Với nhịp sống hối hả, tất bật như ngày nay, nhiều người thường bỏ quên các cử thuốc uống trong ngày và có thói quen uống thuốc trước giờ đi ngủ. Điều này khiến họ an tâm rằng mình đã uống đủ liều thuốc như toa chỉ định. Tuy nhiên, việc uống thuốc trước giờ đi ngủ có gây hại cho sức khỏe không? Đây vẫn là câu hỏi nhiều người băn khoăn. Cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
1. Uống thuốc trước giờ đi ngủ có hại không?
Để phát huy tối đa hiệu quả của thuốc, thời điểm uống thuốc cũng là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cơ thể. Trên thực tế, vẫn chưa có kết quả nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề uống thuốc trước giờ đi ngủ. Do đó, chúng ta không thể có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.
Ngoài ra, tùy loại thuốc cũng như chức năng từng loại mà thời gian uống thuốc lý tưởng cũng khác nhau. Ví dụ, nếu bạn mắc chứng mất ngủ kinh niên, bạn nên uống thuốc trước giờ đi ngủ để đảm bảo chất lượng cho giấc ngủ.
Tuy nhiên, với các loại thuốc chuyên dụng khác như: thuốc giảm đau hoặc thuốc hạ sốt… thì người bệnh cần uống ngay nhằm giảm nhẹ các triệu chứng nhanh nhất có thể. Một số loại thuốc có công dụng tương đương như các hormone trong cơ thể thì chúng ta nên sử dụng với thời gian hợp lý, thuận với khung giờ sinh hoạt tự nhiên của cơ thể.
Chẳng hạn, thuốc corticoid nên được uống vào buổi sáng, khung giờ từ 6 đến 8 giờ sáng – đây là thời điểm mà nồng độ cortisol có trong máu ở mức cao nhất. Thời điểm uống thuốc corticoid này giúp đảm bảo cho cơ thể tránh bị các triệu chứng của tuyến yên, tuyến thượng thận do phá vỡ nhịp sinh lý tự nhiên.
Không chỉ có loại thuốc, mà sự tương tác giữa acid dạ dày và các thức ăn cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian uống thuốc. Một số loại thuốc với các hoạt chất chuyên biệt, cần phải sử dụng tránh xa các bữa ăn nhằm tránh tình trạng sự hấp thu thức ăn bị suy giảm, gồm: lincomysin, nhóm thuốc beta lactam (ampicillin, penicillin), hay nhóm thuốc chống lao (rifampicin)…
Với đặc tính kém bền trong acid dịch vị, những loại thuốc này cần uống cách xa các bữa ăn. Ngoài ra, một số loại thuốc dạng viên bao, viên phóng thích cũng nên được sử dụng cách xa các bữa ăn trong ngày.
Nhìn chung, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi ‘Uống thuốc trước giờ đi ngủ có hại không?’. Thông thường, người dùng có thói quen uống thuốc trước giờ đi ngủ thường dùng với lượng nước ít vì sợ đi tiểu đêm nhiều lần. Điều này khiến thuốc thường bị dính lại một phần ở khu vực thực quản mà chưa xuống được dạ dày.
Nếu thuốc là loại ăn da mạnh, chúng sẽ tác động đến niêm mạc thực quản sau khi tan ra, làm viêm loét dạ dày. Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài có thể đem lại cảm giác đau, thậm chí nếu nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến mạch máu, làm chảy máu thực quản.
Một số loại thuốc gây viêm loét thực quản sau thời gian dài người dùng uống thuốc trước giờ đi ngủ, chẳng hạn như: thuốc cảm con nhộng, thuốc kháng sinh con nhộng…Một lưu ý nữa chính là không nên uống thuốc hạ huyết trước giờ đi ngủ vì loại thuốc này dễ gây ra bệnh tim mạch trong tình trạng cơ thể không hoạt động hoặc rơi vào trạng thái giấc ngủ.
Tóm lại, uống thuốc trước giờ đi ngủ có hại không vẫn là câu hỏi cần thêm nhiều thời gian để nghiên cứu kết quả cụ thể, chính xác. Người dùng chỉ được khuyến cáo những khung thời gian phù hợp để uống với từng loại thuốc cũng như đặc tính cơ thể nhằm phát huy tối đa tác dụng của thuốc sau khi uống.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thói quen uống thuốc trước giờ đi ngủ là không tốt, gây hại cho sức khỏe vì: lượng nước dùng thuốc ít, cơ thể sau khi uống không hoạt động… Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người dùng không nên uống thuốc trước giờ đi ngủ, ngoại trừ các loại thuốc đặc trị có khuyến cáo như: thuốc ngủ, thuốc thần kinh…
2. Thời điểm phù hợp để sử dụng một số loại thuốc
Để sử dụng thuốc đúng cách, cùng Vua Nệm tìm hiểu những thời điểm phù hợp để sử dụng một số loại thuốc nhé!
2.1. Thuốc điều trị bệnh huyết áp
Thuốc điều trị huyết áp thường được khuyến cáo dùng vào buổi sáng khi dạ dày còn rỗng thức ăn để hấp thu vượt trội, đồng thời hạn chế tương tác tiêu cực giữa đặc tính của thuốc và cơ thể.
2.2. Thuốc bổ sung chất sắt cho cơ thể
Là một loại thuốc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, thuốc sắt được khuyên dùng vào lúc bụng đói và nên uống chung với vitamin C để tăng cường sức khỏe và khả năng hấp thụ. Tuy nhiên, một số người dùng gặp tình trạng khó chịu, buồn nôn khi uống thuốc bổ sung chất sắt trong lúc đói. Nếu gặp tình trạng này, người dùng có thể uống thuốc sắt sau các bữa ăn trong ngày nhằm giảm tác dụng phụ xuất hiện ở hệ thống tiêu hóa.
Theo nhiều nhận định, thuốc sắt có khả năng gây ra các tương tác tiêu cực với những loại thuốc khác nhằm cản trở sự hấp thu của thuốc kháng sinh, vitamin tổng hợp hay canxi. Chính vì vậy, nếu người dùng sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc thì nên uống thuốc sắt ở thời điểm cách các loại thuốc khác khoảng 2 tiếng, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
2.3 Thuốc liên quan đến tuyến giáp
Một số loại thuốc có chức năng điều chỉnh hoạt động của tuyến giáp nên được uống khi dạ dày còn rỗng nhằm thúc đẩy khả năng hấp thu cũng như hạn chế các tương tác không tốt cho sức khỏe.
2.4 Thuốc chống loãng xương
Tất cả các loại thuốc uống chống loãng xương được khuyến cáo uống vào buổi sáng ở thời điểm trước khi ăn sáng 30 phút, chẳng hạn như alendronate.
Sau khi uống thuốc, người dùng tuyệt đối không nên nằm xuống vì điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ như viêm loét dạ dày. Người dùng nên giữ tư thế thẳng sau khi uống thuốc chống loãng xương để thuốc có thể phát huy tối đa công dụng.
2.5 Các loại vitamin tổng hợp
Các loại thuốc vitamin tổng hợp được khuyên dùng vào buổi sáng sau bữa ăn vì chất béo có trong các thực phẩm bữa sáng sẽ thúc đẩy khả năng hấp thu, hòa tan của các loại vitamin có đặc tính tan trong dầu như: vitamin A, D, E và K. Việc uống các loại vitamin vào buổi sáng cũng giúp thúc đẩy năng lượng cho cơ thể, bắt đầu một ngày mới giàu sức khỏe và năng lượng hơn.
2.6 Thuốc cảm và thuốc giảm dị ứng
Một số triệu chứng cảm cúm như: nghẹt mũi, sổ mũi…hay những triệu chứng dị ứng thường gặp như: nổi mẩn đỏ, ngứa mắt…thường bị nặng nề hơn vào thời điểm buổi sáng. Chính vì lý do này mà các loại thuốc kể trên được khuyến cáo sử dụng sau bữa ăn sáng. Điều này giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, đồng thời giúp thông xoang mũi một cách hiệu quả nhất.
2.7 Thuốc giảm cholesterol
Cơ thể thực hiện quá trình tổng hợp cholesterol vào ban đêm. Do đó, người dùng nên sử dụng thuốc giảm cholesterol sau bữa ăn tối nhằm thúc đẩy hiệu quả của thuốc ở mức tối đa. Tuy nhiên, một số loại thuốc giảm cholesterol như: atorvastatin, hay rosuvastatin…có thời gian bán thải dài nên có thể được sử dụng bất kỳ thời gian nào trong ngày.
XEM THÊM:
- Nhỏ mắt trước khi đi ngủ có tốt không? Giải đáp bất ngờ từ chuyên gia
- Uống nước muối loãng trước khi đi ngủ: Tác dụng và lý do nên uống nước muối loãng trước khi đi ngủ
- Khám phá hay: Ngâm chân trước khi đi ngủ có tốt không?
3. Kết luận
Uống thuốc trước giờ đi ngủ chưa được chứng minh cụ thể có gây hại cho sức khỏe hay không. Tuy nhiên, theo một số bài báo cũng như kinh nghiệm từ nhiều người dùng, ngoại trừ các loại thuốc đặc trị phải sử dụng trước khi đi ngủ, những loại thuốc thông thường khác nên được uống trong ngày nhằm tránh các tác hại không đáng có xảy ra trong giấc ngủ sau khi uống thuốc.
Ngoài ra, người dùng cũng nên tham khảo thời gian uống thuốc của từng loại thuốc trên bao bì hoặc với chuyên gia, bác sĩ nhằm đảm bảo uống thuốc đúng cách, phát huy tối đa công năng của thuốc. Hy vọng Vua Nệm đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo của Vua Nệm nha!
Tham khảo
https://vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/uong-thuoc-vao-ban-dem-co-tot-khong/