Chuyên gia nệm

So sánh vải cotton và tencel – Nên mua chăn ga gối chất liệu nào?

CẬP NHẬT 12/09/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Khi mua sắm chăn ga gối, người tiêu dùng thường phân vân giữa vải cotton và tencel vì cả 2 đều sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ giúp bạn so sánh chi tiết 2 loại vải này để bạn có thể chọn được chất liệu chăn ga gối lý tưởng nhất chăm sóc giấc ngủ cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình nhé! 

1. Phân tích ưu nhược điểm vải cotton

Vải cotton đã xuất hiện cách đây hơn 7.000 năm. Thời xa xưa, vải cotton chủ yếu phổ biến tại các quốc gia tại vùng thung lũng sông Nin, sau đó dần lan rộng ra các nước Châu Âu. Cho đến nay, cotton được xem là 1 trong những loại vải thông dụng nhất.

nguồn gốc vải cotton
Cho đến nay, cotton được xem là 1 trong những loại vải thông dụng nhất.

Vải cotton được dệt từ sợi bông của 1 loại cây thuộc Gossypium mà người Việt thường quen gọi là cây bông gòn. Giống cây này đã được trồng từ 800 sau công nguyên nhưng chỉ được sử dụng cho mục đích dệt vào khoảng năm 1700.  

1.1 Ưu điểm của vải cotton

  • Bền đẹp theo thời gian: Phương pháp dệt vải cotton đem đến cấu trúc vải bền bỉ. Vải ít xảy ra các hiện tượng mòn rách trong thời gian dài sử dụng. Vải có thể giặt tay hay giặt máy đều được. Đồng thời vải cũng có chịu được nhiều mức nhiệt độ khác nhau nên việc sấy khô bằng máy hay phơi ngoài trời đều không ảnh hưởng đến vải. Tuy vậy, do vải cotton được dệt từ sợi tự nhiên nên bạn cũng không nên sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh để loại bỏ các vết bẩn vì nó có thể nhanh làm phai màu vải và gây mục vải do tác động của hóa chất. 
  • Thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt: Vải cotton luôn nằm trong top các loại vải thoáng khí nhất và lý tưởng nhất cho đồ mùa hè. Vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên loại bỏ được nguy cơ gây mùi và ẩm mốc trên vải. 
  • An toàn cho làn da: Với nguồn gốc 100% từ sợi bông gòn, vải cotton vô cùng lành tính, không gây ra tình trạng kích ứng, ngứa ngáy cho người sử dụng. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng cotton là loại vải ít gây độc hại hay tiềm ẩn các nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
  • Mềm mại, êm ái: Bề mặt vải cotton rất mềm mại và êm ái khi chạm vào, đem đến cảm giác dễ chịu khi may trang phục hay chăn ga gối
ưu điểm của vải cotton
Vải cotton luôn nằm trong top các loại vải thoáng khí nhất và lý tưởng nhất cho đồ mùa hè

1.2 Nhược điểm của chăn ga gối cotton

  • Dễ nhăn: Tính chất vải cotton chống nhăn rất kém, bạn cần dùng bàn ủi để làm phẳng chúng trước khi sử dụng để đảm bảo tính thẩm mỹ. 
  • Không thân thiện môi trường: Mặc dù vải cotton là sản phẩm hoàn thiên nhiên và có thể phân hủy nhưng quá trình sản xuất vải gây nhiều tác động tiêu cực cho môi trường. Chẳng hạn việc trồng cây bông cần 1 lượng đất lớn và khối lượng nước lớn để cây sinh trường. Ước tính, để có thể sản xuất được 1 chiếc áo phông vải cotton, chúng ta cần đến 10 ngàn lít nước sạch. Như vậy với nhu cầu sử dụng vải cotton ngày càng lớn, chúng ta mất đến hàng triệu lít nước để duy trì các nhà máy sản xuất. Bên cạnh đó, quá trình trồng cây bông còn sử dụng nhiều phân bón hóa học để đẩy nhanh tốc độ thu hoạch. Điều này không chỉ khiến sợi vải cotton không còn an toàn 100% mà còn gây xói mòn và ô nhiễm môi trường đất. 

 2. Phân tích ưu,nhược điểm của chăn ga gối tencel

Tencel là 1 dòng vải được dệt từ xơ gỗ cây. Ban đầu, tencel là tên gọi dùng để chỉ 1 thương hiệu chuyên sản xuất vải lyocell/rayon những năm 70 của thế kỷ 20. Tuy vậy, do sự phổ biến ngày càng lớn của dòng vải này mà Tencel được dùng như 1 cách định nghĩa chính thức của dòng vải có nguồn gốc từ xơ gỗ cây. 

vải Tencel
Tencel là 1 dòng vải được dệt từ xơ gỗ cây

Trước đây, tencel hoàn toàn được tạo ra bằng cách chiết xuất cellulose từ gỗ cây bạch đàn. Cho đến thời điểm hiện tại, nguồn nguyên liệu sản xuất tencel trở nên đa dạng hơn. Gỗ sồi, thân tre được sử dụng song song cùng với bạch đàn trong quá trình làm vải. 

2.1 Ưu điểm của chăn ga gối tencel

  • Thân thiện với môi trường: Tencel là dòng vải có tính bảo vệ môi trường cao. Bản chất vải là sự kết hợp của các sợi tự nhiên nên hoàn toàn phân hủy được trong đất. Quan trọng hơn là quá trình sản xuất tencel hoàn toàn không gây hại cho môi trường như hầu hết các quy trình sản xuất vải khác. Quá trình này cần ít nước hơn, ít đất trồng hơn, và đặc biệt là không sử dụng các hóa chất công nghiệp để xử lý vải. Chu trình sản xuất khép kín của vải Tencel
  • Đây là lựa chọn lý tưởng dành cho những ai đang theo đuổi lối sống xanh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm bảo vệ thiên nhiên. 
  • Độ bền cao: Các thử nghiệm cho thấy các sản phẩm sử dụng chất liệu Tencel có độ bền cao ấn tượng dù ở trạng thái khô hay ướt. Chất liệu Tencel sở hữu cấu trúc sợi liên kết bền chặt, vải không dễ bị vón hay rách dưới sự tác động của lực. Cấu trúc vải tencel được đánh giá bền chắc tương đương với cấu trúc vải cotton. 
  • Êm ái, mềm mại: Bề mặt vải mềm mại, mượt mà đem lại cảm giác dễ chịu khi sử dụng làm trang phục hoặc may chăn ga gối.
  • Sang trọng: Bề mặt vải tencel có độ óng ả tự nhiên, tạo hiệu ứng đẹp mắt, sang trọng cho thị giác. Chính vì vậy mà vải Tencel rất được ưa chuộng để sử dụng làm vỏ chăn ga gối. 
  • Không nhăn: Vải Tencel có tính chất chống nhăn tốt hơn so với hầu hết các loại vải trên thị trường. Đặc điểm này giúp chúng trở thành vật liệu lý tưởng nhất may trang phục sang trọng và chăn ga gối nâng tầm không gian sống. Bên cạnh đó, ưu điểm này còn giúp bạn tiết kiệm thời gian cho việc ủi/là.
  • An toàn cho làn da: Nguyên liệu sử dụng để sản xuất vải tencel chủ yếu là xơ gỗ bạch đàn và nước sạch, không chứa hóa chất tẩy rửa độc hại nên vô cùng an toàn cho người sử dụng, kể cả người có làn da mẫn cảm nhất.
ưu điểm của vải tencel
Vải Tencel có tính chất chống nhăn tốt hơn so với hầu hết các loại vải trên thị trường

2.2 Nhược điểm của chăn ga gối tencel

  • Bảo quản, vệ sinh cần nhiều lưu ý: Mặc tencel có thể giặt bằng máy hay tay đều được nhưng có 1 vài lưu ý bạn cần “bỏ túi”. Vải tencel không chịu được nhiệt cao nên tốt hơn hết, bạn nên sấy lạnh hoặc phơi khô tự nhiên trong gió. Không nên phơi vải tencel trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vào những ngày nhiệt độ quá cao hoặc khung giờ nắng quá gắt. 
  • Giá thành cao: Chất lượng đi đôi với giá tiền là thế, để sở hữu các trang phục hay bộ chăn ga gối làm từ vải tencel bạn cũng cần bỏ ra hầu bao kha khá so với các loại vải thông thường đấy!

3. So sánh vải cotton và tencel – Chất liệu nào tốt hơn?

Có thể thấy rằng, mỗi loại vải đều sở hữu các ưu, nhược điểm riêng. Tùy vào mong muốn và sở thích mà người mua có thể lựa chọn được loại vải phù hợp nhất với mình. Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng tencel chính là tương lai của ngành dệt may. Đồng thời đây cũng là lựa chọn lý tưởng hơn nếu bạn đang có ý định sắm bộ chăn ga gối mới.

Để giúp bạn có cơ sở so sánh dễ dàng hơn, dưới đây là bảng tổng hợp so sánh vải cotton và tencel. Hy vọng thông qua bảng so sánh này, bạn sẽ có kết luận cho riêng mình loại vải nào là tốt và phù hợp với bạn nhất.

so sánh vải cotton và tencel
Mỗi loại vải đều sở hữu các ưu, nhược điểm riêng
Tiêu chí so sánh Vải Tencel Vải Cotton
Độ co rút Không xuất hiện tình trạng co rút trong thời gian dài sử dụng. Tuy vậy, số ít vẫn xuất hiện tình trạng co rút nhẹ. Nhưng tình trạng này không nhiều như ở vải cotton.  Vải cotton có độ co rút mạnh hơn so với hầu hết các loại vải khác. Hàm lượng sợi bông sử dụng cũng ảnh hưởng tới độ co rút của vải. Vải càng có mật độ sợi bông tự nhiên cao thì càng dễ co rút.
Khả năng chống nhăn
  • Vải Tencel hầu như không nhăn, dù bạn bảo quản và giặt sấy chúng như thế nào.
  • Các nếp nhăn vải vẫn có thể xuất hiện nhưng Tencel có khả năng tự phẳng mà không cần đến ủi/là.
Vải cotton dễ bị nhăn, vải càng có hàm lượng sợi bông tự nhiên cao thì càng dễ nhăn. 
Khả năng hút ẩm Vải Tencel có khả năng thấm hút tốt hơn vải cotton. Điều này giúp cho vải Tencel ngăn ngừa tối đa nguy cơ phát triển của các loại nấm mốc và vi khuẩn gây hại, 

– 

  • Mặc dù không đánh giá cao như Tencel nhưng Cotton vẫn luôn là top chất liệu có khả năng thấm hút tốt trong thế giới vải.
  • Ước tính, vải cotton có thể hấp thụ độ ẩm tới 1/3 trọng lượng của nó. Vải cotton cũng ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. 
Độ thoáng khí Cao Cao
Cảm giác trên da
  • Đem cảm giác mịn màng, thoáng mát và êm dịu như lụa. Vải Tencel cực kỳ lý tưởng để may chăn ga gối.
  • Theo nhận định của nhiều người, độ mềm của vải Tencel chỉ xếp sau lụa 1 chút và cao hơn so với Cotton. 
Đem lại cảm giúp mềm mại, mát mẻ và thoải mái cho người sử dụng.
Khả năng chống vón cục Vải Tencel có khả năng chống vón cục tốt hơn so với vải Cotton Vải dễ bị vón cục, vải cotton đã pha thêm sợi tổng hợp sẽ cải thiện tình trạng này hơn.
Thân thiện với môi trường Độ thân thiện môi trường cao, quy trình sản xuất an toàn. Vải Tencel có khả năng phân hủy trong tự nhiên. Vải có khả năng phân hủy sinh học nhưng quy trình sản xuất sợi bông cotton gây ảnh hưởng cho môi trường, gây lãng phí nguồn nước. 
Độ bền  Chắc và bền hơn cotton, lanh. Thậm chí bền hơn cả cotton khi ướt
  • Cotton bền chắc ngay cả khi ướt hay khô. 
  • Có thể giặt nước nóng, nước lạnh, sử dụng máy giặt, máy sấy thoải mái.
Độ lành tính Độ lành tính cao, được khuyên dùng cho làn da nhạy cảm và làn da trẻ sơ sinh, trẻ em. Tương tự như Tencel, vải Cotton cũng có độ lành tình cao, không gây tình trạng ngứa ngáy, dị ứng trên da. 
Pha trộn với các loại vải khác Có thể pha trộn được Có thể pha trộn được
Giá thành
  • Vải Tencel có giá thành đắt hơn so với vải Cotton do quy trình sản xuất tốn kém hơn. Nói chung là đắt hơn bông. 
  • Do quá trình sản xuất tốt kém và cần nhiều kiểm duyệt hơn
Giá rẻ hơn so với vải Tencel nhưng vẫn được xem là chất liệu mắc khi so sánh với phần lớn các chất liệu vải đang có trên thị trường hiện nay. 
Độ bền màu Cao Cao

Trên đây là những thông tin tổng hợp so sánh vải cotton và tencel. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức thú vị về 2 loại vải. Chúc bạn luôn ngủ ngon sống trọn!

XEM THÊM: So sánh vải đũi và vải lanh: Cách phân biệt, ưu nhược điểm từng loại vải

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên