Peel da là một trong những phương pháp làm đẹp được hội chị em săn đón thời gian gần đây. Bởi những lợi ích “thần thánh” mà chúng mang đến với làn da của người sử dụng. Vậy peel da là gì? Những lợi ích và tác hại của việc peel da như thế nào? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu kỹ hơn về peel da thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Peel da là gì?
Trên thực tế, ai ai cũng mong muốn mình có được một làn da mịn màng, trắng sáng, không có nhiều khuyết điểm, nhất là đối với hội chị em. Tuy nhiên, với nhịp sống nhộn nhịp, hiện đại ngày nay, khiến bạn phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, cùng với đó là sự lão hóa của tuổi tác, làm da mặt của bạn ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề như nếp nhăn, mụn ẩn, và các tổn thương khác trên bề mặt,…. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng lão hóa, hay nám, mụn trứng cá,.. bằng việc chăm sóc da đúng cách.
Hiện nay peel da hay peel da hóa học là một trong những phương pháp làm đẹp được nhiều chị em tin tưởng sử dụng, trong trường hợp muốn giải quyết các vấn đề lão hóa trên gương mặt của mình.
Vậy peel da là gì? Nói một cách chính xác nhất thì peel da là phương pháp sử dụng các hợp chất hóa học tự nhiên, để tác động trực tiếp lên bề mặt giúp loại bỏ tế bào chết, vi khuẩn nằm sâu trong lỗ chân lông, hay các loại bụi bẩn. Từ đó, thúc đẩy quá trình thay và tái tạo làn da mới.
Một số hoạt chất thường được sử dụng khi peel da bao gồm:
- Alpha Hydroxy Acid (AHA): là một nhóm axit gốc nước tự nhiên được chiết xuất từ một số loại thực phẩm như sữa chua, cam, quýt, táo hay mía đường,… AHA được chứng minh là có tác dụng tẩy da chết, điều trị nám, giúp làn da trắng sáng, trị sẹo và trị mụn hiệu quả,… Với nhiều công dụng tuyệt vời, nên AHA là thành phần có mặt ở hầu hết các loại mỹ phẩm ngày nay.
- Salicylic Acid (BHA): là gốc axit thường được sử dụng với mục đích kháng viêm, giảm sưng… Nhờ vào đặc tính dễ dàng xuyên qua lỗ chân lông mà BHA có vai trò phá vỡ tế bào chết trên bề mặt da. Đồng thời, loại bỏ nhờn cũng như kiểm soát lượng dầu thừa trên mặt hiệu quả.
- Tricloacetic Acid (TCA): là loại axit hữu cơ với chức năng chính là tái tạo cấu trúc da mới, để trẻ hóa làn da của bạn. Đồng thời, cải thiện nếp nhăn và các sắc tố xỉn màu trên da.
- Retinol: đây là chất dẫn xuất của vitamin A, với rất nhiều công dụng tuyệt vời cho da. Trong đó, nổi bật nhất là giúp trị mụn nhanh chóng.
- Jessner: có khả năng điều trị mụn ẩn hiệu quả.
2. Một số cấp độ peel da hiện nay
Về cơ bản, Peel da có ba cấp độ là Peel da nông, peel da trung bình và peel da sâu.
2.1. Peel da nông
Peel da nông là cấp độ nhẹ nhất và thường chỉ có tác dụng trên bề mặt của da, với công dụng chính là tẩy sạch tế bào chết. Trên thực tế, Peel da nông không hề gây đau đớn cho người sử dụng. Do đó, nếu bạn chỉ muốn làm sạch và tẩy tế bào chết trên da thì đây là phương pháp tốt mà bạn nên cân nhắc đấy.
Không chỉ vậy, Peel da nông còn có khả năng đẩy nhân mụn, để bạn dễ dàng lấy đi cồi mụn sau bước rửa mặt nhẹ nhàng. Hiện nay, Peel da nông rất được các chị em yêu thích và sử dụng rộng rãi để thay thế cho những phương pháp tẩy da chết truyền thống trước đây.
2.2. Peel da trung bình
Với peel da trung bình, các hoạt chất có thể dễ dàng đi sâu vào bên trong các lớp biểu bì. Nhờ đó, tế bào chết sẽ được lấy đi một cách dễ dàng và giúp hình thành một lớp da mới chỉ sau vài ngày. Đặc biệt, với những bạn nữ mong muốn trắng da nhanh chóng thì đây là phương pháp khá hiệu quả, được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây.
2.3. Peel da sâu
Nhờ vào peel da sâu mà các hoạt chất hóa học có thể đi sâu vào tầng hạ bì của da mặt. Từ đó, giúp bạn điều trị nhiều vấn đề của làn da như lỗ chân lông to, vết thâm nám hay các vết nhăn do tuổi tác,… Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên tự peel da sâu tại nhà, mà cần có sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ, nếu không muốn bị kích ứng, gây ảnh hưởng xấu đến làn da của mình.
3. Một số ưu và nhược điểm của peel da
Peel da chính là phương pháp làm đẹp được hội chị em “truyền tai” nhau khoảng vài năm trở lại đây. Vậy ưu và nhược điểm của peel da như thế nào?
3.1. Những ưu điểm của peel da
Peel da là phương pháp làm đẹp nổi tiếng với rất nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Điều trị mụn mà không để lại sẹo: Peel da có khả năng giúp bạn điều trị hầu hết các loại mụn như mụn ẩn, mụn sưng, mụn viêm,… Đồng thời, ngăn ngừa mụn tái phát, điều trị sẹo và các vết thâm mụn có trên da.
- Không gây đau đớn: quá trình thực hiện phương pháp peel da không hề gây đau đớn. Thông thường, bạn chỉ cảm thấy bị châm chích một chút. Tuy nhiên, mức độ như thế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào làn da của mỗi người. Mặc dù vậy, thời gian thực hiện peel da khá nhanh. Do đó, cảm giác châm chích này sẽ nhanh chóng qua đi, và không hề gây khó chịu cho người sử dụng.
- Điều trị nhanh chóng và không gây mất nhiều thời gian: trên thực tế, thời gian trung bình cho mỗi lần peel da chỉ mất từ 5-10 phút thực hiện. Thêm vào đó, các liệu trình peel da cũng không mất quá nhiều thời gian, thường chỉ 2-3 lần cho điều trị nhẹ và từ 5-7 lần nếu là điều trị nặng.
- Hiệu quả kéo dài: sau khi thực hiện peel da kết hợp với việc chăm sóc da mặt kỹ càng, bạn sẽ có được một làn da mịn màng, trắng sáng như mong muốn của bản thân trong suốt một thời gian dài.
3.2. Một số nhược điểm của peel da
Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp peel da cũng có một số nhược điểm nhất định như sau:
- Vì peel da là phương pháp làm đẹp tương đối đơn giản nên rất nhiều cơ sở thẩm mỹ, spa thậm chí là tiệm cắt tóc cũng có dịch vụ này. Do đó, việc bạn cần làm đó là đến ngay cơ sở uy tín để thực hiện, nếu không muốn làn da của mình trở nên tồi tệ hơn.
- Sau khi peel da thì bước chăm sóc hậu peel da cũng vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, nếu bạn vì một lý do gì đó mà không thể chăm sóc da cẩn thận thì tốt nhất là không nên thực hiện peel da.
- Những hiệu quả nhanh chóng cùng với giá thành khá rẻ, đã khiến peel da trở thành một phương pháp làm đẹp mà rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn không peel da theo đúng kế hoạch, hoặc tự ý peel da mà không có lời khuyên của bác sĩ thì rất dễ làm tổn thương da.
Qua bài viết của chúng tôi, bạn đã biết peel da là gì, cũng như những ưu và nhược điểm của phương pháp làm đẹp này hay chưa? Hy vọng qua những chia sẻ của Vua Nệm, bạn đã hiểu hơn về peel da, trước khi quyết định có thực hiện phương pháp này hay không.