Ô nhiễm môi trường luôn là điểm nhức nhối của ngành công nghiệp may mặc. Đây chính là lý do mà nhiều năm gần đây, con người luôn tìm tòi nghiên cứu những loại chất liệu hướng đến sự bền vững, thân thiện với môi trường. Trong đó, lụa tencel là một trong những tâm điểm chính của sự thay đổi với nhiều đặc tính thú vị. Vậy lụa tencel là gì? Cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay về loại chất liệu này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Vải lụa Tencel là gì?
Vải lụa Tencel hay Lyocell là một loại vải bán tổng hợp được sản xuất từ cellulose (bột gỗ) của những loại gỗ họ Kim có sẵn trong tự nhiên như khuynh diệp, tre, cây bạch đàn,… (những loại cây thân xốp thì chứa nhiều cellulose).
Tencel là chất liệu được làm từ các thành phần hữu cơ, nên chúng được xem là sự thay thế hoàn hảo cho những loại sợi tổng hợp hoàn toàn như polyester. Không chỉ vậy, Tencel còn có khả năng thấm hút hơn 50% so với bông, cần ít năng lượng và nước trong quá trình sản xuất. Do đó, Tencel không chỉ an toàn tuyệt đối với làn da, sức khỏe của con người, mà còn là chất liệu thân thiện với môi trường.
2. Sự ra đời của lụa tencel
Năm 1972, lụa tencel (ban đầu có tên gọi là Lyocell) lần đầu xuất hiện ở một nhà máy sợi tại Enka, Bắc Carolina (cơ sở này hiện đã không còn tồn tại). Lyocell lúc này chỉ mới ở giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm thì đã bị bỏ dở.
Sau khi nhà máy Enka bị đóng cửa, Courtaulds Fibers – một công ty của Anh đã thu thập các mảnh vải Lyocell và bắt đầu đẩy mạnh sự nghiên cứu phát triển trong những năm 1980. Tencel sau đó được thử nghiệm thành công và chính thức ra đời dựa trên những sự nghiên cứu về Lyocell. Đây cũng chính là lý do mà về mặt hóa học thì vải Lyocell và Tencel nhìn chung giống hệt nhau.
Năm 1990, Courtaulds – một nhà máy sản xuất sợi rayon ở Mobile, Alabama chính là nơi cho sản xuất vải lụa tencel thương mại đầu tiên trên thế giới. Công ty này sau đó đã phải đổi chủ nhiều lần, cho đến khi Lenzing AG mua lại vào năm 2000 thì mới ổn định.
3. Top 2 những loại lụa tencel phổ biến nhất hiện nay
Trên thị trường hiện nay lụa tencel có 2 loại chính đó là Tencel Lyocell và Tencel Modal. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì?
2.1. Tencel Lyocell
Tencel Lyocell là sự kết hợp của sợi cellulose cùng với một số loại vải dệt khác như cotton, polyester, nylon, rayon, lụa và len,… nhằm tăng thêm đặc tính của vải. Do đó, Tencel Lyocell có rất nhiều ưu điểm nổi bật như bền, thoáng khí, thoải mái… Ngày nay, Tencel Lyocell thường được sử dụng để sản xuất chăn ga gối nệm, may mặc,…
2.2. Tencel Modal
Về cơ bản, Tencel Modal cũng có quy trình sản xuất tương tự như Tencel Lyocell. Tuy nhiên, Tencel Modal lại sở hữu những loại sợi mỏng hơn. Từ đó, tạo cảm giác mềm mại, dễ chịu hơn khi chạm vào. Tencel Modal ngày càng trở nên phổ biến trên các loại quần áo cho cả nam lẫn nữ.
Ngoài 2 loại vải lụa tencel trên thì ở nước ta, loại vải này còn được phân chia thành nhiều loại nhỏ khác như tencel 40s, tencel 60s hay tencel 100s. Trong đó, tencel 40s là loại vải có số lượng sợi là 40s, với mật độ 133×72 – nghĩa là: trên 1 inch vuông có 133 sợi vải dọc đan xen với 72 sợi vải ngang.
Tương tự tencel 60s có mật độ là T300, nghĩa là 300 sợi vải dọc đan xen với 300 sợi vải ngang. Tencel 60s sẽ có kết cấu bền, đẹp hơn so với Tencel 40s, nhưng giá thành cũng sẽ đắt hơn. Cuối cùng Tencel 100s là loại vải vô cùng cao cấp với mật độ vải là T500, nghĩa là có 500 sợi vải dọc và 500 sợi vải ngang thiết kế đan xen nhau.
4. Quy trình làm nên lụa Tencel
Lụa Tencel là chất liệu không còn xa lạ trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về quy trình tạo ra loại lụa này. Để dễ hiểu nhất, bạn đọc có thể hình dung theo 4 bước sau đây:
4.1. Bước 1: Chuẩn bị bột gỗ
Đầu tiên, người ta sẽ vận chuyển những mảnh gỗ cứng như bạch dương hoặc sồi đến cơ sở sản xuất, chia nhỏ ra và nghiền thành bột giấy. Sau đó, bột giấy sẽ được đem đi rửa sạch và có thể khử trùng thêm bằng thuốc tẩy. Tiếp theo là công đoạn làm khô và cuộn lại sao cho mỗi cuộn nặng khoảng 500 pounds.
4.2. Bước 2: Hòa tan bột gỗ (cellulose)
Những tấm bột giấy vừa được làm khô sẽ được chia ra làm những phần hình vuông có kích thước khoảng 1 inch, sau đó đặt trong thùng nung nóng bởi oxit amine – dung môi chính sản xuất nên lụa Tencel. Khi cellulose đã hòa tan thành chất lỏng có màu trong suốt thì người ta sẽ tiến hành lọc sợi.
4.3. Bước 3: Thu sợi
Cellulose sau khi bị ép qua những ống tơ thì có dạng sợi dài và mỏng. Những sợi này sẽ được ngâm trong thùng oxit amine đã được pha loãng để đông kết lại rồi rửa sạch bằng nước khử khoáng.
4.4. Bước 4: Thành phẩm
Cuối cùng là rửa sạch sợi, sấy khô và cuộn thành những cuộn lớn để dệt thành vải hoàn chỉnh.
5. Vải lụa Tencel có đặc điểm gì nổi bật?
Đến đây, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vải lụa Tencel có những đặc điểm gì khiến nhiều người tin tưởng lựa chọn. Cùng điểm qua một số điểm mạnh của loại vải này dưới đây.
5.1. Khả năng thấm hút tuyệt vời
Lụa Tencel có đặc tính thấm hút cực kỳ tuyệt vời. Do đó, không khí ẩm hay mồ hôi từ cơ thể tiết ra đều nhanh chóng bị sợi vải hấp thụ, sau đó tỏa ra ngoài để đảm bảo độ ẩm không vượt quá mức cho phép.
Đặc điểm này khiến người dùng luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Thậm chí, khi bạn vừa chạm vào những món đồ làm từ vải Tencel đã cảm nhận được sự mềm mịn, mát lạnh.
5.2. Đàn hồi tốt, chịu được mài mòn
Ngoài việc có cấu tạo và đặc tính tương tự vải cotton thì vải Tencel còn được đánh giá cao bởi bộ co giãn thấp, ít nhăn nhúm hay co rút trong quá trình giặt giũ, sử dụng. Mặt khác, người dùng cũng không có cảm giác vải dính vào người khi ma sát vì vải Tencel có đặc tính chống tĩnh điện.
Nói về độ thấm hút của lụa Tencel thì không thể bàn cãi. Chất vải này không có bụi vải như cotton, thông thoáng khí tốt và chịu được mài mòn cao. Vì thế, nó được ưu ái sử dụng trong sản xuất chăn ga gối đệm cao cấp.
5.3. Thân thiện với môi trường
Một đặc điểm khiến vải Tencel được ưa chuộng chính là thân thiện với môi trường hơn so với những loại vải khác. Nó không chỉ có khả năng tự phân hủy mà những dung môi cấu thành cũng hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến con người. Ngoài ra, chất liệu vải này còn có thể thường xuyên tái sử dụng.
5.4. Không gây hại tới sức khỏe
Lụa Tencel có thành phần làm từ 100% bột gỗ tự nhiên và trải qua quy trình sản xuất khép kín hiện đại. Những sản phẩm được làm từ chất liệu này luôn được đánh giá cao trong việc chăm sóc sức khỏe, bảo vệ giấc ngủ con người. Mặt khác, vì vải Tencel có khả năng kiểm soát độ ẩm hiệu quả nên ngăn ngừa được vi khuẩn, nấm mốc, từ đó hạn chế những vấn đề dị ứng da.
6. Ứng dụng của vải lụa Tencel
Với những đặc tính trên, lụa Tencel được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống. Dưới đây là những ứng dụng thường gặp nhất của vải Tencel.
6.1. Quần áo
Tencel thường là sự lựa chọn thay thế cho lụa hoặc cotton. Vì tạo cảm giác như bông mềm nên nó được ứng dụng nhiều trong may mặc áo sơ mi, đồ lót, khăn tắm,… Đặc tính thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt và ít co rút khiến vải Tencel cực kỳ được ưa chuộng trong lĩnh vực thời trang.
6.2. Chăn ga gối đệm
Ngoài lĩnh vực thời trang thì lụa Tencel còn được dùng để sản xuất chăn ga gối đệm. Bởi lẽ, nó đem đến cảm giác êm ái, dễ chịu và không gây kích ứng cho da. Độ thông thoáng của vải Tencel giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể trong khi ngủ cũng như hút ẩm nhanh chóng. Điều này ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn, côn trùng có hại.
Một số mẫu chăn ga gối đệm làm từ lụa tencel mà bạn nên cân nhắc sử dụng:
- Ga chun AMD Confident Tencel họa tiết
- Bộ ga bọc AMD Vilano tencel 4CT
- Bộ ga chun chăn chần Hanvico Rosa tencel 5CT
6.3. Băng y tế
Vải Tencel còn được ứng dụng để làm băng y tế vì có độ bền và tính hấp thụ cao. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong những tình huống sinh tử, vì thế đóng góp một phần không nhỏ đối với lĩnh vực y tế.
Ngoài ra, vải Tencel còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau vì tính chất linh hoạt. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu cho rằng con người có thể khám phá được nhiều công dụng hơn của loại vải này.
>> Xem thêm:
- Nỉ bông là gì? Ưu nhược điểm, phân loại, ứng dụng của vải nỉ bông
- Heavy Cotton là loại vải gì? Đâu là những ưu điểm vượt trội của loại vải này?
- Vải Flannel là loại vải gì? Hướng dẫn cách đồ ấn tượng từ vải Flannel
Trên đây là những thông tin về vải lụa Tencel – một chất liệu được đánh giá thân thiện với môi trường. Vua Nệm hy vọng rằng bài viết sẽ bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bạn!