Chuyên gia nệm

Vải Viscose – Sự thay thế cho vải lụa đắt tiền

CẬP NHẬT 30/06/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Hiện nay, vải Viscose được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc. Loại chất liệu này được biết đến là lụa bán tổng hợp, vậy vải Viscose có những đặc điểm gì và chúng được sản xuất như thế nào? Bài viết này, Vua Nệm sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin hữu ích.

1. Vải Viscose là gì?

Vải Viscose
Vải Viscose hay còn có tên gọi khác là Rayon – loại vải được sản xuất từ cellulose.

Vải Viscose hay còn có tên gọi khác là Rayon – loại vải được sản xuất từ cellulose. Bản chất của vải Viscose là một loại lụa nhân tạo nên chất liệu vải này là giải pháp thay thế hoàn hảo cho lụa. Vải Viscose được coi là lụa bán tổng hợp vì nó được sản xuất từ cellulose tái sinh, tức là nó không hoàn toàn tự nhiên (như bông, len hoặc lụa) và không hoàn toàn tổng hợp (như nylon hoặc polyester) – nó rơi vào khoảng giữa.

2. Nguồn gốc vải Viscose

Nhà khoa học người Pháp Hilaire de Chardonnet (1839-1924) được cho là đã phát minh ra sợi Viscose đầu tiên, như một sự thay thế rẻ tiền cho lụa. Tuy nhiên, loại vải này rất dễ cháy nên không được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Vào năm 1982, các nhà khoa học người Anh gồm: Charles Frederick Cross, Edward John Bevan và Clayton Beadle đã phát minh và được cấp bằng sáng chế cho quá trình sản xuất vải Viscose. Đến năm 1905, vải Viscose được bày bán rộng rãi trên toàn thế giới.

 vải Viscose được bày bán rộng rãi
Đến năm 1905, vải Viscose được bày bán rộng rãi trên toàn thế giới.

3. Quá trình sản xuất vải Viscose

Quá trình sản xuất vải Viscose bắt đầu bằng việc tạo ra cellulose từ bột gỗ. Để sản xuất ra loại vải chất lượng cao, cellulose phải có độ tinh khiết ít nhất 90%. Tiếp theo, cellulose vừa thu được sẽ được hòa tan trong dung dịch natri hydroxit để loại bỏ các tạp chất và thu được cellulose kiềm.

Sau khi loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cellulose kiềm, tiếp tục cho hỗn hợp xử lý qua carbon disulphide để tạo ra một chất mới gọi là “vụn vàng”. Cuối cùng, chất thu được ngâm trong dung dịch axit sunfuric tạo ra các sợi tơ. Các sợi tơ sau đó được kéo để tạo ra vải Viscose.

Vải Viscose thường được sản xuất trong các nhà máy quy mô lớn. Quá trình sản xuất chất liệu vải này quá phức tạp để thử nghiệm trong môi trường kinh doanh nhỏ. Khi mới xuất hiện, Vải Viscose được sản xuất tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Ngày nay, loại vải này được sản xuất tại các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Indonesia và Trung Quốc……

sản xuất vải viscose
Vải Viscose thường được sản xuất trong các nhà máy quy mô lớn.

4. Đặc điểm vải Viscose

4.1. Ưu điể

Vải Viscose với giá thành rẻ và nhiều ưu điểm nổi trội được coi là giải pháp thay thế tuyệt vời cho vải lụa. Chất liệu vải này rất mềm mại tạo cho người sử dụng cảm giác được nâng niu và thoải mái. Với độ thoáng khí tốt, các sản phẩm thời trang sử dụng vải Viscose luôn mang đến cho người mặc cảm giác dễ chịu. Đặc biệt, vải Viscose có khả năng giữ màu tốt và không giữ nhiệt cơ thể.

4.2. Nhược điểm

Vải Viscose có thể bị co lại sau nhiều lần giặt và rất dễ bị nhăn. Nếu chất liệu vải này tiếp xúc với ánh mặt trời quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến độ bền của vải. 

5. Ứng dụng vải Viscose

Vải Viscose thường được sử dụng để thay thế cho cotton. Hầu hết người tiêu dùng không thể nhận ra sự khác nhau của vải Viscose và cotton bằng cách chạm vì loại vải này được làm từ nguyên liệu hữu cơ. Đôi khi, vải Viscose được cho là có các đặc điểm vượt trội hơn rất nhiều so với các loại vải tổng hợp như polyester.

Vải Viscose thay thế cho cotton
Vải Viscose thường được sử dụng để thay thế cho cotton.

Vải Viscose được sử dụng ở hầu hết các lĩnh vực mà cotton được ứng dụng. Từ quần áo đến các sản phẩm đồ gia dụng. Ngoài ra, vải Viscose cũng được sử dụng trong công nghiệp. Ví dụ, chất liệu vải này được sử dụng trong các loại lốp xe và dây đai ô tô. Vải Viscose được sử dụng trong trường hợp này thường cứng và có độ đàn hồi cao hơn rất nhiều so với vải Viscose được sử dụng cho quần áo. 

6. Một vài mẹo nhỏ bảo quản vải Viscose

Để hạn chế vải Viscose bị nhăn bạn nên móc lên khi không sử dụng. Bạn cần bảo quản nơi khô ráo thoáng mát để tránh nấm mốc. Khi giặt không nên ngâm sản phẩm quá lâu trong nước và không giặt chung với các sản phẩm đậm màu khác. Bạn cũng nên hạn chế phơi trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt để tránh ảnh hưởng đến độ bền sản phẩm.

7. Những câu hỏi thường gặp

7.1. Vải Viscose có tác động đến môi trường như thế nào?

Việc Viscose được coi là sợi bán tổng hợp đã khiến nhiều người tiêu dùng coi vải Viscose như cotton về độ bền và tác động đến môi trường. Tuy nhiên, vải Viscose không chỉ đơn giản bao gồm cellulose. Một số hóa chất độc hại được sử dụng trong quá trình sản xuất vải Viscose rất khó để xử lý sau khi quá trình sản xuất vải kết thúc. Trên thực tế, nước bị ô nhiễm trong quá trình sản xuất vải Viscose là mối quan tâm chính kể từ khí loại vải này xuất hiện.

quá trình sản xuất vải Viscose
Nước bị ô nhiễm trong quá trình sản xuất vải Viscose là mối quan tâm chính kể từ khí loại vải này xuất hiện.

Tuy nhiên, việc sử dụng các hóa chất độc hại là một phần không thể thiếu khi sản xuất vải Viscose. Chẳng hạn, không thể sản xuất vải Viscose mà không sử dụng natri hydroxit, chất này gây ô nhiễm nước và giảm chất lượng không khí. Carbon disulfide có liên quan đến các tác dụng phụ ở người như dị tật bẩm sinh, ung thư, bệnh về da và bệnh tim.

Hơn nữa, khi chiết xuất cellulose để sản xuất vải Viscose là lãng phí phần còn lại của cây (chiếm tới 70%). Đời sống thực vật và động vật bị tổn hại do việc tạo ra chất liệu này, hệ sinh thái của con người cũng bị ô nhiễm. Ngoài ra, việc sản xuất vải Viscose làm cạn kiệt tài nguyên rừng với tốc độ nhanh.

7.2. So sánh vải Viscose, cotton và lụa

  1. Viscose: mặc dù chất liệu vải này lụa bán tổng hợp nhưng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như: mềm mại, thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Tránh tiếp xúc nhiều với nước.
  2. Cotton: Mềm mại, thoáng khí, độ bền cao và không gây dị ứng. Cotton được biết đến là loại vải được sử dụng phổ biến nhất. 
  3. Lụa: Đây được coi là loại vải xa xỉ và sang trọng. Chất liệu vải này có thể điều tiết nhiệt độ vượt trội mang lại cảm giác tuyệt vời cho làn da. Lụa thường được sử dụng để may các trang phục sang trọng như: váy dạ hội, áo dài…
Chất liệu vải lụa
Chất liệu vải lụa có thể điều tiết nhiệt độ vượt trội mang lại cảm giác tuyệt vời cho làn da.

KẾT LUẬN

Ngày nay, vải Viscose được sử dụng rất phổ biến và có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với lụa. Hy vọng qua bài viết này, Vua Nệm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vải Viscose.

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team