Vải đũi là gì và 5+ điều bạn chưa biết về vải đũi

CẬP NHẬT 10/10/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Siêu bão SALE tháng 11

Vải đũi là gì? Vải đũi có tốt không? Có phải vải đũi còn có tên gọi khác là vải linen? Đây là những câu hỏi phổ biến nhất của người tiêu dùng khi cần tìm mua các loại trang phục làm từ vải đũi. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ tháo gỡ tất cả những thắc mắc của bạn xoay quanh vải đũi cũng như giải thích những nhầm lẫn phổ thông nhất về chất liệu này.

1. Tổng quan về vải đũi 

1.1. Vải đũi là gì

Vải đũi thực chất là người “họ hàng” gần gũi của lụa tơ tằm nhưng ở dạng thô. Bởi vì phế liệu trong quá trình ươm nuôi tơ tằm khá cao, với chỉ khoảng 40% sợi tơ tằm đủ tiêu chuẩn đề dùng cho quá trình dệt tơ và 60% không thể sử dụng. Do đó, sự xuất hiện của vải đũi chính là giải pháp hiệu quả để tận dụng các phế liệu trong quá trình dệt tơ lụa này. 

Vải đũi
Vải đũi có tên gọi tiếng anh là “Tussah Silk” chứ không phải “Linen”

Sợi đũi thu được từ kén tơ tằm có sợi chỉ to và thô, trong khi đó, lụa tơ tằm được tạo thành từ những sợi chỉ nhỏ và mịn. Dệt vải đũi là một trong những phương pháp dệt lâu đời nhất trên thế giới. Đặc trưng của vải đũi là cảm giác mát, mịn khi chạm và sau nhiều lần giặt, bề mặt trở nên mềm hơn.

Một trong những nhầm lẫn phổ thông của người Việt về vải đũi là cho rằng “linen” là tên gọi Tiếng Anh của dòng vải này. Tuy vậy, vải đũi và vải linen là hai loại vải hoàn toàn khác nhau. Vải linen chính là vải lanh, một loại vải được dệt từ sợi cây lanh. Trong khi đó, vải đũi có tên gọi tiếng anh là Tussah Silk hay dịch nôm na là vải lụa thô.   

1.2. Lịch sử phát triển vải đũi

Thời xa xưa, vải đũi được sản xuất chủ yếu ở Ấn Độ. Người dân nơi đây cực kỳ ưa chuộng vải đũi bởi vải có màu tự nhiên là màu vàng nhạt. Họ tin rằng đó là ánh sáng của Thần Linh.

Có rất ít dữ liệu đề cập đến thời điểm vải đũi bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, từ những thông tin về lịch sử phát triển của kỹ thuật sản xuất tơ lụa, có thể nói rằng vải đũi là một khám phá ngẫu nhiên của con người thời trung cổ. Trước thời này, người ta không tìm thấy bất kỳ ghi chép nào về cách phế liệu của quá trình dệt lụa được tận dụng. 

vải đũi được sản xuất chủ yếu ở Ấn Độ
Thời xa xưa, vải đũi được sản xuất chủ yếu ở Ấn Độ.

2. Qúa trình sản xuất vải đũi 

Qúa trình sản xuất vải đũi được chia thành 4 giai đoạn chính bao gồm:

Bước 1: Đun sợi đũi 

Những sợi tơ thô thu được từ kén tằm được ngâm vào nước từ 3 đến 4 tiếng, sau đó đun kỹ cho đến khi sợ tơ mềm ra

Bước 2: Kéo sợi 

Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, quy trình này chỉ có thể được thực hiện hoàn theo phương pháp truyền thống mà không có sự tham gia của máy móc. Trong bước này, người thợ sẽ dùng hai tay vào chậu ngâm sợi đũi và kéo sợi. 

Bước 3: Phơi sợi 

Sau bước 2, sợi đũi sẽ được gôm thành từng bó gọi là con sợi với trọng lượng mỗi bó khoảng 100g đến 150g. Người dệt thường tranh thủ những ngày nắng to để sợi đũi nhanh chóng khô ráo và sẵn sàng cho giai đoạn cuối cùng. 

Bước 4: Dệt vải đũi 

Người ta sử dụng sơ đũi để dệt vải với những giai đoạn như guồng tơ, đánh ống, mắc cửi, nối cửi rồi dệt thành sợi.

Qúa trình sản xuất vải đũi 

3. Phân tích ưu nhược điểm vải đũi 

3.1. Ưu điểm vải đũi

3.1.1. Thoáng mát 

Đặc trưng của vải đũi là thoáng mát, hút ẩm tốt nên khi mặc sản phẩm từ vải đũi, người mặc sẽ cảm thấy cực kỳ thoải mái. Bên cạnh đó, vải đũi có độ co giãn nhẹ nên vải dễ dàng thích nghi với các vận động của cơ thể mà không bị sờn bạc hay rách.

3.1.2. Giá cả phải chăng

Mặc dù là một “người họ hàng” thân thiết với lụa tơ tằm nhưng giá của vải đũi chỉ giao động trong khoảng 100.000 – 250.000đ/mét. Nếu lấy sỉ, bạn có thể mua với giá còn rẻ hơn nhiều nữa. Những bộ quần áo làm bằng vải đũi hiện nay cũng chỉ giao động trong khoảng 300.000đ/bộ. 

Những bộ quần áo ngủ làm bằng vải đũi
Những bộ quần áo làm bằng vải đũi hiện nay cũng chỉ giao động trong khoảng 300.000đ/bộ

3.1.3. Dễ dàng giặt ủi 

Vải đũi có trọng lượng nhẹ, lại dễ dàng vắt khô và phơi phóng nên công đoạn vệ sinh, giặt giũ thường không mất nhiều thời gian. 

3.1.4. An toàn cho làm da 

Là loại vải có nguồn gốc tự nhiên nên vải đũi tuyệt đối an toàn cho sức khỏe và làn da người mặc. Tuy vậy, bạn nên cẩn thận với tình trạng lẫn lộn bát nháo giữa vải đũi thật và vải đũi pha đang tràn lan trên thị trường hiện nay. Nếu mua phải vải đũi pha, yếu tố an toàn cho làn da và sức khỏe có thể không được đảm bảo 100%. 

3.2. Nhược điểm 

3.2.1. Dễ nhăn

Vì có nguồn gốc 100% tự nhiên nên vải đũi cũng dễ bị nhăn hơn so với các loại vải pha khác. Chính vì thế, vải đũi rất khó bảo quản và khiến bạn phải tốn nhiều thời gian cho việc là ủi. Nên tránh gấp quần áo may bằng vải đũi để tránh tạo thành các nếp gấp trên thân vải.  Khi giặt giũ cũng nên tránh giặt máy ở chế độ mạnh để vải không bị nhăn lại.

vải đũi cũng dễ bị nhăn
Vì có nguồn gốc 100% tự nhiên nên vải đũi cũng dễ bị nhăn hơn so với các loại vải pha khác

3.2.2. Độ co giãn thấp 

Sợi vải đũi không thể co giãn tốt do độ đàn hồi rất thấp, vải cuối cùng sẽ bị đứt và rách đi nếu được gấp và ủi ở cùng một nơi liên tục.

Thông tin bạn cần biết: Vải đũi ở Việt Nam chủ yếu dùng kén tơ tằm già, tức là những chiếc kén đã bị con tằm cắn đứt để chui ra. Chất lượng kén này không đủ tiêu chuẩn để dệt thành lụa thượng hạng cũng như loại vải đũi chất lượng như tại các quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh,… Đó là lý do vải đũi và vải lụa Việt Nam lúc nào cũng có giá thành thấp hơn so với các quốc gia xuất khẩu khác trên thế giới. 

4. Phân loại vải đũi 

4.1. Vải đũi thô 

Đây là loại vải đũi được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay. Vải đũi thô được dệt từ sợi tơ tằm thô, là phần không thể sử dụng được trong quá trình dệt tơ lụa. Vải đũi thô khi sờ vào có cảm giác hơi cứng nhưng bề mặt vải có độ bóng nhẹ và ấm áp. Vải đũi thô là loại vải chính được sử dụng để may quần áo cho trẻ em, trẻ sơ sinh do nguồn gốc an toàn của nó. Ngoài ra, người ta cũng dùng vải đũi để may áo sơ mi, đồ ngủ, quần short,…

Vải đũi thô
Vải đũi thô được dệt từ sợi tơ tằm thô, là phần không thể sử dụng được trong quá trình dệt tơ lụa

4.2. Vải đũi xước

Vải đũi xước thoáng mát và mềm mịn hơn vải đũi thô. Nhiều người khi nghe cụm từ “vải đũi xước” thường liên tưởng rằng do vải mặc gây xước cho làn da. Nhưng thực tế không phải như vậy, sở dĩ cái tên này là dùng để miêu tả đặc điểm vải “trông xước xước” khi nhìn bằng mắt thường.

4.3. Vải đũi họa tiết

Bên cạnh vải đũi trơn, vải đũi thêu họa tiết cũng rất được chuộng hiện nay. Vải đũi họa tiết có quy trình sản xuất tương tự vải đũi thô. Nhưng ở bước cuối cùng, người ta thêu hoặc dập các mẫu họa tiết chìm hoặc nổi lên bề mặt vải để tăng tính thẩm mỹ cho trang phục.

Ngoài ra vải đũi còn được phân loại theo nguồn gốc sản xuất, chẳng hạn như vải đũi Nhật, vải đũi Trung Quốc, vải đũi Ấn Độ,…

vải đũi hoa văn

5. Lưu ý khi mua vải đũi 

Một trong những nhầm lẫn của người tiêu dùng là gọi tên vải đũi thành vải linen. Nhiều người vì nhầm lẫn 2 tên gọi này mà mua phải vải linen (vải lanh) trong khi vẫn cho rằng mình đang mặc vải đũi. Bạn nên nhớ rằng đây là 2 loại vải khác nhau.

Ngoài ra, có một vài điều bạn cần chú ý để tránh mua vải đũi pha thun. Loại vải này không thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt bằng vải đũi. Ngoài ra, vì chúng không có nguồn gốc thiên nhiên 100% như vải đũi nên không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Bạn đặc biệt cẩn trọng khi mua vải đũi cho em bé vì vải đũi pha thun có thể gây hầm bí và hăm bẹn cho trẻ. 

Một cách để nhận biết vải đũi và vải đũi pha là bạn có thể soi vải dưới ánh nắng mặt trời. Vải đũi thật sẽ được dệt đều sợi và khít nhau trong khi vải đũi pha thường có kết cấu vải lỏng lẻo. Một cách nữa là vò nhẹ tấm vải, nếu vải nhăn nhiều thì đó là vải đũi chuẩn.

vò nhẹ tấm vải
Một cách nữa là vò nhẹ tấm vải, nếu vải nhăn nhiều thì đó là vải đũi chuẩn.

KẾT LUẬN

Hy vọng bài viết đã đến cho bạn nhiều thông tin thú vị về vải đũi. Nếu bạn có ý định sử dụng trang phục vải đũi, bạn có thể sử dụng một số mẹo Vua Nệm chia sẻ ở phần cuối để đảm bảo mua được đúng vải đũi mình cần nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM