Núi Yên Tử ở đâu? Kinh nghiệm du lịch núi Yên Tử từ A đến Z

CẬP NHẬT 13/08/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Sở hữu nét đẹp cổ kính và được bao bọc bởi núi non hùng vĩ, núi Yên Tử chính là địa điểm du lịch lý tưởng dành cho những ai yêu thích khung cảnh yên bình, tĩnh lặng. Tuy nhiên, đi đến núi Yên Tử thì nên ở đâu? Ăn gì và check in nơi nào? Đây là băn khoăn chung của những du khách lần đầu đến đây. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn toàn bộ kinh nghiệm du lịch tại núi Yên Tử, hãy cùng theo dõi để có chuyến đi suôn sẻ và đầy ắp kỷ niệm đẹp nhé!

1. Núi Yên Tử ở đâu? Thuộc tỉnh nào? 

Núi Yên Tử còn được gọi là núi Tượng Đầu. Ngọn núi này nằm tại vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm giữa ranh giới của 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Núi có độ cao khoảng 1.120 mét so với mực nước biển, cho nên nơi này có khí hậu vô cùng mát mẻ. Đây cũng là điều kiện tốt giúp cho động thực vật phát triển đang dạng và phong phú. 

núi yên tử ở đâu
Núi Yên Tử sở hữu nét đẹp cổ kính, hùng vĩ

Đến với núi Yên Tử, bạn không chỉ được thưởng thức bức tranh non nước hữu tình mà còn được đắm chìm vào không khí linh thiêng của những ngôi chùa lớn và khám phá các di tích lịch sử lâu đời. Chính vì vậy, nơi này đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh thu hút được rất nhiều du khách gần xa.

2. Du lịch núi Yên Tử mùa nào đẹp nhất? 

Thời tiết tại Quảng Ninh được chia thành 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Chính vì vậy, nếu bạn muốn đến thăm Yên Tử  thì tốt nhất là đi vào mùa xuân (khoảng từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch). Thời điểm này thời tiết tại núi Yên Tử rất mát mẻ, dễ chịu, đặc biệt đây cũng là khoảng thời gian diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc được đông đảo du khách tứ phương đến tham quan, lễ phật. 

Nếu bạn không thích sự ồn ào náo nhiệt, thì không nên đi vào lúc này, mà có thể đi vào các thời gian khác trong năm.

3. Các địa điểm check in lý tưởng tại núi Yên Tử

Vốn là địa điểm du lịch tâm linh, nên khi bạn đến núi Yên Tử chắc chắn sẽ được tham quan những ngôi chùa nổi tiếng:

3.1. Chùa Trình

Chùa Trình còn được biết đến với tên gọi đền Trình, chùa Bí Thượng. Ngôi chùa này đã có gần 400 năm tuổi, được xây dựng với lối kiến trúc cổ độc đáo và nổi tiếng là ngôi chùa sắp chạm đến trời mây Yên Tử.

leo núi yên tử
Chùa Trình – Ngôi chùa lâu đời tại núi Yên Tử

3.2. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Đây chính là nơi để các tăng ni, phật tử tụng kinh, học đạo. Với vị trí nằm giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, cùng lối kiến trúc độc đáo nên Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan.

3.3. Suối Giải Oan

Trên đường đi đến núi Yên Tử, bạn sẽ đi ngang qua con suối Giải Oan. Dòng suối này gắn với câu chuyện hàng trăm cung nữ đã trầm mình nhằm ngăn cản vua Trần Nhân Tông quy y. Khi dừng chân tại đây, bạn sẽ có thể tận hưởng không khí trong lành và chiêm ngưỡng cảnh núi non nên thơ, tiếng nước róc rách cùng tiếng chim hót líu lo.

3.4. Chùa Hoa Yên

Nằm ở độ cao cách 535 mét so với mực nước biển, chùa Hoa Yên để lại ấn tượng cho mọi du khách với quan cảnh thiên nhiên thanh tịnh, yên bình. Đặc biệt, đây cũng là ngôi chùa trung tâm của toàn bộ hệ thống chùa Yên Tử từ thời xa xưa.

đỉnh núi yên tử
Chùa Hoa Yên là cửa ngõ đi vào chốn linh thiêng Yên Tử

3.5. Chùa Một Mái

Chùa Một Mái còn được gọi là chùa Bồ Đà. Ngôi chùa này có kiến trúc vô cùng độc đáo, một nửa chùa sẽ ẩn trong hang động, một nửa còn lại được phô ra ngoài nhưng mái ngói sẽ phủ rêu phong. Với vị trí nằm giữa lưng chừng trời, bao quanh là núi đá và cây cối, khách du lịch đến với chùa Một Mái chắc chắn sẽ cảm nhận rõ nét cảm giác thanh tịnh tại nơi đây.

3.6. Chùa Bảo Sái

Chùa Bảo Sái cổ kính, mộc mạc, đơn sơ nằm giữa núi rừng xanh nhưng lại được xem là nơi hội tụ của linh khí đất trời. Chính vì thế, nơi đây thu hút được đông đảo tín đồ Phật tử hành hương, bái phật.

3.7. Chùa Đồng

Đây là ngôi chùa nằm tại vị trí cao nhất ở núi Yên Tử, với độ cao đến 1.068 mét. Đứng tại nơi đây, bạn sẽ có cảm giác như chạm được tới mây, ngắm nhìn thiên nhiên bao la, rộng lớn. Đặc biệt, hình ảnh mây trắng đan xe cùng với những làn sương mù đã tạo nên một khung cảnh vô cùng tuyệt vời. Do đó, nơi đây đã trở thành địa điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm và ghé thăm nhất khi đến núi Yên Tử.

núi yên tử quảng ninh
Chùa Đồng nằm trên đỉnh núi Yên Tử

3.8. Cổng trời – Bia Phật

Cổng trời hội tụ vô vàn phiến đá trầm tích xếp chồng lên nhau vô cùng độc đáo. Nếu đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một phiến đá lớn đứng thẳng (Bia Phật), bên trên khắc dòng chữ Hán với ý nghĩa “Ai Di Đà Phật – Tứ Tự Hồng Danh”. 

3.9. Tượng Phật Trần Nhân Tông

Tượng đài này được đặt ở độ cao 1.100 mét so với mực nước biển, xung quanh tượng là núi rừng nguy nga. Tượng Phật Trần Nhân Tông được đúc bằng đồng, nặng đến 138 tấn và có chiều cao là 12,6 mét. Đây là ngôi tượng do chính người dân nơi đây xây dựng nhằm tưởng nhơ công đức của vua Trần Nhân Tông đối với dân tộc. Đến núi Yên Tử, nhất định bạn đừng bỏ qua điểm tham quan này nhé. 

3.10. Am Ngọa Vân

Đây là một trong những di tích quan trọng tại khu du lịch núi Yên Tử. Am Ngọa Vân cách mực nước biển khoảng 500 mét, và có vị thế tuyệt đẹp với phía trước là một ngọn núi nhỏ, 2 bên là 2 dãy núi, ở phía xa là thung lũng cùng với dòng sông Cầm uốn quanh. Cảnh sắc tuyệt đẹp này đã thu hút hàng nghìn lượt tham quan mỗi năm. 

nui yen tu o quang ninh
Am Ngọa Vân sở hữu bức tranh thiên nhiên hùng vỹ thu hút đông đảo khách du lịch

Ngoài những địa điểm trên, bạn có thể tham quan về check in tại chùa Hồ Thiên, Tượng An Kỳ Sinh, Vườn Tháp Huệ Quang, Am Thiền Định…

4. Đến du lịch núi Yên Tử nên ăn gì?

Đã đi du lịch tại Yên Tử, bạn nhất định phải thử những đặc sản nổi tiếng sau:

4.1. Măng trúc tươi Yên Tử

Được mọc tại những bụi trúc lâu năm trong rừng, tại những vách đá hoặc thung lũng sâu thăm thẳm. Măng trúc tươi Yên Tử có dáng hình thon dài, thịt chắc, khi ăn rất mềm và ngọt. Cho nên, bạn có thể chế biến măng thành những món ăn hấp dẫn hoặc mua về làm quà.  

du lịch núi yên tử
Măng trúc tươi được bán phổ biến tại chân núi Yên Tử

4.2. Canh gà rượu bầu

Đây là món đặc sản của người dân tộc Dao Thanh sống tại chân núi Yên Tử. Canh gà rượu bầu có mùi vị đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại canh nào khác, đó là mùi thơm của gừng hòa quyện cùng vị ngọt của thịt gà. 

4.3. Rượu mơ Yên Tử

Rượu mơ Yên Tử được nấu từ rượu gạo truyền thống và ngâm với những quả mơ tươi tự nhiên tại rừng Yên Tử. Trong đó, quả mơ có thể mang đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Loại rượu này được bán phổ biến trong khu du lịch Yên Tử. Vì thế, bạn hãy thử mua về làm quà hoặc thưởng thức nhé!

4.4. Bánh tài lồng ệp

Bánh tài lồng ệp là đặc sản của người dân tộc Sán Dìu. Loại bánh này có nguyên liệu chính là bột nếp, đường phèn/mật mía và gừng. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt và mùi thơm hấp dẫn.

khám phá núi yên tử
Bánh tài lồng ệp – Món ăn nổi tiếng của người Sán Dìu

5. Hướng dẫn cách di chuyển đến núi Yên Tử

Chúng ta sẽ có 2 hành trình di chuyển, bao gồm chuyến đi từ điểm xuất phát đến khu du lịch Yên Tử và hành trình leo núi Yên Tử.

5.1. Phương tiện di chuyển đến khu du lịch Yên Tử

Bạn có thể đi đến khu du lịch Yên Tử bằng những cách sau:

Di chuyển tự túc bằng xe máy, ô tô

Với điểm xuất phát là Hà Nội, bạn hãy đi theo lối cầu Chương Dương qua Nguyễn Văn Cừ, đi về hướng QL18. Khi đến Bắc Ninh, bạn đi thẳng cho đến khi gặp Chùa Trình thì rẽ trái và đi khoảng 10km sẽ đến được Yên Tử. Tổng quãng đường này khoảng 140 km.

Di chuyển bằng xe khách

Từ Hà Nội, bạn bắt các xe khách đi Cẩm Phả, Uông Bí, Hạ Long. Khi xe khách đi đến đoạn chùa Trình ở trên QL18 thì bạn xuống xe và bắt xe buýt đi đến Yên Tử.

5.2.  Phương tiện di chuyển lên núi Yên Tử

Có 2 cách để bạn tham quan các thắng cảnh tại núi Yên Tử:

Đi bộ

Nếu đi bộ, thời gian di chuyển của bạn sẽ mất khoảng 6 – 8 tiếng nếu người đi lại ít. Đi bộ bạn sẽ có thể chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp hoang sơ cảnh vật núi rừng nơi đây, nhưng nó lại khá vất vả nên chỉ phù hợp với người có sức khỏe tốt.

Quãng đường đi bộ sẽ xuất phát từ bãi đỗ xe, sau đó bạn đi tầm 300 mét đến suối Giải Oan, rồi leo qua đường Tùng cổ đến Tháp Tổ, rồi đến chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái và cuối cùng là chùa Đồng. 

Đi cáp treo

Lựa chọn phương án đi cáp treo sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian, mà còn ngắm được bức tranh toàn cảnh của núi non Yên Tử ngay từ trên cao. Hệ thống cáp treo này có chiều dài 1,2 km và ở độ cao 450 mét, giá vé như sau:

tham quan núi yên tử
Di chuyển lên núi Yên Tử bằng cáp treo giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian
  • Tuyến chùa Giải Oan đến chùa Hoa Yên: Vé 1 chiều là 120.000đ/vé – Khứ hồi là 200.000đ/ vé.
  • Tuyến chùa Một Mái đến chùa An Kỳ Sinh: Vé 1 chiều là 120.000đ/vé – Khứ hồi là 200.000đ/ vé.
  • Đi cả 2 tuyến: Vé 1 chiều 120.000đ/vé – Khứ hồi là 280.000đ/vé
  • Miễn phí cho du khách trên 80 tuổi, tăng ni, thương binh và trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2).

6. Lựa chọn địa điểm lưu trú khi đến du lịch núi Yên Tử

Khi đi du lịch ở Yên Tử, bạn nên tìm kiếm các khách sạn tại TP.Uông Bí. Bởi vì, tại đây có hệ thống khách sạn rất đa dạng với nhiều mức giá khác nhau, bạn có thể thoải mái lựa chọn theo nhu cầu của mình.

Bạn có thể tham khảo một số khách sạn như:

  • Legacy Yên Tử – MGallery by Sofitel có địa chỉ tại xã Thượng Yên Công, TP.Uông Bí, T.Quảng Ninh. Giá tham khảo khoảng từ 1.900.000đ/đêm/phòng.
  • Phòng nghỉ Làng Nương Yên Tử có địa chỉ tại xã Thượng Yên Công, TP.Uông Bí, T.Quảng Ninh. Giá tham khảo khoảng từ 1.400.000đ/đêm (kèm 2 bữa ăn).
  • Khách sạn Thu Hà có địa chỉ tại số 4 Đ.Trần Hưng Đạo, P.Thanh Sơn, TP.Uông Bí, Quảng Ninh. Giá tham khảo khoảng từ  270.000đ/phòng/đêm.
  • Ngoài ra bạn có thể cư trú tại Vinpearl Resort & Spa Hạ Long, có địa chỉ ở Đảo Rều, Đỗ Sĩ Họa, TP.Hạ Long, T.Quảng Ninh. Giá tham khảo khoảng từ 2.550.000đ/đêm/phòng.

 

khách sạn núi yên tử
Một số khách sạn mà bạn có thể tham khảo khi ở đây

7.  Gợi ý lịch trình du lịch ở núi Yên Tử đầy đủ và chi tiết

Dưới đây là 2 lịch trình du lịch núi Yên Tử gồm1 ngày và 2 ngày 1 đêm, với điểm xuất phát là Hà Nội. Bạn có thể tham khảo cho chuyến đi của mình:

Lịch trình du lịch Yên Tử trong 1 ngày:

  • Bắt đầu xuất phát từ Hà Nội từ 5h30 sáng. 
  • Từ Hà Nội đi đến Yên Tử bạn sẽ mất khoảng 2,5 tiếng đi ô tô. Tiếp theo, bạn đến chân núi gửi xe, sau đó mua vé đi cáp treo lên chùa Đồng. Để đi đến chùa Đồng, bạn phải đi 2 lần cáp treo và đi bộ xe kẽ. Đến chùa, bạn có thể lễ Phật, nghỉ ngơi và ăn trưa.
  • Sau đó bạn đi tham quan, chụp ảnh cho đến tầm 15 giờ chiều là chuẩn bị để xuống núi.
  • Bạn sẽ về đến Hà Nội vào khoảng 19h30 nếu đi bằng ô tô. 

Lịch trình du lịch Yên Tử trong 2 ngày 1 đêm:

  • Ngày 1: Bắt đầu tham quan núi Yên Tử từ Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, sau đó đến cầu Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái cho đến An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng và lên đến chùa Đồng. Tiếp sau đó, từ Chùa Đồng đi bộ xuống chùa Bảo Sái tham quan rồi đi cáp treo xuống bãi giữ xe. Khi xuống đến chân núi mua một ít quà mang về. Đêm ngày 1 nghỉ ngơi ở khách sạn tại Quảng Ninh.
  • Ngày 2: Tham quan chùa Ba Vàng, kết thúc chuyến đi và lên xe về Hà Nội.

>> Xem thêm:

Núi Yên Tử sở hữu cảnh sắc tuyệt mỹ với rất nhiều di tích, chùa chiền kiến trúc độc đáo nên thu hút được đông đảo du khách tham quan mỗi năm. Hy vọng rằng, với những kinh nghiêm du lịch tại Yên Tử trên sẽ giúp bạn lập được kế hoạch hoàn hảo nhất cho chuyến tham quan sắp tới.  

Đánh giá post