Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường hay nghe đến vải thun pha spandex, vải cotton pha spandex với đặc điểm chung là khả năng co giãn vải cực kỳ tốt. Vậy vải spandex là gì? Trong bài viết sau đây, Vua Nệm sẽ gửi đến bạn “tất tần tật” thông tin về sợi spandex và ưu, nhược điểm của loại sợi này. Cùng bắt đầu nhé!
Nội Dung Chính
1. Tổng quan về sợi spandex
1.1. Spandex là gì?
Sợi spandex hay còn gọi là sợi Lycra, sợi Elastane là một loại sợi Polyme tổng hợp được phát minh vào năm 1959 tại phòng thí nghiệm DuPont’s Benger, Waynesboro, Virginia, Hoa Kỳ. Từ “spandex” được gọi theo từ “expanding”, tạm dịch là mở rộng, nới rộng.
Vải spandex có khả năng co giãn cực kỳ tốt, có thể kéo hơn gấp 500 lần so với chiều dài ban đầu. Chính nhờ khả năng này, spandex rất được ưa chuộng để làm đồ thể thao.
1.2. Nguồn gốc vải spandex
Vải spandex bắt đầu nhen nhóm xuất hiện từ thế chiến thứ II. Lúc này, các nhà khoa học đã nhận một nhiệm vụ đầy thách thức là phát triển một chất liệu tổng hợp mới có độ đàn hồi cao để thay thế cho cao su vì trong thời điểm này, giá cao su dao động thường xuyên và hầu hết cao su được ưu tiên sử dụng cho việc sản xuất các thiết bị phục vụ chiến tranh.
Nhà khoa học mang tên Farben Fabriken Bayer được biết đến người tiên phong trong việc phát minh ra loại sợi này, nhưng chủ yếu dành cho việc thử nghiệm. Mãi cho đến năm 1959, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Du Pont dưới sự tài trợ của một doanh nghiệp Hoa Kỳ mới cho ra mắt phiên bản cuối cùng và hoàn thiện nhất của vải spandex và được gọi là Lycra.
Vì phải mất thêm vài năm nữa để các doanh nghiệp có thể bắt đầu sản xuất vải spandex rộng rãi nên mãi cho đến 1962, chất liệu spandex mới trở nên phổ biến với người tiêu dùng và tạo ra nhiều thay đổi lớn trong ngành may mặc, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất đồ thể thao.
2. Quy trình sản xuất vải spandex
Spandex là một loại polime tổng hợp. Về mặt hóa học, nó được tạo thành từ chuỗi polyurethane, được sản xuất bằng cách cho hỗn hợp polyester phản ứng với chất diisocyanate. Sau đó, Polymer này được chuyển đổi thành sợi bằng kỹ thuật kéo sợi khô. Hiện nay, gần 95% vải spandex thành phẩm trên thế giới được sản xuất nhờ phương pháp kéo sợi khô. Quy trình sản xuất sợi spandex bằng phương pháp kéo sợi khô được chia làm 5 bước như sau:
Bước 1: Prepolymer
Ở bước đầu tiên, người ta sẽ trộn 2 chất glycol với monomer diisocyanate theo tỉ lệ 1:2 để tạo ra sợi prepolymer. Sau đó, prepolymer sẽ tiếp tục được cho phản ứng với chất diamine theo tỉ lệ 1:1 hay còn gọi là phản ứng mở rộng. Lúc này, người ta thu được một dung dịch sền sệt.
Để có bơm dung dịch này vào phần máy quay sản xuất tơ, người ta buộc phải thực hiện thêm một bước bổ sung là pha loãng dung dịch trên bằng dung môi giúp dung dịch kéo sợi dễ xử lý hơn.
Bước 2: Quay và tạo sợi
Dung dịch sẽ được bơm vào phần máy quay sản xuất tơ có dạng hình trụ để tạo thành các sợi vải spandex. Để hình thành các sợi rắn, spandex sẽ được gia nhiệt bằng khí nitơ và đi qua dung một hóa học có thể biến đổi polymer từ lỏng thành rắn. Vải spandex thành phẩm sẽ được tạo thành từ nhiều sợi riêng lẻ, nhỏ và mảnh với độ dày theo ý muốn.
Bước 3: Xử lý sợi
Để ngăn chặn sự bám dính giữa các sợi vải spandex sau quá trình trình kéo sợi, người ta sẽ xử lý sợi spandex với chất Magnesi stearat. Sau quá trình này, các sợi sẽ được chuyển qua con lăn để se thành sợi, cuộn vào ống chỉ và dệt vải
Bước 4: Kiểm tra chất lượng
Ở bước cuối cùng của quá trình sản xuất vải spandex, người ta sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng của sợi. Các tiêu chí bao gồm độ co giãn của sợi và kích thước sợi. Khi này, những sợi vải spandex không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ.
3. Ưu nhược điểm sợi vải spandex
3.1. Ưu điểm
Spandex được đánh giá là chất liệu thay thế tuyệt vời cho cao su vì sợi vải spandex có độ đàn hồi đáng kinh ngạc, trọng lượng nhẹ hơn và uyển chuyển hơn trên cơ thể người mặc. Một điểm công khác của spandex là chất liệu không bị hư hại sau khi tiếp xúc với mồ hôi, thuốc mỡ hoặc chất tẩy rửa.
Ngoài ra, spandex là một chất liệu khá nhẹ, mềm mại và không tĩnh điện. Vải spandex không bị mài mòn dưới tác động của lực do cấu trúc vải rất chặt chẽ và không dễ phai màu.
Một số sự thật thú vị về Spandex
- Sợi vải spandex có thể được kéo dài hơn 500 đến 600 lần so với chiều dài ban đầu của chúng mà không bị đứt và có thể dễ dàng trở lại chiều dài ban đầu.
- Trong thành phần cấu thành của Spandex. có đến 85% là polyurethane.
- Ở 250 độ C (480 độ F), spandex có thể tan chảy.
3.2. Nhược điểm
Sợi vải spandex sẽ mất dần tuổi thọ nếu tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao và nước clo. Để khắc nhược điểm này, các nhà sản xuất thường thêm vào các chất ổn định để bảo vệ cấu trúc sợi. Chẳng hạn, để bảo vệ vải chống lại sự tác động của ánh Sáng, người ta sẽ thêm vào vải các chất giúp sàng lọc tia cực tím (tia cực tím) như hydroxybenzotriazole.
4. Phân loại vải Spandex
4.1. Spandex pha cotton
Để tăng khả năng co giãn cho vải cotton, người ta thường pha thêm sợi vải spandex, một trong những tỉ lệ thường thấy nhất là vải 95% cotton 5% spandex. Sự pha trộn này giúp cho vải cotton spandex mang khả năng co giãn tốt, thấm hút mồ hôi và mỏng nhẹ. Bên cạnh đó, cotton spandex cũng rất dễ dàng giặt sạch và khó bám bụi.
4.2. Spandex pha Polyester
Bên cạnh Spandex pha cotton, người ta còn dòng vải spandex pha polyester với tỉ lệ thường thấy nhất là vải 95 polyester 5 spandex. Poly Spandex có ưu điện mềm mịn, rất mát khi mặc, giá thành phải chăng và cũng rất dễ dàng giặt giũ, bảo quản.
4.3. Vải len Spandex
Khắc phục tình trạng nhão trùng, co ngót của vải len nguyên bản, len pha spandex có độ co giãn rất tốt và giúp tăng tuổi thọ của các sản phẩm may mặc từ len.
5. Ứng dụng của spandex
Spandex lần đầu tiên được sử dụng trong các sản phẩm may mặc dành cho phái nữ như áo nịt ngực và các trang phục lót bên trong. Sau đó, spandex sớm chiếm lĩnh thị trường may mặc đồ thể thao, đồ bơi, quần trượt tuyết, thắt lưng, quần lửng,… Ngày nay, một số ông lớn trong ngành may mặc đồ thể thao như Nike, Adidas,.. đều ưa chuộng sử dụng sợi vải spandex trong sản phẩm của hãng.
Bên cạnh thị trường may mặc, spandex được dự đoán sẽ sớm trở thành xu hướng trong ngành sản xuất đồ nội thất như rèm cửa, khăn bàn, bọc đèn, ga đệm, vỏ gối,…
Xem thêm: Vải Kaki – Chất liệu vải này có những loại phổ biến nào?
——–
Với những thông tin hữu ích về sợi vải spandex Vua Nệm vừa chia sẻ ở phía trên, hy vọng bạn đã có thêm cho mình nhiều kiến thức thú vị về loại sợi này để có thể mua vải spandex phù hợp với sở thích bản thân nhé.