Vải lưới là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của vải lưới

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Ngày nay, vải lưới là một chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Vậy bạn đã biết đến vải lưới là gì và ứng dụng của chất liệu này ra sao chưa? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị và hữu ích trong bài viết này nhé!

1. Vải lưới là gì?

Vải lưới là chất liệu có thành phần cấu tạo rất đặc biệt, được làm từ những hạt nhựa như PP hoặc PVC khi nung nóng ở nhiệt độ cao sẽ chảy ra và kéo dài thành từng sợ. Hơn nữa, quy trình dệt vải cũng trên công nghệ khép kín, bề mặt tấm vải có nhiều lỗ hình vuông, hình tròn nhỏ, từ những đặc điểm này tên gọi vải lưới đã được ra đời. 

Vải lưới là gì
Tìm hiểu vải lưới là vải gì?

2. Nguồn gốc ra đời của vải lưới

Khi nhắc đến chất liệu này, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến lưới đánh cá, hay lưới vải làm võng nằm, cho đến thế kỷ 19, chúng được sử dụng ở trong ngành may mặc.

Theo đó, nguồn gốc ra đời của loại vải này hết sức đơn giản, vào một ngày khá lạnh, ông Lewis Haslam thấy người dì của mình đeo đôi găng tay lưới nhưng đôi bàn tay vẫn ấm và không bị lạnh. Chính điều này đã khiến ông nảy sinh ý tưởng chế tạo loại vải dệt kim và hình thành nên công ty chuyên sản xuất vải lưới. Hơn nữa, ông còn cho ra những loại vải có cấu tạo tương tự như vải lưới mềm, vải lưới voan, vải lưới cứng… để tạo nên những loại trang phục khác nhau. 

3. Vải lưới có đặc điểm gì?

Vải lưới được sử dụng ưa chuộng nhất hiện nay bởi những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Độ bền và dẻo: Do được dệt bằng những hạt nhựa nên chất liệu này có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và dễ dàng sử dụng. Ngoài ra chất vải rất mỏng nên tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc lên trên người. 
  • Đa dạng màu sắc: Chính vì cấu tạo từ những hạt nhựa nên vải có nhiều màu sắc được nhuộm theo nhiều phong cách khác nhau và ứng dụng cao ở trong cuộc sống hàng ngày như vải lưới trắng, vải lưới đen. 
  • Dễ dàng vệ sinh: Những chất bẩn không thể dính và thấm sâu và nhựa nên việc vệ sinh, lau chùi thường không mất nhiều thời gian, đặc biệt là không thấm nước và rất mau khô. 

4. Những ưu điểm và nhược điểm của vải lưới

4.1. Ưu điểm

Loại vải này có vô vàn ưu điểm tuyệt vời và được ứng dụng rộng rãi ở trong lĩnh vực may mặc, đó là:

  • Vô cùng thoáng mát: Bởi vì bề mặt ở trên vải có nhiều lỗ thoáng khí giúp không khí dễ dàng lưu thông, tạo cảm giác thoải mái và thoáng mát khi mặc, vậy nên chất liệu này rất được ưa chuộng trong những bộ thời trang mùa hè, đi biển.
  • Độ bền cao: Đây là những sản phẩm vải không dệt mà được tạo thành từ những sợi nhựa nguyên chất nên có độ bền tốt, dẻo dai, chịu lực và không dễ bị đứt hay rách.
  • Giá cả hợp lý: Do được làm từ nguyên liệu nhân tạo nên giá vải lưới rẻ, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. 

4.2. Nhược điểm 

Bên cạnh những ưu điểm, vải cũng tồn tại những nhược điểm như:

  • Không thể giặt máy: Do cấu tạo từ những sợi vải không được dệt chặt chẽ nên khi giặt bằng máy dễ bị hư hỏng và bị rách.
  • Có khả năng hút ẩm không cao: Mặc dù khá thoáng khí nhưng vải không có khả năng thấm hút mồ hôi như những chất liệu khác như vải cotton. 
Đặc điểm của vải lưới
​​Chất liệu lưới có nhiều ưu điểm và nhược điểm

5. Những loại vải lưới hiện nay

5.1. Vải lưới thun 

Nhờ vào tính năng co dãn 4 chiều, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu mỗi khi vận động nên vải lưới thun có nhiều ưu điểm nổi bật so với những chất liệu khác. Loại vải này được dùng để may trang phục thể thao có đặc tính thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. 

5.2. Vải lưới thêu

Lưới thêu là chất liệu được kết hợp giữa những sợi ngang và sợi dọc ở dạng lưới với tính chất mềm mỏng, góp phần tạo nên sự đa dạng, năng động cho ngành thời trang. Chúng được ứng dụng rộng rãi để làm phụ kiện như cột tóc, khăn choàng cổ, khăn choàng của cô dâu…

5.3. Vải lưới ren

Lưới ren được xếp vào dạng cao cấp nhất của dòng chất liệu này, nhờ sở hữu hiệu ứng nhẹ nhàng, tính bắt mắt mà chất liệu này đã trở thành lựa chọn tuyệt vời cho thời trang công sở hay những bộ váy dự tiệc trang trọng. Hơn nữa, những chiếc váy cưới lộng lẫy, bồng bềnh cũng không thể thiếu được sự góp mặt của chất liệu vải lưới ren, mang đến sự hấp dẫn, quyến rũ và không kém phần nhẹ nhàng, thướt tha. 

Có bao nhiêu loại vải lưới
​​Có nhiều loại vải lưới khác nhau

6. Ứng dụng vải lưới ở trong cuộc sống ngày nay

6.1. Làm các loại lưới

Vì vải khá nhẹ, không tốn nhiều thời gian và công sức nên có thể dùng để làm dụng cụ đánh bắt cá cầm tay hay lưới lớn đánh cá ở dưới sông. Ngoài ra, chất liệu này còn được dùng để làm túi lưới ở trong máy giặt, túi lọc để vắt nước, vải lưới chống muỗi, vải lưới che nắng… 

6.3. Sản xuất may mặc, phụ kiện

Nhờ vào tính năng thoáng khí, độ bền cao mà vải được dùng phổ biến ở trong ngành may mặc, nhất là những bộ quần áo thể thao, có nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng vải lưới như Nike, Adidas…

Ngoài ra, chất liệu vải cũng rất ưa chuộng trong việc thiết kế đầm váy, đồng thời tạo nên điểm nhấn cho những trang phục như nịt bụng, mũ, giàu, túi xách… Đặc biệt, những phụ kiện làm từ vải lưới thường được cô gái sành điệu sử dụng để tung tăng ở những bãi biển xinh đẹp bởi thiết kế mang đến cảm giác thoáng khí, mềm mại và thướt tha.

ứng dụng của vải lưới
Vải lưới được sử dụng để làm phụ kiện

6.4. May đồ lót

Với tính năng thoáng khí cao, phái nữ rất yêu thích sử dụng đồ lót được làm từ vải lưới co giãn. Ngoài ra, cấu tạo như tấm lưới cùng hàng nghìn lỗ nhỏ ở trên bề mặt vải còn khiến chị em khi diện bikini từ vải lưới trở nên hấp dẫn, quyến rũ hơn. 

7. Những lưu ý khi sử dụng vải lưới

Dù sở hữu đặc điểm nổi bật là khả năng chịu lực tốt, độ bền cao nhưng người dùng vẫn nên lưu ý những điều sau:     

  • Không được phơi vải ở dưới trời nóng: Ở trên thực tế, vải có khả năng khô rất nhanh nên không cần phơi ở ngoài trời khá lâu. Việc phơi ở nhiệt độ cao có thể làm biến dạng chất liệu vải, ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài sản phẩm. 
  • Giặt nhẹ tay: Chất liệu vải thường không bị nhăn sau khi giặt, vậy nên hạn chế làm phẳng bằng bàn ủi để bảo quản và sử dụng đồ dùng ở trong thời gian dài.
  • Nhiệt độ nước giặt: Người dùng nên sử dụng nước mát để giặt đồ, bởi việc giặt đồ bằng nước ấm khiến cho chất liệu vải bị tác động và nhanh hơn. 

Vải lưới tuy có cấu tạo là những hạt nhựa nhân tạo nhưng đã mang đến nhiều tiện ích ở trong cuộc sống chúng ta. Hy vọng rằng ở bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vải cũng như những trang phục phổ biến được làm từ chất liệu này, từ đó có thể lựa chọn mua bộ quần áo phù hợp cho bản thân. 

>>>Đọc thêm:

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM