Thời Trang - Làm Đẹp

Vải CVC là gì? Vì sao vải CVC lại được ưa chuộng?

CẬP NHẬT 05/04/2023 | BỞI Minh Anh

Vải CVC là một loại vải được sử dụng phổ biến hiện nay, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ loại vải này có đặc điểm như thế nào. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé. Chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về vải CVC mà bạn nên biết.

1. Vải CVC là gì?

Vải CVC được làm từ hai thành phần chính là cotton polyester, trong đó hàm lượng cotton bằng hoặc vượt trên 50%. Loại vải này còn được gọi là “xơ bông có giá trị cao”.

Đặc điểm của vải CVC đó là độ dệt chặt chẽ, sạch sẽ và bền màu cao. Người dùng có thể giặt bằng máy, bền và chống co rút đáng kể so với vải sợi bông nguyên chất. Vải CVC bình thường có đặc điểm là sợi polyester bắn ra khắp sợi dệt, loại còn lại sợi bông sẽ ở mặt “trái” và mặt còn lại là sợi polyester. Loại vải này mềm mại, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm.

vải cvc là gì
Vải CVC có hàm lượng cotton bằng hoặc vượt trên 50%

2. Tìm hiểu tính chất của vải CVC

2.1. Ưu điểm vải CVC

Vải CVC được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc nhờ ưu điểm giá thành rẻ hơn so với các loại vải có đặc tính tương tự. Hơn nữa, loại vải này còn có độ bền cao nhờ sự pha trộn của các sợi polyester, giữ form và dáng của trang phục bền hơn. 

Vải CVC có sự góp mặt của các sợi cotton nên khả năng hút ẩm tốt, thấm hút mồ hôi hiệu quả, giảm nhiệt, mang lại cảm giác thoải mái và thoáng mát cho người mặc. Ngoài ra, vải có thành phần cotton chiếm đến hơn 50% nên rất mềm mại, mịn màng như bông, phù hợp với người có da nhạy cảm.

Một ưu điểm khác của vải CVC đó là có khả năng chống co rút vải nhờ có sợi sợi polyester. Vải CVC cũng ít nhăn hơn các loại vải khác. Ngoài ra, loại vải này còn có khả năng chống lại sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn gây hại nhờ đặc tính của các sợi polyester. 

Vải CVC được đánh giá là dễ in, dễ dệt nên có thể tạo ra đa dạng các loại hoa văn như họa tiết kẻ caro, in hoa hay các họa tiết hoạt hình, kẻ dọc, kẻ ngang… loại vải này được nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính nên vừa thân thiện với môi trường vừa thân thiện với da, rất bền mài và khó phai màu trong thời tiết khắc nghiệt, môi trường nhiệt độ cao, thời gian sử dụng cải CVC được lâu dài.

Loại vải này có thể ứng dụng để sản xuất áo thun, váy đầm suông, váy mặc ở nhà… vì co giãn thoải mái, tạo sự năng động cho người mặc. 

ưu điểm của vải cc
Vải CVC được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc nhờ ưu điểm giá thành rẻ các loại vải có đặc tính tương tự

2.2. Nhược điểm vải CVC

Dù có nhiều ưu điểm nhưng vải CVC sẽ không tránh khỏi một số hạn chế. Ví dụ như sau một thời gian sử dụng, sợi bông cotton trong vải sẽ bị xù lông nhẹ và bám trên bề mặt vải gây mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, vì loại vải này co giãn đa chiều nên sau khi sử dụng một thời gian, vải sẽ gặp tình trạng chảy xệ, mất thẩm mỹ. Hơn nữa, vải CVC cũng sẽ bị nổ những lỗ nhỏ trên bề mặt, vì được dệt với mật độ thấp khiến trang phục “mất điểm”. 

Một nhược điểm khác của vải CVC đó là lâu khô nếu thời tiết ẩm thấp. Loại vải này khá dày, nặng hơn so với các loại vải thông thường khác nên giặt giũ sẽ khó khăn và lâu khô hơn vải thun lạnh hoặc thun mè khác. 

nhược điểm vải cc
Vải CVC co giãn đa chiều nên sau khi sử dụng một thời gian sẽ gặp tình trạng chảy xệ, mất thẩm mỹ

3. So sánh vải CVC và vải TC, cách phân biệt hai loại vải này như thế nào?

Trên thị trường hiện nay, người ta thường gặp khó khăn khi phân biệt vải CVC với vải TC. TC cũng làm từ polyester và xơ bông nhưng thành phần polyester sẽ nhiều hơn.

Vải “Polyester-cotton” TC nghĩa là thành phần polyester sẽ chiếm trên 60%, còn lại 40% là thành phần cotton. Vải CVC sẽ ngược lại, cụ thể là thành phần của cotton chiếm hơn 60% còn polyester sẽ chiếm dưới 40%. Dưới đây là một số so sánh cơ bản giữa vải TC và vải CVC.

Đặc điểm Vải CVC Vải TC
Thành phần Cotton có tỷ lệ thành phần chiếm hơn 60%, còn lại polyester sẽ chiếm ít hơn 40%. Trong vải TC thì thành phần cotton ít hơn khoảng 35% cotton và còn lại là 65% polyester.
Khả năng thấm hút Vải nhanh thấm, thấm hút mồ hôi tương đối tốt. Vải TC thấm hút mồ hôi chậm hơi so với vải CVC
Khi đốt Khi đốt vải bằng nhiệt sẽ cháy nhanh, tàn tro vón thành cục nhỏ Khi đốt vải sẽ cháy chậm hơn và tàn tro vón thành cục lớn.
Tính chất sợi vải Sợi vải mềm, mát mẻ, mang đến sự thoải mái cho người dùng.  Sợi vải nhìn chung hơi thô, hơi cứng, khi mặc cảm giác hơi nóng. 
Giá thành Giá thành của vải sẽ cao hơn so với vải TC So với vải CVC thì giá thành có phần rẻ hơn
Độ xù lông Vải CVC nhìn chung dễ bị xù lông, tạo thành lớp lông tơ mịn. Vải TC không bị xù lông, bề mặt láng bóng. 
Độ nhăn Nhìn chung vải CVC ít nhăn, khi giặt bằng máy giặt có thể hơi nhăn một chút. Bề mặt vải vẫn nhẵn bóng và không bị nhăn khi giặt bằng máy giặt.
Ứng dụng Có thể sử dụng để may đồ dùng có giá trị cao, hàng cao cấp. Vải TC có thể dùng để may các đồ có giá trị trung bình.
Vệ sinh và bảo quản Khó giặt, lâu khô do khả năng hút nước mạnh. Vải TC dễ giặt, nhanh khô,  do hút nước chậm.
Độ bền Vải dễ bị mục hơn vải TC, khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao sẽ kém bền. Vải có độ bền cao và khó bị mục, bền trong cả môi trường axit, chất tẩy rửa

4. Ứng dụng của vải CVC trong may mặc

Nhờ sở hữu nhiều đặc tính ưu việt nên loại vải này thường được ứng dụng nhiều trong may mặc, sản xuất các vật dụng trong gia đình, các quán ăn, nhà hàng, khách sạn. Cụ thể, dưới đây là những sản phẩm may bằng vải CVC phổ biến nhất trong ngành thời trang: 

  • Áo thun đồng phục: Chất liệu CVC hiện nay được nhiều công ty, nhà hàng, khách sạn hoặc các quán ăn, quán cafe… lựa chọn để may đồng phục nhờ tính thoáng mát, dễ chịu khi mặc.
  • Quần áo mặc nhà: CVC được đánh giá là khá êm ái, thoáng mát nên rất phù hợp để may các bộ đồ bộ mặc trong nhà, phù hợp cho cả bốn mùa xuân, hạ, thu đông.
  • Áo sơ mi: Hiện nay người ta cũng thường dùng vải CVC để may sơ mi vì vải có đặc tính mặc mát, ít nhăn, thấm hút mồ hôi tốt nên không sợ cảm giác hầm bí, nóng.
  • Áo thun: Người ta cũng rất ưa chuộng những mẫu áo thun cổ tròn, cổ trụ, áo thun cổ lãnh tụ may bằng chất liệu CVC bởi độ dày tương đối cao, mặc bền và rất thoải mái.
  • Đầm váy: Đầm váy làm từ vải CVC thường có kiểu dáng đơn giản, phong cách trẻ và trung năng động, phù hợp cho những bạn trẻ, nhân viên văn phòng,…
ứng dụng của vải cc
Vải CVC được ứng dụng nhiều trong may mặc, sản xuất các vật dụng trong gia đình,…

Vải CVC 4 chiều cũng rất phù hợp để sản xuất trang phục thể thao nhờ khả năng thấm hút mồ hôi tốt, co giãn đa chiều giúp người mặc dễ dàng hoạt động. 

Trên đây là những thông tin về vải CVC mà Vua Nệm đã tổng hợp để giúp bạn đọc trả lời câu hỏi vải CVC là gì, đặc điểm và ứng dụng của loại vải này trong đời sống. Từ đó, bạn sẽ lựa chọn cho mình những mẫu đầm váy, áo thun, áo sơ mi may bằng loại vải này phù hợp nhất và có thêm các kiến thức thú vị về các loại vải phổ biến hiện nay.

>>>Tìm hiểu ngay:

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh