Chắc chắn trong đời sống hàng ngày, bất cứ ai trong chúng ta cũng đã từng sử dụng một sản phẩm làm từ vải dù. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu chính xác về tính chất của loại vải này. Vậy vải dù là gì và loại vải này có những ưu, nhược điểm gì? Bài viết hôm nay Vua Nệm sẽ cùng bạn khám phá câu trả lời.
Nội Dung Chính
1. Vải dù là gì?
Vải dù còn được gọi với cái tên gần gũi là vải chống nước. Đây là loại vải được làm từ hai hoặc nhiều sợi tổng hợp như polyester, cotton, nylon hoặc sợi tơ nhân tạo,… Vải được chế tạo với khả năng chống thấm nước vô cùng tốt, xử lý hơi ẩm và nước đọng trên bề mặt vải nhanh chóng.
Vải dù được ứng dụng rất rộng rãi trong ngành sản xuất đồ thủ công, phụ tùng đệm hơi ô tô, quần áo,… đặc biệt là balo.
2. Vải dù có nguồn gốc từ đâu?
Vải dù được sản xuất từ rất lâu đời. Tuy nhiên, mãi đến năm 1980 dòng vải này mới được biết đến và sản xuất tại Việt Nam. Trên thực tế, chi phí sản xuất vải dù tại nước ta khá tốn kém do đó giá thành của loại vải này khá cao. Do vậy mà hiện nay vải dù trên thị trường Việt Nam thường được nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rẻ và số lượng sản xuất lớn.
3. Các đặc điểm của vải dù
So với các loại vải khác, loại vải này có nhiều đặc điểm đặc trưng. Cụ thể như:
- Về tính chất vật lý: Vải rất nhẹ, bề mặt mịn, sáng và không nhăn hay xù lông. Vải cũng có tính da và khả năng đàn hồi rất tốt.
- Về tính chất hóa học: Vải có tính dễ cháy và khi cháy sẽ vón cục. Vải không tan trong nước, không thấm nước. Vải không phân hủy trong môi trường tự nhiên và rất dễ cháy khi gặp axit hoặc kiềm.
4. Một số ưu và nhược điểm của vải dù
Cũng như các loại vải khác, vải dù tồn tại song song cả ưu điểm và nhược điểm. Cụ thể như:
4.1. Ưu điểm
Được ứng dụng phổ biến trong sản xuất, vải có các ưu điểm nổi bật như sau:
4.1.1. Chống thấm nước tốt
Có thể nói chống thấm nước chính là ưu điểm nổi bật nhất của vải dù. Loại vải này được đánh giá rất cao về khả năng chống thấm nước. Do đó nó được ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm cần chống thấm nước như ô dù, áo mưa, balo,…
4.1.2. Chất vải bền chắc
Vải được sản xuất và đan xen từ sợi tổng hợp, vì sợi vải thô nên cấu tạo loại vải này rất bền vững, chắc chắn. Ngoài ra, khả năng chịu lực, chịu nhiệt cùng độ bền của loại vải này cực kỳ cao. Người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng khá phổ biến các sản phẩm làm từ chất liệu này nhờ vào chất lượng tốt và ít xuống cấp sau thời gian dài.
4.1.3. Trọng lượng nhẹ
Ngoài các ưu điểm về độ bền, về khả năng chống nước thì vải dù còn một ưu điểm rất nổi bật khác. Đó chính là có trọng lượng nhẹ, thậm chí có thể nói là siêu nhẹ. Vậy nên, người tiêu dùng thường có xu hướng yêu thích các đồ dùng được làm từ vải dù hơn các chất liệu khác.
4.1.4. Dễ vệ sinh, dễ làm sạch
Không chỉ nổi bật với ưu điểm chống thấm nước, chất liệu còn được ưa chuộng bởi vì rất dễ vệ sinh. Dù bề mặt vải bám vết bẩn hay thấm nước chúng ta đều có thể loại bỏ vết bẩn một cách dễ dàng. Đặc biệt, bạn không cần lo lắng vải sẽ bị hư hỏng sau khi vệ sinh.
4.1.5. Cách nhiệt hiệu quả
Ở nhiệt độ cao, vải có khả năng cách nhiệt rất tốt. Đặc biệt vải không hề bị biến dạng khi gấp. Ngoài ra, vải còn rất an toàn đối với sức khỏe người dùng bởi không hề chứa các chất độc hại. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng các sản phẩm làm từ chất liệu này.
4.2. Nhược điểm của vải dù
Ngoài các ưu điểm vượt trội đã được nêu trên thì vải dù cũng vẫn còn tồn tại không ít nhược điểm. Cụ thể như:
- Độ co giãn kém: Được làm từ các sợi tổng hợp cùng với vải thô, do đó vải có khả năng co giãn kém. Vậy nên, chúng rất ít được ứng dụng vào sản xuất các loại trang phục hàng ngày, loại vải này thường chỉ được sử dụng làm áo khoác nhằm kháng nước và cản gió.
- Dễ cháy hoặc hư hỏng khi gặp nhiệt độ cao: Vải dễ biến dạng nếu không may gặp nhiệt độ cao. Vậy nên, các đồ dùng làm từ vải dù thường sẽ được sử dụng vào những ngày mưa hoặc vào mùa đông nhiều hơn.
- Dễ bị ám mùi: Vải có nhược điểm đó là rất dễ bị ám mùi. Đồng thời một trong những đặc trưng của loại vải này là có mùi của sợi tổng hợp. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, bạn có thể vệ sinh vải thường xuyên để loại bỏ các loại mùi khó chịu bám trên vải.
5. Phân loại các loại vải dù
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải dù được sản xuất với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất là ba loại vải dù 650T, 420T và 210T. Sau đây là thông tin chi tiết về ba loại vải dù này:
5.1. Vải dù 650T
Vải 650T có bề mặt được tráng một lớp Uli cấu tạo che kín bề mặt vải. Do đó mà vải có kết cấu dày, chống thấm tốt, liên kết chặt chẽ. Loại vải này thích hợp làm các sản phẩm che chắn ngoài trời như là tấm che nắng, phông bạt,… Trong ba loại vải dù thì 650T là loại có giá thành cao nhất.
5.2. Vải dù 420T
Vải 420T được sản xuất từ các sợi vải đúc theo kỹ thuật 420. Bề mặt vải được tráng một lớp PU nhằm tăng khả năng chống thấm nước và cách nhiệt. Loại vải dù này thông thường sẽ được sản xuất với kích thước từ 30m trở lên. Sản phẩm được ứng dụng để che nắng che mưa tại những địa điểm có không gian rộng.
Ngoài ra, vải dù 420T cũng có khả năng chịu lực vô cùng tốt, tuổi thọ cao và bền bỉ. So với hai loại vải dù còn lại thì loại vải này được sử dụng che chắn nhiều hơn. Tuy nhiên, so với vải dù 650T thì 420T có độ dày kém hơn.
5.4. Vải dù 210T
Một trong ba loại vải dù được sử dụng phổ biến tiếp theo chính là vải dù 210T. Đây là loại vải dù thường được dùng để che chắn tại các địa điểm có diện tích nhỏ dưới 25m. Vải 210T so với hai loại còn lại thì có khả năng chống nước kém hơn. Tuy nhiên, vải dù 210T vẫn chắn gió và chịu lực tốt hơn rất nhiều loại vải khác.
6. Một số ứng dụng nổi bật của vải dù trong đời sống hàng ngày
Được sản xuất với nhiều ưu điểm vượt trội, vải dù được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các loại sản phẩm được làm từ loại vải này như sau:
- Túi, balo: Với khả năng chống thấm nước và bền, vải dù được sử dụng để sản xuất rất nhiều loại balo, túi xách.
- Ví passport: Các loại giấy tờ quan trọng như passport cần có ví bọc ngoài để bảo quản, tránh làm hư hỏng. Với ưu điểm chống thấm nước, vải dù được sử dụng để may ví passport. Những chiếc ví này không chỉ đa dạng về mẫu mã mà còn rất bền và có giá phải chăng.
- Vali kéo hoặc vali cầm tay: Những chiếc vali làm từ chất liệu vải dù thường có khả năng chống trầy xước tốt, chống thấm và rất bền.
- Ô che, áo mưa hoặc bạt: Trên thị trường hiện nay các loại ô dù, bạt che và áo mưa chủ yếu làm từ chất liệu vải dù. Các sản phẩm này có khả năng chống thấm, chịu lực tốt và vô cùng bền bỉ.
- Bàn ghế, võng xếp: Vải dù cũng thường được ưu tiên sử dụng trong ngành sản xuất bàn ghế hoặc võng xếp.
- Ứng dụng trong ngành thời trang: Hiện nay, các loại quần áo, phụ kiện thời trang làm từ vải dù vô cùng phổ biến. Ưu điểm của các sản phẩm từ chất liệu vải dù là giá thành rẻ, bền bỉ, đa dạng mẫu mã.
7. Cách vệ sinh và bảo quản vải dù đúng cách
Để các sản phẩm làm từ vải dù có độ bền tối ưu chúng ta cần biết cách vệ sinh và bảo quản phù hợp với loại vải này. Để kéo dài tuổi thọ cho vải dù, các bạn có thể thực hiện một số mẹo sau đây:
- Dùng khăn ướt để vệ sinh, lau chùi sản phẩm làm từ vải dù để tránh vải bị mòn.
- Không vệ sinh các sản phẩm chất liệu vải dù bằng chất tẩy rửa quá mạnh.
- Sử dụng băng dính để lấy đi các loại bụi bẩn bám trên bề mặt vải.
Như vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về vải dù, một trong những loại vải vô cùng phổ biến trên thị trường hiện nay. Mong rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin lý thú và hữu ích.
>>>Đọc ngay:
- Vải Hemp là gì? Nguồn gốc, ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của vải Hemp
- Vải xô là gì? Phân loại, ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của vải xô
- Vải lưới là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của vải lưới
- Vải nhung là gì ? Nguồn gốc, ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của vải nhung
- Vải Habutai là gì? Nguồn gốc, ưu điểm và nhược điểm của vải Habutai