Không để đồ dùng, vật dụng làm từ loại vải này trong môi trường ẩm thấp vì rất dễ sinh ra nấm mốc, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ,

Vải xô màu trắng dùng cho trẻ sơ sinh khi đã bị ngả màu vàng thì tốt nhất bạn dừng sử dụng, thay thế bằng sản phẩm mới để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. 

Hướng dẫn cách bảo quản vải xô 
Hướng dẫn cách bảo quản vải xô

8. Những lưu ý khi sử dụng trang phục làm từ vải xô

Một là, vải xô vốn có tuổi thọ không cao nên khi muốn sử dụng lâu dài bạn nên gìn giữ cẩn thận hoặc thay đồ mới để trang phục mềm mại hơn.

Hai là, những quần áo màu trắng nên may thêm lớp lót ở bên trong bởi vải khá mỏng, khi mặc có thể gây phản cảm đối với người đối diện.

Ba là, bạn nên là phẳng đồ trước khi mặc bởi vải xô thường dễ bị nhăn. 

Trên đây là những thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu rõ hơn về vải xô là gì cũng như những ứng dụng của vải xô ở trong cuộc sống. Với nhiều ưu điểm tuyệt vời, tại sao bạn không sắm ngay cho mình một món đồ nào từ chất liệu này, phải không?

>>>Đọc thêm:

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM