Vải phi bóng là gì? Đánh giá ưu, nhược điểm của vải phi bóng

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vải phi bóng được rất nhiều người lựa chọn và dần trở thành một chất liệu không thể thiếu trong tủ đồ của chị em. Bởi lẽ, nó sở hữu bởi bề mặt vải mềm mại, sang trọng và giá thành hợp lý. Để hiểu rõ hơn về chất vải này, hãy cùng Vua Nệm tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Vải phi bóng là gì?

Vải phi bóng là loại vải đã xuất hiện từ rất lâu trong ngành dệt may, được dệt từ sợi tơ tằm, sợi viscose và sợi polyester. Chính nhờ thành phần polyester trong dệt mà vải phi bóng có được độ sáng bóng thích hợp. Một điều đặc biệt trong công đoạn sản xuất chất vải này đó là dệt theo từng lớp với nhiều sợi chạy song song khiến chúng ta khi nhìn vào sẽ cảm thấy mượt mà và láng bóng hơn.

vải phi bóng là gì
Phi bóng tạo cảm giác láng bóng, mượt mà

2. Tính chất của vải phi bóng

So với những loại vải khác, vải phi bóng sở hữu những tính chất đặc trưng sau:

  • Vải thường có 2 mặt riêng biệt: một bên láng bóng, mềm mại. Một bên sờ vào sẽ cảm giác thô ráp hơn.
  • Nhờ thành phần sợi trong chất liệu mà vải có hiện tượng phản quang khi ánh sáng chiếu vào.
  • Độ bền và tuổi thọ của vải cao do tính chất đàn hồi tốt của nó.
  • Vải không bền được trong môi trường có độ ẩm cao thường xuyên.
  • Vải có độ thấm hút kém và chất vải khá dày dặn. Vì vậy, nếu chị em diện những trang phục được làm từ vải phi bóng vào những ngày trời nóng sẽ thấy khá khó chịu.
đặc điểm vải phi bóng
Chất vải của phi bóng khá dày dặn, có độ đàn hồi tốt

3. Vải phi bóng có ưu điểm và nhược điểm gì?

3.1. Ưu điểm

  • Độ thẩm mỹ cao: Nhờ những thành phần sợi mà vải phi bóng có độ sáng bóng đẹp và khả năng phản xạ ánh sáng tốt. Chính nhờ đặc điểm này mà chị em có thể tự tin tỏa sáng khi xuất hiện trước đám đông. Đặc biệt, nếu chọn những tấm vải phi với màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng hay xanh, thì chúng ta càng nổi bật hơn nữa.
  • Dễ bảo quản: Nhờ độ tinh xảo trong khâu dệt và thành phần polyester trong vải mà chất liệu này không bị nhăn như những loại vải khác. Tuy nhiên các bạn có thể ủi để trang phục đẹp nhất có thể. Một vài lưu ý khi ủi đó là chỉ nên ủi ở mức nhiệt thấp nhất và nên ủi ở mặt trái.
  • Độ bền cao: Chất vải đảm bảo được độ bền chắc chắn như vậy chính là nhờ thành phần sợi nhân tạo khi dệt. Do đó, chị em cứ tự tin diện trong thời gian dài mà không lo những vấn đề như sờn rách.
  • Trọng lượng nhẹ: Đây là một thành công của loại vải này. Dù dệt rất công phu. phức tạp nhưng vải mặc lên người rất nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu và không bị gò bó.
  • Đa dạng trong mẫu mã và trang phục: Chất vải này không kén trang phục. Có thể dùng vải này để may áo dài, váy đầm hay áo sơ mi thậm chí là đồ bộ đều được. 
  • Bộ sưu tập gam màu phong phú: Cũng như những loại vải khác, vải phi bóng cũng cho ra mắt nhiều bảng màu bắt mắt được nhiều người ưa chuộng. Ngoài vải phi bóng đen là mặt hàng bán chạy nhất, mọi người vẫn thường mua nhiều bộ trang phục với những màu sắc khác như: màu đỏ, màu vàng, màu trắng, màu xanh,…
  • Giá cả phù hợp: Không như những vải lụa có chi phí khá đắt đỏ, vải phi vẫn đảm bảo những tính chất tương tự nhưng mức giá có phần phải chăng hơn. Do đó, vải phi bóng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai thích chất liệu tương tự như vải lụa nhưng với mức giá thấp hơn.
vải phi bóng có tốt không
Vải phi bóng có bộ sưu tập màu sắc khá phong phú

3.2. Nhược điểm

Thành phần polyester trong vải phi bóng bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời kể trên thì nó cũng để lại một số nhược điểm như:

  • Độ thoáng khí thấp nên người mặc có cảm giác bí bách, nóng nực, đặt biệt là những ngày mùa hè nắng nóng.
  • Khả năng thấm hút kém: Do đó những bạn có cơ địa dễ ra mồ hôi rất khó chịu khi mặc loại vải này. Mồ hôi không thấm hút được và cũng không thoát ra ngoài được.
  • Không thân thiện với môi trường do được cấu tạo từ chất liệu khả năng phân hủy trong tự nhiên kém nên khi sản xuất sẽ thải ra một lượng lớn rác trong môi trường. Dần dần, lượng rác này tích tụ ngày một nhiều, nếu không tự phân hủy thì một thời gian dài sẽ gây ô nhiễm môi trường sống.
  • Dễ gây dị ứng cho da: Với những bạn có làn da tương đối mẫn cảm đặc biệt với những chất liệu làm từ thành phần hóa học thì không nên sử dụng loại vải này.

4. Vải phi bóng có những loại nào?

4.1. Vải phi bóng trắng

Đúng như tên gọi, vải phi bóng trắng có gam màu trắng mềm mại. Người ta thường dùng loại vải này để may áo sơ mi, quần áo dài, hay được sử dụng trong những lớp lót váy cưới, thậm chí cao cấp hơn là những trang phục dạ hội… Một điều thú vị nữa đó là người ta có thể thiết kế phông nền chụp ảnh sản phẩm từ vải phi bóng trắng nữa đấy!

vải phi bóng cao cấp
Vải phi bóng trắng được ứng dụng nhiều trong may mặc, phụ kiện,…

4.2. Vải phi bóng đen

Với một gam màu huyền bí, sang trọng kèm độ bóng nhất định, vải phi bóng đen thường được thiết kế váy dạ hội. Ngoài ra do tính chất mềm mại, ít bị nhăn, người ta thường may quần hoặc váy mặc kèm với áo dài từ vải phi bóng đen này.

4.3. Vải phi bóng chấm bi

Loại vải này thường thấy trong những thiết kế đồ ngủ hoặc rèm cửa,… với bảng màu khá đa dạng. 

4.4. Vải phi bóng trơn

Với gam màu đa dạng, người ta có thể thiết kế nhiều trang phục khác nhau với những màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng, xanh,…

vải phi bóng trơn
Phi bóng trơn là chất liệu thiết kế nên nhiều trang phục đa dạng

4.5. Vải phi bóng cứng

Vải phi bóng cứng có nhiều điểm tương đồng với vải phi bóng thông thường nhưng lại dày và cứng hơn. Do đó, nó thường được ứng dụng trong may mặc, cụ thể là làm lớp lót trong váy xòe để form váy được cứng cáp hơn.

5. Những câu hỏi thường gặp về vải phi bóng?

5.1. Vải phi bóng có rẻ không?

Trên thị trường, 1m vải phi bóng dao động từ 25.000 VNĐ – 35.000 VNĐ. Đây là một mức giá khá bình dân so với những loại vải khác.

5.2. Vải phi bóng ủi được không?

Chỉ nên ủi loại vải này ở nhiệt độ thấp nhất và ủi ở mặt trái để tránh làm mất độ sáng bóng của vải, giảm nguy cơ vải bị cháy do nhiệt lớn.

5.3. Làm sao để phân biệt vải phi bóng và vải satin?

Với một người không có kinh nghiệm, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt vải phi bóng và vải satin. Dưới đây là một số tips giúp bạn dễ dàng nhận biết được 2 loại vải này.

  • Vải phi bóng khi mặc sẽ cảm thấy bí và khả năng thấm hút mồ hôi kém. Trong khi đó, vải satin được dệt hoàn toàn từ sợi tơ tằm nên mặc trên người cảm giác mát mẻ, dễ chịu hơn. 
  • Chất liệu dệt từ thiên nhiên nên sợi satin có giá thành cao hơn và ít gây ô nhiễm môi trường hơn.
  • Thành phần polyester giúp vải phi bóng có độ bền cao hơn và dễ bảo quản hơn vải satin.
cách ủi vải phi bóng
Phi bóng có độ bền cao hơn chất liệu satin

6. Cách bảo quản vải phi bóng?

Vải phi bóng có khả năng chịu nhiệt rất kém, do đó khi vệ sinh vải chỉ nên sử dụng nước lạnh. Nếu dùng nước nóng thì chất vải dễ bị sờn và có thể mất form vải. Một lưu ý nữa khi giặt đó là nên giặt bàn tay, hạn chế dùng máy giặt do nguy cơ làm hư, rách vải rất cao. Khi giặt, tránh dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh bởi nó sẽ làm hỏng vải.

Bên cạnh đó, hãy lưu ý để áo quần làm từ vải phi bóng ở nơi thoáng mát, không nên để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào hoặc để ở những nơi quá ẩm do sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của vải.

>> Xem thêm:

Như vậy, trên đây là một số tính chất, ưu nhược điểm về vải phi bóng cũng như cách bảo quản chất liệu này. Vua Nệm hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết sẽ giúp bạn đọc sử dụng vải đúng cách hơn!

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM