Thời Trang - Làm Đẹp

Vải Cát Hàn là gì? Phân loại, ưu điểm và ứng dụng của vải cát hàn

CẬP NHẬT 04/08/2023 | BỞI Ngọc Hân

Vẻ đẹp tinh tế, sang trọng đã giúp vải cát hàn ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của người dùng hiện nay, nhất là trong ngành may mặc. Vậy vải cát hàn là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải cát hàn hiện nay như thế nào? Để biết thêm về loại vải này, mời bạn cùng tìm hiểu với Vua Nệm tại bài viết dưới đây nhé!

1. Vải cát hàn là gì? 

Vải Cát Hàn là loại vải có trọng lượng nhẹ và tính đàn hồi cao, được tạo ra bởi công thức 92% sợi Polyester và 8% Spandex. Không chỉ có hoa văn, màu sắc đa dạng, vải Cát Hàn còn tương đối mềm, giúp người sử dụng có được cảm giác thoải mái, dễ chịu mỗi khi diện các trang phục làm từ chúng. Đây cũng chính là lý do mà ngày nay, vải Cát Hàn được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống, nhưng phổ biến nhất vẫn là ngành may mặc.

vải cát hàn là gì
Chất liệu cát hàn được làm từ sợi Polyester và Spandex

2. Các tính chất của vải Cát Hàn

2.1. Tính chất vật lý

  • Trọng lượng của vải cát hàn tương đối nhẹ, chỉ từ 240g/m2. Ngoài ra, loại vải này còn có bề mặt dày dặn, chất vải bền bỉ, để mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
  • Một mặt của vải cát hàn là cát nhám. Mặt còn lại trơn láng.
  • Vải cát hàn không không có độ co giãn cao.

2.2. Tính chất hóa học

  • Khả năng thoát nước không tốt. Khi ướt thường chỉ ướt được một mặt.
  • Khó cháy. Khi bị cháy, bạn chỉ cần để vải cát hàn ra khỏi nguồn lửa thì lửa sẽ bị dập tắt ngay lập tức.
  • Khi cháy thì vải sẽ bị vón thành cục. Tro vải có mùi nhựa khá khó chịu.
vải cát hàn có tốt không
Vải cát hàn khó co giãn, khó thoát nước

3. Ưu nhược điểm vải cát hàn

3.1. Ưu điểm

3.1.1 Khó nhăn và có nếp gấp

Với vải cát hàn, cho dù bạn có dùng tay để vò thì vải cũng khó có nếp nhăn hoặc nếp gấp. Ưu điểm này của vải cát hàn khá giống với vải Kate. Chính vì vậy, những trang phục làm từ chất vải này được đánh giá là có khả năng giữ form khá tốt. Ngoài ra, nhờ đó, vải cũng ít bị nhăn hơn so với những loại vải thông thường, sau khi bạn giặt xong. Việc mặc những trang phục làm từ chất liệu này cũng giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian ủi (là) vì những nếp gấp trong quá trình bảo quản.

3.1.2. An toàn với làn da

Vải cát hàn có bề mặt mềm mịn. Do đó, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu hay bị kích ứng mỗi khi mặc trang phục làm từ loại vải này. Ngoài ra, với đặc tính thoáng mát cao, vải cát hàn còn giúp mang đến sự thoải mái, dễ chịu cho bạn trong mọi hoạt động. Nhờ đó, loại vải này thường được sử dụng làm các trang phục công sở hoặc đồ thể thao,….

3.1.3. Hoa văn và màu sắc đa dạng

Trên thị trường hiện nay, vải cát hàn là một trong những loại vải có hoa văn và bảng màu đa dạng nhất. Nhờ đó, nâng cao tính thẩm mỹ, giúp bạn dễ dàng may được những trang phục với kiểu dáng ấn tượng, độc đáo.

Đặc biệt, màu sắc của vải cát hàn không chỉ sắc nét mà còn rất khó phai. Đây được xem là ưu điểm lớn của loại vải này, giúp chúng ngày càng được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc.

ưu điểm vải cát hàn
Màu sắc của chất liệu cát hàn rất khó phai

3.1.4. Nhanh khô

Thành phần Polyester và Spandex bên trong vải cát hàn đều có đặc tính thấm hút tốt. Nhờ đó, mà khi quần áo thấm nước hoặc mỗi lúc giặt xong, chúng sẽ khá nhanh khô, để bạn sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian chờ đợi. 

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì vải cát hàn cũng có nhược điểm nhất định như khả năng co giãn kém hay một số bất tiện khi giặt.

  • Khả năng co giãn của vải cát hàn không cao. Do đó, nếu muốn sử dụng để may quần áo thì bạn nên đo số đo thật chính xác. Mặc khác, bạn cũng không nên dùng nguồn nhiệt cao để ủi quần áo, để tránh vải bị nhão và không thể trở về hình dạng ban đầu.
  • Chỉ nên giặt vải cát hàn ở nhiệt độ trung bình, không nên quá nóng cũng không nên quá lạnh. Bởi nhiệt độ quá cao có thể làm vải mất đi kết cấu ban đầu.

4. Ứng dụng của vải cát hàn

Khả năng thấm hút, thoáng mát, không gây kích ứng đã giúp vải cát hàn được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc, nhất là khi may đồ ở nhà, trang phục công sở hay đồ thể thao. 

Ngoài ra, vải cát hàn có đa dạng màu sắc và hoa văn nên cũng thường được sử dụng trong các thiết kế đầm váy, trang phục dự tiệc, dạ hội. Đặc biệt, tính chất nhanh khô là đặc điểm giúp cho vải cát hàn được lựa chọn trong các trang phục đi biển, đồ bơi.

ứng dụng vải cát hàn
Vải cát hàn được dùng để may mặc đầm váy dạ hội

5. Vải chất cát hàn có những loại nào?

Sau khi tìm hiểu về tính chất, ưu nhược điểm và ứng dụng của vải cát hàn, ngay sau đây bạn đọc hãy cùng Vua Nệm khám phá chất cát hàn được phân loại như thế nào nhé!

5.1. Vải thun Cát Hàn

Vải thun Cát Hàn là vải có thể co giãn 4 chiều, những sợi dệt nhỏ hiện rõ trên bề mặt vải. Vải khá dày, tính đàn hồi cao và gồm 2 mặt: 1 mặt láng và 1 mặt là vải cát.

So với những chất cát hàn khác, thun cát hàn có độ co giãn tốt hơn, mặt khác còn sở hữu màu sắc tươi tắn và khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, vì sợi vải khá to nên dễ bị nhão khi giặt với nước nóng. Ngày nay, thun cát hàn được ứng dụng nhiều trong may mặc đồng phục, đồ bộ, đồ thể thao,… với mức giá dễ chịu.

5.2. Vải thun cát giấy

Thun cát giấy là vải có lớp lông nhỏ trên bề mặt và màu sắc đa dạng. Vải có độ dày nhất định, so với những chất cát hàn khác thì không mịn bằng. Độ giãn của nó ở mức tương đối, tuy nhiên khả năng thấm hút lại cực kỳ tốt.

Vải có nhược điểm là dễ bám bụi do có lớp lông nhỏ. Bên cạnh đó, nó cũng không được thoáng mát bằng những chất liệu khác nên chỉ được dùng để may lớp lót bên trong trang phục. Bạn có thể sắm chất vải này với giá thành tương đối rẻ.

phân loại vải cát hàn
Vải thun cát giấy có khả năng thấm hút cực kỳ tốt

5.3. Vải lụa cát

Vải lụa cát là vải có độ mỏng nhẹ và bề mặt khá mềm mịn, không có bất cứ lông hay sợi tơ nào nên tính thẩm mỹ là rất cao. Điểm cộng của vải là khó nhăn, nhàu kể cả khi vò nên lên form rất đẹp. Vải lụa cát cũng có độ bền màu tốt, dễ khô, chất vải mềm mịn, nhẹ nhàng khiến dễ chịu khi mặc.

Tuy nhiên, người dùng cần chú ý khi giặt giũ vải lụa cát vì chúng không co giãn tốt, dễ bị rách. Ngày nay, giá thành của lụa cát khá cao và được ứng dụng nhiều trong may đồ công sở, sơ mi, váy dự tiệc,…

5.4. Vải tuyết sa cát

Vải tuyết sa cát có tính chất gần giống với vải kaki, tuy nhiên bề mặt lại có phần mỏng nhẹ hơn. Vải có thành phần gồm 4 loại sợi: Polyester, rayon, nylon và spandex. Ưu điểm của tuyết sa cát là khó bị bám lông, bám bụi, dù vò cũng không bị nhăn và độ co giãn, thấm hút cũng như bền màu cao. 

Tuy nhiên, hạn chế của vải là dễ mất nếp, bề mặt có vải nổi. Với mức giá thị trường khá cao, vải tuyết sa cát được ứng dụng nhiều trong may mặc đầm váy, vest công sở thanh lịch.

các loại vải cát hàn
Vải tuyết sa cát có bề mặt mỏng nhẹ, độ co giãn tốt

5.5. Vải voan cát

Là loại vải có thành phần là cotton tự nhiên với bề mặt mịn, nhẹ. Vải khó nhăn và nhàu, chất liệu thoáng mát nên phù hợp với điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù đem lại sự thoải mái khi mặc nhưng vải voan cát lại không co giãn, không thấm hút mồ hôi. Với mức giá tầm trung, nó được dùng để may mặc voan cô dâu, khăn trải bàn, rèm cửa,…

6. Lưu ý khi bảo quản, giặt giũ vải cát hàn

  • Không giặt với nước nóng trên 30 độ C vì có thể làm dão vải.
  • Khi xả, không vắt và xoắn vải vì sẽ khiến vải bị nhăn, giảm độ bền và mất đi thẩm mỹ.
  • Phân loại màu sắc trang phục trước khi giặt để không bị ố, bám màu từ những trang phục khác, nhất là áo trắng.
  • Không phơi áo quần ở những nơi nhiệt độ quá gắt vì sẽ làm phá vỡ cấu trúc đàn hồi của vải, giảm độ bền.

>> Xem thêm:

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến vải cát hàn để bạn đọc có thể tham khảo. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng bạn đọc sẽ lựa chọn được cho mình chất vải phù hợp nhé!

Bài viết liên quan:

Avatar
Ngọc Hân