Vải Vicuna còn được biết đến với biệt danh loại chất liệu dành cho giới thượng lưu hay sợi tơ của chúa trời. Cùng Vua Nệm tìm hiểu xem vải đắt đỏ nhất thế giới này có gì đặc biệt mà được ca tụng đến thế nhé!
Nội Dung Chính
1. Vải Vicuna là gì?
Vải Vicuna là loại vải len được làm từ lông của loài lạc lạc đà có tên Vicuna sống tại khu vực Nam Mỹ thuộc dãy núi Andes hoang dã với độ cao 3.200- 4.800m so với mực nước biển.
Quá trình thu hoạch vải Vicuna có liên quan mật thiết tới các quy định bảo tồn động vật nghiêm ngặt trên thế giới. Một sợi vải len Vicuna chỉ có kích thước khoảng 12 micron (12/1000 mm).
Để tạo ra sợi vải Vicuna, người ta sẽ cạo lông lạc đà Vicuna, sau đó se thành từng sợi. Trong khi đó, mỗi năm một chú lạc đà Vicuna chỉ có thể cung cấp khoảng 500g len và con số này càng ngày càng khan hiếm khi loài động vật này đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Lớp lông của Vicuna rất mềm, mịn. Thoạt nhìn qua tưởng mỏng nhưng có tác dụng giữ ấm cực tốt với khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể nhằm vượt qua thời tiết lạnh giá tại dãy Andes. Sản phẩm vải len Vicuna tới tay người dùng vẫn còn giữ nguyên đặc tính nổi bật này.
Vải Vicuna thường được ứng dụng để làm áo len, bao tay, tất, khăn choàng, áo khoác, chăn, gối hoặc làm lớp cách nhiệt. Vì sợi len rất mỏng, không thể trả qua quá trình nhuộm nên vải Vicuna vẫn giữ nguyên màu sắc nâu tự nhiên mang tới những sản phẩm có màu sắc sinh động, độc đáo.
2. Nguồn gốc của vải len Vicuna
Vải len Vicuna được người Inca phát minh và sử dụng rộng rãi suốt những năm từ thế kỷ 13 đến 16. Với tín ngưỡng của người Inca, lạc đà Vicuna là loài động vật đáng kính, vì vậy việc sử dụng lông của loài vật này cũng là một nghi thức thiêng liêng. Quá trình xén lông cho tập thể đàn lạc đà Vicuna được gọi là Chaccu. Đặc biệt họ chỉ thu hoạch lông chứ không bao giờ có ý định giết và ăn thịt lạc đà.
Thuở ấy, áo khoác được làm từ lông của lạc đà Vicuna chỉ được thiết kế dành riêng cho người sống trong hoàng gia. Cho tới thế kỷ 16, khi đội quân người Tây Ban Nha khám phá ra mảnh đất Nam Mỹ và phát hiện ra giá trị của lông lạc đà Vicuna. Họ gọi đây là lụa của thế giới mới và sẵn sàng săn bắt lạc đà bằng súng và giết thịt chúng. Và tình trạng này kéo dài suốt hàng trăm năm.
Đến những năm 60 của thế kỷ 19, loài lạc đà Vicuna đang đứng trước bến bờ diệt vong khi chỉ còn khoảng 6.000 con sống tại Peru, chúng cũng được liệt vào sách đỏ những loài có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.
Lúc này, chính phủ Peru đã không thể đứng yên, họ tìm cách nhân giống, phục hồi lại số lượng lạc đà Vicuna bằng cách xây dựng một khu bảo tồn riêng biệt cho loài động vật này có tên Pampas Galeras.
Hiện nay, số lượng lạc đà Vicuna tại Peru đã lên tới con số khoảng hơn 200.000 con và trở thành loài vật đại diện của quốc gia này.
Chính phủ cũng ra những quy định giới hạn lượng len Vicuna được phép thu hoạch mỗi năm và cũng chỉ có một vài thương hiệu có thể sản xuất loại vải Vicuna. 1kg lông thô của lạc đà Vicuna có thể bán được với giá từ 400 – 600 USD.
3. Vải Vicuna có gì đặc biệt?
Vải Vicuna sở hữu rất nhiều đặc điểm nổi bật như:
- Chất liệu mịn: Có thể nói vải Vicuna là chất liệu vải sợi tự nhiên tốt nhất thế giới vì được làm từ lông của động vật. Mỗi sợi vải đều rất mỏng, mịn nhẹ khi sờ vào rất thích tay và đem lại cảm giác của sản phẩm cao cấp.
- Khả năng giữ ấm tốt: Lông của lạc đà Vicuna có tác dụng giữ ấm cho cơ thể giữa thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông tại khu vực núi Andes. Vải Vicuna được làm từ lông của lạc đà Vicuna nên chắc chắn sở hữu được đặc tính giữ ấm này. Hơn nữa, các sợi vải sẽ được đan khít lại với nhau nhân đôi tác dụng giữ ấm.
- Mỏng nhẹ, không gây khó chịu: Vải Vicuna có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với các loại vải len thông thường khác. Hơn thế, sợi vải cũng rất mềm mịn, mang lại cảm giác cực dễ chịu cho người dùng.
- Màu sắc rất tự nhiên: Sợi vải Vicuna rất khó nhuộm và chất lượng cũng sẽ bị ảnh hưởng khi xử lý qua hóa chất nên tất cả các sản phẩm làm từ vải Vicuna tung ra thị trường đều giữ màu nguyên bản như nấu hoặc trắng nhạt. Đặc biệt màu sắc của mỗi bộ lông lạc đà Vicuna cũng không giống nhau tạo nên vẻ đẹp rất đặc biệt.
4. Câu chuyện liên quan tới thu hoạch, sản xuất vải Vicuna
Trải qua năm tháng, vải Vicuna đã có bước chuyển mình từ sản phẩm cho hoàng tộc tới tín đồ sành thời trang. Vicuna vốn đã được săn đón từ rất nhiều thập kỷ trước, đặc biệt là giới quý tộc, hoàng thất sử dụng nhằm tôn lên vẻ đẹp cao quý.
Ở đất nước Inca – cái nôi của vải Vicuna, chỉ những người thuộc hoàng tộc mới được quyền mặc trang phục làm từ loại vải này, nếu dân thường bị phát hiện lén lút sử dụng thì sẽ bị xử tử ngay. Trong quá trình thu hoạch vải Vicuna, cũng có một vài những điểm đáng lưu ý như:
4.1. Giá trị tăng dần theo năm tháng
Như đã phân tích ở trên, vào những năm 1960, lạc đà Vicuna có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi hoạt động thu hoạch vải và giết hại lạc đà quá mức. Sau đó, chính phủ các nước đã ban hành nhiều quy định nghiêm ngặt liên quan tới việc thu hoạch lông của lạc đà đà. Kéo theo đó là hệ lụy vải Vicuna ngày càng đắt đỏ.
4.2. Vải Vicuna rất khó thu hoạch
Quá trình sản xuất ra những tấm vải Vicuna vô cùng cầu kỳ. Trước tiên, những người thợ thủ công phải thu hoạch lông từ vùng cổ và vai của lạc đà. Sở dĩ lạc đà có 2 lớp lông với cấu tạo lớp bên trên có đặc điểm thô, cứng, dài và lớp dưới vừa nhẹ, mềm, mịn, ngắn.
Do đó sau khi cạo lông khỏi người lạc đà, đội ngũ gia công cần phải trải lông thật kỹ càng để loại bỏ lớp lông dài cứng bên ngoài. Tiếp đó mới se lông thành từng sợi len và dệt thành tấm vải.
4.3. Tốn nhiều thời gian
Tốc độ mọc lông củ lạc đà Vicuna rất chậm. Sau khi cạo lông, lạc đà cần khoảng 3 năm để hồi phục lại bộ lông như cũ. Theo số liệu thống kê, mỗi chú lạc đà chỉ có thể cung cấp 500g lông mỗi năm. Tuy nhiên, sau quá trình chải và phân loại lông thì chỉ còn một nửa lượng lông đạt tiêu chuẩn để dệt thành vải. Và để đảm bảo chất lượng thì việc cạo lông cũng chỉ có thể thực hiện với tần suất 2 năm 1 lần.
4.4. Quy trình sản xuất vải Vicuna đòi hỏi kỹ thuật cao
Trên thị trường mỗi năm chỉ có khoảng 4 tấn lông lạc đà Vicuna được gửi tới các trung tâm thời trang lớn nhất thế giới và cũng có rất ít nhà máy được cấp quyền sản xuất vải Vicuna. Quy trình sản xuất vải Vicuna được đánh giá là rất khắt khe bởi loại sợi này khá mỏng, không thể nhuộm và rất dễ bị hư hỏng nếu dệt sai kỹ thuật.
Trên đây là những tổng hợp của Vua Nệm về khái niệm nguồn gốc, đặc điểm và các quy định liên quan tới việc thu hoạch vải Vicuna. Mong rằng đã cung cấp cho bạn thêm kiến thức hữu ích về loại vải đắt đỏ này!
XEM THÊM:
- Vải Crepe là gì? Phân loại và ứng dụng vào cuộc sống
- Vải Cát Hàn là gì? Phân loại, ưu điểm và ứng dụng của vải cát hàn
- Vải tuytsi là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng của vải tuytsi