Ưu điểm của vải phi lụa trong ngành sản xuất chăn ga gối

CẬP NHẬT 16/08/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Vải phi lụa là một loại vải cao cấp, được ứng dụng rất nhiều trong các ngành sản xuất thời trang, chăn ga gối, mành rèm … và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Vậy vải phi lụa có những ưu điểm gì? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết về loại vải này nhé. 

Vải phi lụa
Vải phi lụa là loại vải cao cấp được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất

1. Vải phi lụa là gì?

Vải phi lụa là loại vải được dệt từ sợi tơ tằm, có nguồn gốc tự nhiên. Các sợi tơ tằm khi dệt thành vải phi lụa khiến cho vải có màu sắc óng ánh vô cùng đẹp mắt và sang trọng. Vải phi lụa gần như không có độ co giãn và độ bền thấp nên khi dùng cần được bảo quản cẩn thận. 

Bên cạnh vải phi lụa còn có vải phi bóng. Vải phi bóng ngoài sợi tơ tằm thì còn được dệt thêm các sợi polyester hoặc viscose để tăng độ bền. Vải phi bóng có khả năng giữ màu tốt, mặt vải bóng bẩy. 

2. Quy trình dệt vải phi lụa 

Để hiểu rõ hơn về tính chất của vải phi lụa ta cần xem các công đoạn để sản xuất ra loại vải này. 

Bước 1: Nuôi tằm để tằm nhả tơ

Người ta sẽ nuôi tằm vào khoảng thời gian Xuân – Thu. Tằm được ăn lá dâu, sau khi tằm phát triển thì nó sẽ bắt đầu quá trình nhả tơ tạo ra kén. Những chiếc né để tằm nhả kén được làm từ thân cây đay. 

Tơ tằm là một loại sợi protein. Ban đầu chúng có màu trong suốt và nhớt lỏng, lâu dần sẽ đông cứng lại tạo thành sợi tơ. Các sợi tơ sẽ bao quanh tằm thành cái kén. 

Bước 2: Ươm tơ

Guồng tơ quay tròn
Guồng tơ quay tròn được làm bằng gỗ

Sau khi có kén người ta sẽ kéo sợi từ kén để lấy tơ tằm, đây gọi là quá trình ươm tơ. Để ươm tơ người ta thả kén vào trong nước sôi để kén mềm và rút sợi. Sợi chỉ tơ được quấn vào con suốt rồi được cho chạy vào guồng tơ quay tròn bằng gỗ. Các vỏ tơ sống sau đó được đem ra phơi giữa trời nắng. 

Bước 3: Dệt lụa

Tùy vào loại tơ, chất lượng tơ và số lượng sợi mà những người thợ sẽ tạo ra các loại vải lụa khác nhau. Các loại vải phi lụa có đa dạng độ dày mỏng, mỏng, trong hoặc óng ánh khác nhau. 

Bước 4: Nhuộm màu

nhuộm màu cho lụa
Để có được nhiều màu sắc người ta cần công đoạn nhuộm màu cho lụa

Vải phi lụa có màu trắng ngà của kén tằm nên người ta sẽ nhuộm màu để cho ra thành phẩm cuối cùng. Trước khi nhuộm thì lụa được ngâm trong nước nóng để làm sạch, dễ bám màu hơn. 

3. Ưu điểm của vải phi lụa trong ngành sản xuất chăn ga gối

Trên thị trường hiện nay có những loại vải phi lụa được sử dụng nhiều nhất là lụa tơ tằm 100% và vải phi lụa pha với các chất liệu khác. Với những ưu điểm của mình, vải phi lụa được ưa chuộng để sản xuất các loại chăn ga gối cao cấp 

Ưu điểm chung của chăn ga gối lụa: 

  • Có màu sắc óng ánh tự nhiên khi ánh sáng chiếu vào vô cùng đẹp và bắt mắt.
  • Vải lụa khi kết hợp với những chất liệu khác như satin, gấm, cotton sẽ mang những ưu điểm của hai loại vải, đa dạng trong lựa chọn 
  • Trọng lượng vải nhẹ, mềm mịn và rất mượt ngay từ khi chạm tay vào. Đây chính là ưu điểm giúp vải phi lụa trở thành loại vải để sản xuất những bộ chăn ga gối cao cấp.
  • Vải phi lụa tơ tằm 100% thấm hút mồ hôi, mỏng nhẹ nên được yêu thích sử dụng vào sản xuất bộ ga gối cho mùa hè. Còn vào mùa đông người ta lại ưa chuộng vải phi bóng bởi khả năng giữ nhiệt của nó.
  • Độ thẩm mỹ cao, thường được kết hợp với các hoạt tiết thêu cầu kỳ sang trọng. 

4. Các loại chăn ga gối làm từ vải phi lụa

4.1. Chăn ga gối lụa tơ tằm

Chăn ga gối lụa tơ tằm sử dụng vải lụa tơ tằm 100% có độ mỏng mịn, mềm mượt và độ bền cao. Lụa tơ tằm thiên nhiên khiến cho bộ ga gối có tính chất mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. 

Chăn ga gối lụa tơ tằm thường được thêu các hoạt tiết tinh xảo, các đường nét của vải được xử lý tỉ mỉ và chau chuốt. Đây cũng là loại chăn ga gối lụa cao cấp nhất.

Chăn ga lụa tơ tằm thiên nhiên
Chăn ga lụa tơ tằm thiên nhiên là một trong những loại chăn ga gối lụa cao cấp nhất

4.2. Chăn ga gối lụa satin

Lụa satin cũng là loại vải khá phổ biến trong ngành sản xuất chăn ga gối. Loại vải này được dệt sợi đan xen nên có độ bền cao. Vải lụa satin có thể in được nhiều hoa văn họa tiết chìm khác nhau làm tăng thẩm mỹ cho bộ chăn ga gối. Đặc biệt, vải lụa satin có đặc tính mềm mại thoáng mát nên thích hợp sử dụng trong mùa hè.

Vải lụa satin in hoa
Vải lụa satin in hoa văn họa tiết chìm có tính thẩm mỹ cao

3. Chăn ga gối cotton lụa

Chăn ga cotton lụa được kết hợp ưu điểm giữa sắc màu óng ánh của lụa và đặc tính thoáng mát từ cotton. Chất liệu này phù hợp sử dụng trong cả 4 mùa. 

Ga chun trơn AMD Dream cotton lụa
Ga chun trơn AMD Dream cotton lụa (nhiều màu)
Vỏ gối AMD Dream cotton lụa
Vỏ gối AMD Dream cotton lụa 45x65cm (40 mẫu)

4. Chăn ga gối vải lụa Twill

Lụa twill có đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, sợi vải mềm mại và thoáng mát, thích hợp sử dụng làm chăn ga gối trong mùa hè. Vải lụa twill cũng rất dễ là, ủi phẳng tuy nhiên nếu dùng không cẩn thận có thể gây ố vàng mất thẩm mỹ. 

Chăn ga gối lụa twill
Chăn ga gối lụa twill thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp sử dụng trong mùa hè nóng bức

5. Chăn ga gối vải lụa gấm

Là sự kết hợp giữa hai chất vải đắt tiền là lụa và gấm nên đây là một trong những loại chăn ga gối đắt tiền và cao cấp nhất. Chất lụa óng ánh mềm mại kết hợp cùng vải gấm dày dặn thường được thêu họa tiết cầu kỳ và tinh xảo, nâng tầm vẻ đẹp cho căn phòng ngủ. 

Chăn ga gối vải lụa gấm
Chăn ga gối vải lụa gấm vô cùng cầu kỳ, tinh xảo và sang trọng

5. Cách vệ sinh và bảo quản chăn ga gối vải phi lụa

Với xuất thân là nguyên liệu tự nhiên nên bạn cần chú ý nhiều hơn khi giặt bộ chăn ga gối bằng vải phi lụa để sản phẩm được bền đẹp

  • Tránh giặt chung với những đồ dùng, quần áo dễ bị phai màu
  • Ngâm bộ chăn ga vải phi lụa vào nước ấm, hòa một chút bột giặt và ngâm trong khoảng thời gian 5 phút. Lưu ý dùng nước không quá nóng.
  • Vò nhẹ nhàng bằng tay và tráng với nước sạch.
  • Bạn nên phơi bộ chăn ga ở nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp gây bạc màu vải
  • Không được sử dụng chất tẩy rửa mạnh, cồn hay hóa chất khác đổ vào vải lụa khi giặt
  • Bề mặt của vải lụa dễ xước và dễ bị mài mòn nên bạn không được dùng bàn chải để chà lên mặt vải. 
Bề mặt của vải lụa
Bề mặt của vải lụa dễ xước và dễ bị mài mòn nên bạn cần giặt nhẹ nhàng

Là một chất liệu cao cấp và sang trọng nên vải phi lụa không chỉ được sử dụng để sản xuất chăn ga gối mà còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: thời trang, nội thất … 

Tùy theo phân khúc của sản phẩm mà người ta sử dụng loại vải phi lụa mỏng hoặc dày, sợi mềm hoặc sợi thô. Dù là phân khúc nào thì những nét đặc trưng của vải phi lụa vẫn được giữ lại nguyên vẹn. 

Có thể thấy vải phi lụa hay vải phi bóng là những loại vải có đặc điểm nổi bật và được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất đồ cao cấp. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về vải phi lụa và cách lựa chọn, sử dụng loại vải này. 

Nếu muốn xem thêm các bộ chăn ga gối cao cấp khác, bạn có thể tham khảo tại đây hoặc tới các cửa hàng của Vua Nệm để được tư vấn chi tiết nhất nhé. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM