Sức khỏe giấc ngủ

Làm thế nào để giúp trẻ ngủ riêng?

CẬP NHẬT 22/05/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Việc để trẻ ngủ chung với bố mẹ đem lại rất nhiều lợi ích khi cần chăm sóc trẻ. Khi ngủ chung, bố mẹ có thể dễ dàng quan sát tình trạng sức khỏe, giúp trẻ dễ ngủ hơn cũng như bồi dưỡng tình cảm giữa trẻ và bố mẹ. Tuy nhiên, tới một độ tuổi nhất định thì bố mẹ cũng nên để trẻ ngủ riêng nhằm rèn luyện tính tự lập và khả năng tự ngủ. Vậy đâu mới là độ tuổi thích hợp để trẻ ngủ riêng và làm thế nào để giúp trẻ ngủ riêng? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1. Những vấn đề thường gặp khi ngủ chung

Không thể phủ nhận, việc để trẻ ngủ cùng bố mẹ đem lại rất nhiều lợi ích nhưng đương nhiên, nó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển của trẻ. Khi ngủ chung, trẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi giờ giấc ngủ của bố mẹ dẫn đến việc có thể không ngủ đủ thời gian cần thiết. 

trẻ ngủ cùng ba mẹ
Khi ngủ chung, trẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi giờ giấc ngủ của bố mẹ

Ngủ chung cũng làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ khi có khoảng 74% trẻ em bị đột tử đều ngủ chung giường với bố mẹ. Dù chưa rõ mối quan hệ giữa việc ngủ chung giường cùng với hội chứng đột tử ở trẻ nhưng ta vẫn có thể thấy sự liên kết giữa hai vấn đề này. Bên cạnh đó, đối với những gia đình có bố mẹ sử dụng các chất kích thích như rượu hay thuốc lá thì việc ngủ chung cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và tăng nguy cơ đột tử. 

2. Thời điểm phù hợp cho trẻ ngủ riêng

Trẻ sơ sinh nên ngủ với mẹ trong khoảng 3 tuần đầu tiên để đảm bảo về sức khỏe, giảm các nguy cơ đột tử không mong muốn và tạo sự thuận tiện khi chăm sóc trẻ. Từ 4-6 tuần tuổi, bố mẹ nên để bắt đầu để trẻ ngủ riêng. Lúc này, thay vì để trẻ ngủ chung giường với mình, bố mẹ có thể đặt trẻ ở một chiếc giường riêng nhưng vẫn chung phòng để dễ quan sát.

Nếu 4-6 tuần tuổi là quá sớm với bạn thì độ tuổi hợp lý để trẻ ngủ riêng tiếp theo là 3 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu phát triển nhận thức và khả năng ghi nhớ. Thế nên, việc để trẻ ngủ riêng sẽ giúp trẻ tự lập sớm hơn và cũng dễ hơn khi trẻ đang tò mò về thế giới xung quanh.

Trẻ sơ sinh nên ngủ với mẹ trong khoảng 3 tuần đầu
Trẻ sơ sinh nên ngủ với mẹ trong khoảng 3 tuần đầu tiên để đảm bảo về sức khỏe

3. Tại sao nên để trẻ ngủ riêng

3.1 Khả năng tự ngủ

Tự ngủ là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trong quá trình trưởng thành. Những đứa trẻ được ngủ riêng từ sớm sẽ tự tin và tự lập hơn. Và những đứa trẻ này cũng biết cách tự an ủi bản thân khi cảm stress hoặc lo lắng khi ngủ. 

3.2 Tạo sự riêng tư cho bố mẹ

Đây có thể là một trong những vấn đề phiền lòng nhất khi cho trẻ ngủ chung với bố mẹ. Việc cho trẻ ngủ chung sẽ hạn chế các hoạt động thân mật và sự riêng tư của bố mẹ. Bên cạnh đó, khi trẻ tới tuổi đi học và năng động hơn thì trẻ sẽ dễ đá hoặc trở mình trong giấc ngủ, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bố mẹ.

3.3 An toàn sức khỏe

Tập cho bé ngủ riêng từ sớm
Trừ việc giúp trẻ trở nên tự tin và tự lập hơn, ngủ riêng còn đảm bảo sự an toàn sức khỏe cho trẻ.

Trừ việc giúp trẻ trở nên tự tin và tự lập hơn, ngủ riêng còn đảm bảo sự an toàn sức khỏe cho trẻ. Việc ngủ riêng có thể giảm tỉ lệ đột tử ở trẻ nhỏ và hạn chế các bệnh lây lan qua đường hô hấp như cảm, ho từ bố mẹ.  

4. Làm thế nào để trẻ ngủ riêng

Việc giúp trẻ ngủ riêng có thể sẽ rất khó khăn, tốn nhiều thời gian nhưng nếu kiên trì và sử dụng biện pháp hợp lý thì nó sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp bố mẹ hài lòng. Bố mẹ hãy thử tham khảo qua phương pháp sau:

Bước 1: Chuẩn bị tinh thần cho trẻ.

Khi bạn muốn trẻ ngủ riêng thì việc chuẩn bị tinh thần cho trẻ là vô cùng cần thiết vì đối với trẻ, ngủ xa bố mẹ là một chuyện rất quan trọng. Hãy giải thích cho trẻ biết những điều tốt của việc ngủ riêng. Mặc dù đây là một quá trình có vẻ đáng sợ nhưng nó là một phần của việc lớn lên và trẻ phải học cách đối mặt với nỗi sợ của mình.

Bước 2: Trang trí cho phòng ngủ của trẻ

trang trí phòng ngủ của trẻ
Trẻ sẽ cảm thấy yêu thích môi trường ngủ hơn khi bạn trang trí phòng ngủ của trẻ bằng những vật dụng mà trẻ yêu thích.

Trẻ sẽ cảm thấy yêu thích môi trường ngủ hơn khi bạn trang trí phòng ngủ của trẻ bằng những vật dụng mà trẻ yêu thích. Nếu có thể, hãy cho trẻ tham gia vào quá trình này để giúp trẻ bộc lộ khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của mình. Ngoài ra, một căn phòng ngủ được trang trí bởi chính đôi tay của trẻ với những thứ trẻ thích sẽ giúp trẻ có một bắt đầu tốt khi ngủ một mình

> Xem thêm: Tư vấn chọn nệm cho trẻ sơ sin

Bước 3: Tạo thói quen ngủ

Những câu chuyện trước giờ ngủ hay nụ hôn chúc ngủ ngon nên được dành cho trẻ trong chính phòng ngủ của mình. Việc này sẽ giúp trẻ có thói quen chuẩn bị đi ngủ và giúp trẻ quen dần với việc ngủ trong phòng mình hơn.

Bước 4: Đối mặt với nỗi sợ của mình

Trẻ không thể tự ngủ riêng được ngay lập tức nhưng bạn có thể cổ vũ trẻ bằng những mục tiêu hay phần thưởng đặt ra mỗi ngày. Đó sẽ là động lực tiếp thêm sức mạnh cho trẻ để trẻ có thể dần quen với việc ngủ một mình và có thể đối mặt với nỗi sợ của mình.

5. Một số lưu ý khi cho trẻ ngủ riêng

Để trẻ có thể dễ ngủ và ngủ ngon hơn, bố mẹ có thể tham khảo một vài điều sau:

Đảm bảo môi trường ngủ của trẻ đủ tối
Đảm bảo môi trường ngủ của trẻ đủ tối, đủ mát và trẻ có một chiếc giường phù hợp với mình
  • Đảm bảo môi trường ngủ của trẻ đủ tối, đủ mát và trẻ có một chiếc giường phù hợp với mình để đảm bảo cho giấc ngủ cũng như sức khỏe của trẻ
  • Tránh đặt quá nhiều đồ chơi trên giường của trẻ. Quá nhiều đồ chơi dễ làm trẻ bị phân tâm và khó ngủ
  • Bên cạnh đó, đồ chơi như thú nhồi bông cũng là một trong các nguy cơ gây đột tử ở trẻ nhỏ
  • Đừng đe dọa trẻ đi ngủ mà hãy tạo sự thích thú cho trẻ khi nói về giấc ngủ. Điều này có thể xua đi nỗi sợ ở trẻ và giúp trẻ chuẩn bị tinh thần khi ngủ một mình
  • Tránh sử dụng đồ ngọt như kẹo hay socola và các thiết bị điện tử trước giờ ngủ. Đồ ngủ sẽ làm trẻ dư năng lượng và ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử sẽ làm trẻ bị khó ngủ

Giúp trẻ ngủ riêng có thể là một quá trình dài đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn nhưng sẽ đem tới nhiều lợi ích cho cả bố mẹ và trẻ. Vua Nệm hy vọng qua bài viết này có thể hỗ trợ được cha mẹ trong việc giúp trẻ ngủ riêng. 

Nguồn tham khảo: Child PsychologistAnxiety Canada

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team