Những điều cần biết về vải gấm là gì, địa chỉ mua vải gấm giá rẻ cho chị em

CẬP NHẬT 10/10/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Siêu bão SALE tháng 11

Được mệnh danh là bà chúa của hàng tơ lụa, gấm là loại vải thượng hạng vốn chỉ được dành cho quan lại, vua chúa trong triều đình thời xa xưa. Đi cùng với sự phát triển của thời đại, vải gấm ngày nay càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi từ bình dân đến cao cấp. Trong bài viết này, Vua Nệm gửi đến bạn đọc toàn bộ kiến thức cơ bản về vải gấm là gì và địa chỉ mua vải gấm giá tốt. Nếu bạn đang quan tâm đến chất liệu này, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về vải gấm

1.1. Vải gấm là gì?

Gấm là loại vải thượng hạng được dệt từ tằm tơ với kỹ thuật dệt tinh xảo và  phức tạp nhất trong tất cả phương pháp dệt lụa để tạo ra các thớ vải nhiều màu sắc và hoa văn nổi cầu kỳ trên bề mặt. Vải gấm đem lại cảm giác mịn mát, mượt mà khi sờ vào. Vải có độ láng bóng nhẹ nhàng và độ óng ánh tự nhiên, tạo nên hiệu ứng thị giác cực kỳ bắt mắt và ấn tượng.

Ngày xưa, gấm chỉ được dệt bằng tơ tằm, vì quá đắt đỏ nên vải gấm chỉ dành cho quan lại, vua chúa trong triều đình. Theo tiến triển của xã hội, kỹ thuật dệt vải ngày càng phát triển hơn với các dòng vải gấm khác như gấm cotton, gấm tổng hợp,…. giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn với giá thành “hạt dẻ” hơn.

Vải gấm chỉ dành cho quan lại
Vải gấm chỉ dành cho quan lại, vua chúa trong triều đình

1.2. Nguồn gốc vải gấm 

Gấm là một trong những loại vải hiếm hoi có nguồn gốc xuất phát từ Châu Á nhưng lại được ưa chuộng rộng rãi trên khắp thế giới. Các nhà sử học cho rằng loại vải này xuất hiện ít nhất từ khoảng 5000 năm về trước tại Trung Quốc và sau đó được phổ biến rộng rãi đến các xứ láng giềng như Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,…

Tuy nhiên, cũng có một số tài liệu cổ cho thấy phương pháp dệt gấm lụa đã xuất hiện ở nước ta từ thời Văn Lang, dưới đời Hùng Vương thứ 6 và công chúa Thiều Hoa là người đã phát hiện ra phương pháp dệt vải gấm, lụa.

Lược sử nước Việt có đoạn chép rằng, công chúa Thiều Hoa là người có thể nói chuyện với muôn loài. Một ngày nọ, có một con bướm nâu lại gần và tâm sự với công chúa rằng: “Em không biết ăn lá ngô, lá lúa, chỉ ăn lá dâu để đẻ ra trứng, trứng nở ra sâu, sâu nhả ra sợi tơ vàng óng mượt”.

Sau đó, bướm nâu chỉ cho công chúa Thiều Hoa bãi dâu ở ven sông, nơi đó có hàng ngàn con sâu đang làm kén được đan bằng những sợi tơ óng mượt. Công chúa mang những cái kén về và nghĩ ra kỹ thuật dệt những sợi tơ tằm thành tấm vải óng ánh. Sau đó, công chúa đem kiến thức của mình dạy lại cho người dân và từ đó, ngành nuôi trồng dâu tằm và dệt gấm, lụa mới được phát triển rộng rãi hơn. 

Mặc dù câu chuyện được thêu dệt xen lẫn yếu tố thần thoại nhưng lịch sử đã chứng thực rằng lụa, là, gấm, vóc vốn là các loại vải đã được mặc bởi Vua Chúa từ thời Hùng Vương. Ngày nay, loại vải này ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn và trở thành món hàng mà bất kỳ ai cũng có thể sở hữu chứ không riêng gì Vua Chúa. 

Vải gấm
Fấm là một trong những loại vải hiếm hoi có nguồn gốc xuất phát từ Châu Á

2. Quy trình sản xuất 

Như đã nói ở phía trên, gấm là loại vải có kỹ thuật dệt tinh xảo và phức tạp nhất trong tất cả các kỹ thuật dệt các loại lụa khác. Đặc trưng trong phương pháp dệt này là người thợ cần một chiếc khung cửi với thiết kế 2 tầng, hay còn được gọi là khung hoa. 

Mặc dù chỉ là một chiếc khung cửi thô sơ được phát minh từ thời xa xưa nhưng cho đến tận ngày, người ta vẫn chưa tìm được bất kỳ loại máy móc hiện đại nào có thể thay thế được khung củi và bàn tay tài hoa của người thợ trong việc tạo ra những khuôn gấm thượng hạng nhất. Đó là lý do dệt gấm từ tơ tằm hiện nay vẫn được gọi là nghề thủ công.

“Chiếc máy” thủ công
“Chiếc máy” thủ công này cần sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác

“Chiếc máy” thủ công này cần sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác giữa 2 người thợ, 1 người ngồi trên và 1 người ngồi dưới. Một người sẽ được giao nhiệm vụ kéo hoa, khi nào con cuốn kêu 2 tiếng “éc e”, người ngồi dưới phải nhanh tay dệt vải đúng nhịp. 

Phức tạp hơn vẫn là những tấm gấm được dệt hoa nổi, lúc này, người thợ phải nhanh nhẹn luồn sợi thêu trên máy dệt đồng thời vẫn đảm bảo theo kịp 2 nhịp kéo hoa của người thợ ngồi trên. Đây được gọi là dệt gấm hoa hay còn là dệt Jacquard (dệt giắc cát), kiểu dệt tạo ra những họa tiết trang trí trên bề mặt vải với một mặt hình dệt rõ nét và một mặt có họa tiết mờ hơn.

3. Phân tích ưu nhược điểm 

3.1. Phân tích ưu điểm 

Không phải tự nhiên mà ngày trước gấm hay (vải xốp gấm) là một biểu tượng của sự quyền quý, chỉ được sử dụng để may trang phục cho Vua Chúa và những người có xuất thân cao quý. Loại vải này có ánh sáng óng ánh tự nhiên, toát ra vẻ sang trọng, quý phái, khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào, màu sắc hoa văn trên bề mặt vải ngày càng rực rỡ và sống động hơn. Đây là ưu điểm ở gấm mà không loại vải nào sánh bằng.

Gấm
Gấm là loại vải có kỹ thuật dệt tinh xảo và phức tạp nhất

Không chỉ mang tính thẩm mỹ, sang trọng, bề mặt vải gấm rất trơn và khó bám bụi bẩn nên khâu bảo quản, vệ sinh vải khá dễ dàng. Bên cạnh đó, các hoa văn trên vải gấm được dệt nên vô cùng chắc chắn và khó phải màu. Khi sử dụng vải, người tiêu dùng cũng không lo lắng về vấn đề sức khoẻ vì vải gấm có nguồn gốc 100% tự nhiên. 

3.2. Phân tích nhược điểm vải gấm

Nhược điểm đặc trưng của vải gấm là rất dễ thấm nước. Vải gấm khi bị ướt rất lâu khô. Nếu sơ ý phơi vải trong những ngày mưa dầm hoặc âm u, vải sẽ rất dễ bị mốc kim và có mùi ẩm ướt khó chịu. Bên cạnh đó, nếu vải bị dính các hóa chất, thức ăn,… bạn cũng khó làm sạch vải hoàn toàn mà không gây tổn hại đến vẻ đẹp ban đầu và độ bền của chất liệu. Chính vì thế, hãy tránh làm làm đổ cà phê, trà,… lên bề mặt vải gấm nhé.  

4. Ứng dụng

4.1. May mặc

Vải gấm có tính thẩm mỹ cao, tượng trưng cho sự giao thoa giữa vẻ đẹp hiện đại và cổ điển nên chúng rất được ưa chuộng trong ngành thời trang cao cấp. Trang phục từ vải gấm cũng được người nước ngoài ưa thích khi du lịch đến Việt Nam.

Vải gấm
Vải gấm có tính thẩm mỹ cao, tượng trưng cho sự giao thoa giữa vẻ đẹp hiện đại và cổ điển

Nhìn chung, giới trẻ ngày nay thường ưa chuộng trang phục làm từ vải chiffon, vải lanh, vải cotton,… hơn so với  loại vải này. Bạn có thể chỉ thường bắt gặp vải gấm thông qua các bộ trang phục áo dài, áo bà ba của những người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình. 

4.2. Chăn ga gối 

Chính bởi sự mềm mại, thoáng mát và nguồn gốc tự nhiên của vải gấm nên chất liệu này cũng ưa chuộng để sản xuất vỏ bọc chăn, ga gối. ga nệm. Thêm nữa, hoa văn trang trí tinh tế trên mặt vải có tính nghệ thuật cao, tạo điểm nhấn sang trọng, ấn tượng cho không gian phòng ngủ. Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật khoa học, hiện nay có thêm các loại vải gấm được tổng hợp cùng các chất liệu khác và sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật ứng dụng trong ngành chăn ga gối nệm

4.2.1. Vải gấm polyester

Vải gấm được đánh giá cao về sự tỉ mỉ và cầu kỳ từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến khi ra thành phẩm nên giá thành của vải gấm không hề rẻ. Do đó, công nghiệp ngành may ngày nay đã cho ra đời loại vải gấm polyester có những đặc điểm tương tự loại vải gấm truyền thống.

Vải gấm polyester được hình thành từ phản ứng hóa học giữa acid và rượu tạo nên cấu trúc sợi vải vô cùng vững chắc. Bề mặt vải mượt mà, chống nhăn và co giãn, thấm hút tốt, đồng thời có khả năng chống nước, chống cháy và giữ form tốt.

Sở hữu đặc điểm như vậy, vải gấm polyester khi sử dụng làm áo bọc nệm sẽ mang đến sự sang trọng, tinh tế và dễ dàng vệ sinh.

4.2.2. Vải gấm thun 3D

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có loại vải gấm thun 3D cũng rất được ưa chuộng. Vải gấm thun 3D thường được sử dụng làm lớp áo bọc nệm. Theo đó, lớp áo bọc nệm sẽ gồm 2 lớp với lớp ngoài cùng là vải gấm thun 3D có độ thoáng mát và êm ái, bên trong là lớp vải lưới gia tăng độ bền, tránh ảnh hưởng đến lõi nệm khi vệ sinh.

4.3. Nội thất

Song song với sự phát triển của xã hội, người ta cũng ngày càng ưa chuộng sử dụng vải gấm để sản xuất các vật dụng trang trí nội thất như ghế bọc sofa, rèm cửa,… Sự đa dạng về lựa chọn màu sắc, độ bền cao và không bám bụi là những yếu tố tạo nên sức hút của vải gấm trong ngành nội thất. Ngoài ra, các họa tiết cầu kỳ trên bề mặt vải cũng góp phần đem lại tính sang trọng cho không gian sống trong gia đình. 

Sử dụng vải gấm bọc ghế sofa
Sử dụng vải gấm để sản xuất các vật dụng trang trí nội thất như ghế bọc sofa, rèm cửa,..

5. Lưu ý khi mua vải gấm

5.1. Vải gấm giá bao nhiêu 

Vải gấm có rất nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào chất liệu, thương hiệu, nguồn gốc,… Thông thường, vải gấm trơn sẽ có giá bán rẻ hơn so với vải gấm hoa nổi. Vải gấm tơ tằm là loại gấm mắc nhất trong khi vải gấm cotton, gấm sợi tổng hợp có giá rẻ hơn gấp 2, gấp 3 lần. Nhìn chung, giá vải gấm thường dao động trong khoảng từ 100.000đ – 200.000đ/mét.

5.2. Vải gấm mua ở đâu? 

Để tìm mua vải gấm tphcm, bạn có thể ghé qua các khu chợ nổi tiếng về buôn sỉ, lẻ vải vóc như: 

  • Chợ vải soái Kình Lâm, 545 Trần Hưng Đạo, quận 5 tp.HCM (Thời gian hoạt động: 7h30 – 16h30) 
  • Chợ vải Tân Bình, trục đường Phú Hòa giao trục đường Lê Tân Mình, quận Tân Bình (Thời gian hoạt động: 7h30 – 17h30)
  • Chợ vải Trần Hữu Trang, 84C Trần Hữu Trang, quận Phú Nhuận TP.HCM (Thời gian hoạt động: 7h – 17h)
  • Chợ vải Kim Biên, 37 Vạn Tượng, quận 5, TP.HCM (Thời gian hoạt động: 6h – 21h)
  • Chợ vải Phú Thọ Hòa, đường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM (Thời gian hoạt động: 8h – 17h)

địa chỉ mua vải gấm

Đối với chị em nào sinh sống tại thủ đô Hà Nội, bạn có thể ghi lại một số địa chỉ mua vải gấm giá rẻ phía dưới: 

  • Chợ Vải Ninh Hiệp, làng Nành, Huyện Gia Lâm, Hà Nội 
  • Chợ Hôm, 79 Huế, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Phố Phùng Khắc Hoan, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Chợ Mơ –  459 Bạch Mai, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Chợ vải Trần Xuân Soạn – Trần Xuân Soạn, Phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 

KẾT LUẬN

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vải gấm. Bên cạnh trang phục bằng vải gấm, nếu bạn có nhu cầu tìm mua các sản phẩm chăn ga gối làm từ vải gấm, đừng ngần ngại liên hệ Vua Nệm theo số hotline 1800 2092 hoặc ghé hệ thống cửa hàng Vua Nệm (tra cứu địa chỉ cửa hàng Vua Nệm tại đây) để được tư vấn và chọn mua sản phẩm ứng ý nhất nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM