Thời Trang - Làm Đẹp

Vải nhung là gì ? Nguồn gốc, ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của vải nhung

CẬP NHẬT 05/04/2023 | BỞI Minh Anh

Từ xa xưa, vải nhung là chất liệu cao cấp, đa năng và rất được yêu thích sử dụng. Chất liệu vải vô cùng mềm mịn, êm mái, thể hiện sự sang trọng cùng vẻ ngoài sáng bóng. Chính vì lẽ đó, nhung đã trở thành một trong những chất liệu cố định của những nhà thiết kế thời trang. Vậy bạn đã biết vải nhung là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở trong bài viết này!

1. Vải nhung là gì?

Vải nhung có tên tiếng Anh là Velvet Fabric, là chất liệu vải làm từ lụa, bông, len, lanh… được dệt thủ công bằng tay mang đến sự mềm, mịn và mượt với khả năng giữ ấm rất tốt. Đặc điểm nhận dạng của loại vải này chính là vẻ bề ngoài sáng bóng, sang trọng, khi cầm nặng tay hơn nhiều so với những loại vải khác như lụa, lanh… Bề mặt của vải là một sợi dày cũng được xếp sát vào nhau, những sợ này được cắt ngắn, tạo nên sự mượt mà, bóng bẩy và mướt tay khi chạm tay vào. 

vải Nhung là gì
Tìm hiểu vải nhung là gì

2. Vải nhung có nguồn gốc từ đâu?

Nhung là chất liệu đã được biết đến từ rất lâu, một vài sử sách đã ghi chép lại rằng chất liệu này xuất hiện từ thế kỷ 14 sau công nguyên. Có nhiều giả thuyết cho rằng, chất liệu này được giới thiệu lần đầu tiên tại Baghdad vào những năm 750 sau công nguyên.

Những tấm vải lông nhung đầu tiên được làm từ tơ lụa, do đó giá thành của chúng rất đắt đỏ, chỉ những tầng lớp quý tộc mới có thể tiếp cận và sử dụng chất liệu này. Lúc này, vương quốc Mamluk tại vùng đô thị Cairo được xem là “xưởng” sản xuất nhung lớn nhất ở trên thế giới và xuất khẩu sang Venien,  Iberia và Mali Empire. 

Sau này, chất liệu nhung lan dần sang Địa Trung Hải và được phân phối rộng rãi ở khắp Châu Âu. Hiện nay, loại vải này đã được sản xuất với công nghệ khung dệt rất hiện đại, cũng vì vậy mà giá thành của chất liệu này có phần rẻ hơn, phù hợp với đại đa số khách hàng sử dụng. 

Nguồn gốc vải Nhung
Tìm hiểu nguồn gốc ra đời của vải nhung

3. Quy trình sản xuất vải nhung

Để tạo nên một tấm vải nhung chất lượng cao cần trải qua quy trình sản xuất thủ công tỉ mỉ. Theo đó, các sợi tơ lụa tự nhiên được làm trên khung dệt đặc biệt, quá trình này còn được gọi là vải kép, tức là tạo ra hai tấm vải nhung cùng một lúc. Dù vậy, quy trình làm vải nhung khác hơn so với những loại vải khác là chiều cao cọc phải đều nhau, nếu có độ chênh lệch chỉ khoảng 0.5cm. 

Ngày nay, vải nhung được sản xuất dựa vào máy móc hiện đại và chủ yếu làm từ sợi tơ tổng hợp như polyester, nylon, viscose… hay các sợi tự nhiên như sợi lanh, sợi bông, sợi len… nên giá thành của loại chất liệu này cũng  trở nên hợp lý hơn. Hơn nữa, với loại sợi tơ tổng hợp, người ta có thể nhuộm màu trước khi dệt tạo thành nhiều sản phẩm với màu sắc như mong muốn.  

4. Đặc điểm của vải nhung

4.1. Đặc điểm bề mặt

Bề mặt của chất liệu này gồm những sợi lông ngắn nên có khả năng phản xạ ánh sáng tốt, có độ bóng nhất định. Khi chạm tay vào bề mặt vải có cảm giác mướt tay, mềm mại, có độ rũ tốt và rất mềm mượt. Ngoài ra, khả năng bắt sáng cũng như phản xạ ánh sáng đã giúp cho tấm vải nhung có nhiều màu sắc linh hoạt ở trong cùng tấm vải.

4.2. Đặc tính vật lý

Chất liệu nhung có trọng lượng khá nặng, mỗi tấm vải gồm có hai mặt là bên ngoài mềm mịn và mặt còn lại khá trơn. Do cấu trúc của loại vải này là những sợi ngắn được xếp dày lại với nhau vậy nên đặc tính đàn hồi của chất liệu khá kém, tuy nhiên vải lại có khả năng giữ nhiệt tốt, được yêu thích sử dụng ở nước Anh – xứ sở sương mù. 

Những đặc điểm của vải Nhung
Những đặc điểm của vải Nhung

5. Ưu điểm và nhược điểm của vải nhung

5.1. Ưu điểm

Vải có bề mặt mềm mại cùng khả năng giữ nhiệt tốt nên rất thích hợp để làm những trang phục ấm áp vào mùa thu đông. Chất liệu này được ưu ái để sử dụng may trang phục dạ hội, áo dài, váy vóc, khăn quàng cổ…

Trong nội thất, với khả năng bắt sáng tốt, vải mang đến sự sang trọng và quý phái, rất thích hợp sử dụng cho phong cách cổ điển và tân cổ điển. 

5.2. Nhược điểm của vải nhung

Chất liệu này có trọng lượng khá nặng, do vậy những trang phục làm từ vải nhung như áo choàng, váy dạ hội có thể gây ra những nặng nề cho người mặc. 

Khi lựa chọn những trang phục làm từ vai nhung, bạn nên lưu ý lựa chọn đúng màu sắc và kiểu dáng, bởi một số màu sắc có thể khiến cho bạn bị già trước tuổi. 

Vải nhung dễ bị bám bụi và khó làm sạch, vậy nên người dùng nên cẩn thận trong việc sử dụng và vệ sinh thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ gia đình.

Ngoài ra, chất liệu này cũng rất khó để làm khô hoặc giặt tay bình thường, do đó nên lựa chọn phương pháp giặt khô để làm sạch những sản phẩm làm từ vải nhung. 

Cuối cùng, giá thành của chất liệu nhung khá cao, nhất là những sản phẩm cao cấp, vậy nên trang phục hay đồ dùng nội thất làm từ vải nhung có giá thành không hề rẻ.

Ưu điểm và nhược điểm của vải nhung
Ưu điểm và nhược điểm của vải nhung

6. Cách phân loại vải nhung

Hiện nay ở trên thị trường có nhiều loại vải nhung khác nhau, người ta có thể dựa vào nguồn gốc xuất xứ, tính chất… để phân loại sản phẩm.

6.1. Phân loại dựa vào nguồn gốc xuất xứ

Dưới đây là những quốc gia sản xuất vải nhung nhiều nhất thế giới đó là:

  • Nhung Trung Quốc
  • Nhung Hàn Quốc
  • Nhung Italia
  • Nhung Kashmir

6.2. Phân loại theo tính chất 

Vải nhung nghiền (Vải nhung crushes)

Đây là chất liệu có vẻ bề ngoài sáng bóng và kết cấu độc đáo, những hoa văn thường được tạo ra bằng cách xoắn vải khi vải ướt hay nhấn cọc vải xuống theo nhiều hướng khác nhau. 

Vải nhung nổi (vải nhung embossed)

Theo đó, người ta sẽ sử dụng những con dấu có khắc hoạ tiết và dùng nhiệt để ép những con dấu xuống bề mặt tạo nên hoa văn đẹp mắt. Chất liệu này thường được dùng trong trang trí nội thất. 

Vải nhung trơn (vải nhung Plain)

Đây là loại nhung được làm từ sự kết hợp của sợi tơ tằm và sợi bông, đặc điểm của loại này là nặng hơn nhung làm bằng tơ lụa và sợi tổng hợp. Chất liệu này có độ đàn hồi và khả năng co giãn kém. 

Vải nhung họa tiết (vải nhung Cisele)

Chất liệu này được ra đời bằng cách cắt những phần nhung theo hoạ tiết mong muốn, chúng ta thường gặp vải nhung Cisele ở trong những tác phẩm nghệ thuật hoặc trong các cung điện xa hoa. 

7. Ứng dụng của vải nhung

Chất liệu nhung được ứng dụng rộng rãi trong thời trang và ngành trang trí nội thất. Chúng được ứng dụng để may túi xách, giày boot, váy đầm dạ hội… với vẻ đẹp bóng bẩy, kiêu sa, thích hợp sử dụng cho sự kiện sang trọng. 

Trong trang trí nội thất, nhung rất thích hợp để làm rèm cửa, vỏ bọc sofa, làm chăn ga gối… mang đến sự đẳng cấp, sang trọng, êm ái và mềm mại cho người sử dụng

Vải nhung được ứng dụng rộng rãi ở trong lĩnh vực trang trí nội thất
Vải nhung được ứng dụng rộng rãi ở trong lĩnh vực trang trí nội thất

8. Mua vải nhung ở đâu? 

Khách hàng có thể đến những cửa hàng, đại lý phân phối chính hãng để mua vải hoặc đến các chợ vải lớn như chợ Tân Bình, chợ vải Phú Thọ Hoà, chợ vải Kim Biên… để có thể mua loại vải này. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về vải nhung là gì cũng như những ứng dụng của chất liệu này trong cuộc sống hiện đại. Hy vọng rằng bài viết này giúp bạn đọc có thêm kiến thức trước khi lựa chọn sản phẩm từ chất liệu này!

>>>Đọc thêm:

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh