Chuyện quanh ta

Chùa Cái Bầu ở đâu? Kinh nghiệm du lịch Chùa Cái Bầu 

CẬP NHẬT 03/10/2023 | BỞI Ngọc Hân

Bên cạnh sự thu hút của bãi biển thơ mộng thì Vân Đồn – Quảng Ninh còn nổi tiếng với những địa điểm tâm linh. Trong số đó, Chùa Cái Bầu là nơi có đông đảo du khách ghé thăm mỗi năm vì cảnh quan ở đây mang đậm nét thiên nhiên, làm rung động lòng người. Vậy Chùa Cái Bầu ở đâu? Kinh nghiệm du lịch Chùa Cái Bầu như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi khám phá trong bài viết dưới đây!

1. Chùa Cái Bầu ở đâu? Thuộc tỉnh nào?

Chùa Cái Bầu còn được gọi là Viện Trúc Lâm Giác Tâm, nằm tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 222km. Đây là một ngôi chùa ở ven biển, sở hữu nét kiến trúc cổ kính hấp dẫn, nổi bật và cảnh quan thiên nhiên nên thơ. Một ngôi chùa lý tưởng cho những du khách đam mê khám phá và tìm tòi các yếu tố tâm linh. 

Viện Trúc Lâm Giác Tâm được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh trước đây – nơi thờ các vị tướng sĩ nhà Trần hào khí ngút trời Đông Á trong cuộc chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Trải qua theo thời gian dài, chùa đi cùng với những thăng trầm lịch sử đã có nhiều hư hỏng. Năm 2007, Chùa Cái Bầu được khởi công xây dựng trên tổng diện tích 20 ha và được khánh thành khang trang vào năm 2009. 

chùa cái bầu ở đâu
Chùa Cái Bầu và những điều bạn nên biết

Theo phong thủy, Viện Trúc Lâm Giác Tâm nằm tại vị trí “tọa sơn hướng biển”, nghĩa là lưng tựa núi, mặt hướng biển, trở thành nơi bám rễ chắc chắn và hội tụ tinh hoa đất trời. Vì vậy, Chùa Cái Bầu là một trong những cơ sở tôn giáo ven biển sở hữu quang cảnh thiên nhiên đẹp nhất nước ta, thu hút được hàng triệu du khách, bà con tứ phương đến chiêm bái, hành hương. 

2. Du lịch Chùa Cái Bầu mùa nào đẹp nhất?

Du khách tứ phương đến với Chùa Cái Bầu không chỉ vì những công trình kiến trúc đồ sộ, di tích văn học lịch sử nguy nga hay tham quan cảnh sắc nên thơ mà còn vì các lễ hội lớn được tổ chức trong năm. 

Vì vậy, thời gian thích hợp nhất để du lịch Chùa Cái Bầu là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Thời tiết Quảng Ninh lúc này cực kỳ dễ chịu, mát mẻ mà không có mưa. Hơn hết, đây còn là thời điểm tổ chức nhiều lễ hội nhộn nhịp, mang ý nghĩa tâm linh cao và thu hút đông đảo du khách đến trẩy hội.

Ngoài ra, Lễ Vu Lan tại Chùa Cái Bầu cũng là một nét đặc trưng riêng của địa điểm du lịch này. Để tham gia được lễ hội, bạn phải ghé Quảng Ninh vào tháng 7 âm lịch. Tháng 7 hằng năm, người dân cũng như du khách sẽ được ngắm trọn lễ hội hoa đăng với rực rỡ màu sắc tại Chùa Cái Bầu

du lịch chùa cái bầu
Nên du lịch Chùa Cái Bầu vào mùa nào để ngắm cảnh đẹp nhất?

3. Khám phá Chùa Cái Bầu 

Chùa Cái Bầu được xây dựng theo kiến trúc cổ kính với diện tích rộng lớn và được chia thành 4 khu chính:

3.1. Khu chính điện

Khu chính điện có diện tích 6000m2 và được xây theo kiểu kiến trúc 2 tầng. Trong đó, tầng trên thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, tầng dưới thờ Bồ Tát và Sư Lợi. Khu vực thờ tự với ý nghĩa cầu cho sự linh thiêng, từ bi và điều tốt đẹp sẽ luôn hướng đến cải thiện của chúng sinh. 

Khách du lịch khi tham quan chính điện còn bị ấn tượng với những bức tranh chạm khắc bằng đồng trên bốn phía tường. Các tác phẩm đều đậm nét thiêng liêng, cổ kính, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc khác nhau.

chua cai bau quang ninh
Khuôn viên chính điện của Chùa Cái Bầu

3.2. Khu vực lầu chuông

Khi bước vào khuôn viên chùa, bạn sẽ cực kỳ ấn tượng với khu lầu chuông. Ở hai bên Thiền viện Giác Tâm đề được bố trí các chuông lớn. Đây là khu vực riêng tư của nhà chùa, nơi các sư thầy đánh chuông khi có dịp quan trọng. 

chùa cái bầu ở quảng ninh
Khu vực lầu chuông

3.3. Lầu trống

Không chỉ nổi bật với khu vực lầu chuông siêu rộng, Chùa Cái Bầu còn có khu vực riêng để trưng bày một cái trống khổng lồ. Đây còn là nơi tái hiện quá trình hành hương của Đức Phật qua điêu khắc bằng đồng vô cùng độc đáo.

3.4. Cổng Tam Quan

Một trong những khu vực được khách tham quan yêu thích nhất chính là Cổng Tam Quan. Lối đi vào chùa chính là còn đường nhỏ uốn lượn quanh co nằm ngay bờ biển đã mang đến những ấn tượng riêng trong lòng du khách. Ngôi chùa hiện lên khung cảnh trang nghiêm, đồ sộ thông qua Cổng Tam Quan có 2 tầng mái.

chua cai bau van don quang ninh
Cổng Tam Quan

3.5. Khu vực khác

Chùa Cái Bầu rộng lớn, nổi bật với nhiều khu vực tham quan độc đáo khác nhau như tu viện, nhà tổ hay nhà khách,… Đặc biệt, trong chùa không có tình trạng đốt vàng mã hay quán xá hàng rong như một số ngôi chùa khác. Du khách có thể hoàn toàn chìm đắm trong không gian an tĩnh, thanh bình vốn có của chùa.

5. Khách sạn, nhà nghỉ gần Chùa Cái Bầu

Thông thường khi tham quan Chùa Cái Bầu, nhiều du khách chọn ngủ ở lại trong chùa để có thể tận hưởng mọi khoảnh khắc. Tuy nhiên, để tiện nghi và thoải mái hơn, bạn có thể tham khảo một số khách sạn tại huyện Vân Đồn, gần Chùa Cái Bầu

Để có thể chọn được nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ tại Vân Đồn thì theo kinh nghiệm du lịch Quảng Ninh an toàn, tiết kiệm của chúng tôi, bạn nên đặt phòng trực tuyến. Ví dụ như Agoda.com, Traveloka, Booking.com… luôn có nhiều chương trình khuyến mãi giúp bạn giảm tối đa chi phí và dễ dàng so sánh chất lượng của các khách sạn, nhà nghỉ. 

Một số nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ, chất lượng tại Vân Đồn, Quảng Ninh:

  1. Ling Hotel 
  • Giá: Từ 400k/ngày.
  • Số điện thoại: 098 808 18 73
  • Địa chỉ: Thôn 3, xã Hạ Long, Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
  1. Ann Hotel – Quan Lan Island
du lịch tại chùa cái bầu
Ann Hotel – Quan Lan Island
  • Giá: Từ 550k/ngày
  • Số điện thoại: 091 307 20 72
  • Địa chỉ: Thôn Đông Nam, xã Quan Lạn, Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
  1. Khách Sạn Vân Hải Xanh 
  • Giá: Từ 432k/ngày
  • Số điện thoại: 0983399188
  • Địa chỉ: Thôn Sơn Hào, xã Quan Lạn, Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
  1. Nhà nghỉ Vân Nam
  • Giá: Từ 150k/ngày – 400k/ngày
  • Số điện thoại: 0917895665
  • Địa chỉ: Khu 9, Thị trấn Cái Rồng, Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
  1. Tuấn Ngọc hotel
  • Giá: Từ 600k/ngày
  • Số điện thoại: 0333793116
  • Địa chỉ: Khu 9, Thị trấn Cái Rồng, Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh

6. Hướng dẫn cách di chuyển đến Chùa Cái Bầu 

Để đến với Chùa Cái Bầu, bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, xe buýt hoặc xe khách:

  • Xe máy: Từ trung tâm Hạ Long đến Chùa Cái Bầu chỉ mất 1 tiếng di chuyển bằng xe máy. Nếu bạn là người yêu thích khám phá thì có thể lựa chọn phương tiện này. Bạn có thể chủ động về thời gian, dừng ở bất kỳ địa điểm nào và check in thoải mái.
  • Xe buýt: Là phương tiện được nhiều người dân bản địa lựa chọn, giá vé 15k/chuyển từ trung tâm thành phố Hạ Long đến bãi xe Bãi Cháy. Do đó mà muốn đến Chùa Cái Bầu, bạn phải bắt taxi hoặc xe ôm với giá 50k-100k/người.
  • Xe khách: Dịch vụ xe khách ngày nay rất phát triển, bạn có thể chọn di chuyển bằng xe giường nằm hoặc limousine. Thời gian vừa nhanh vừa thoải mái cũng như an toàn hơn hẳn. 

7. Những lưu ý khi tham quan Chùa Cái Bầu

  • Về trang phục: Nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự, kín đáo và tuyệt nhiên không mặc váy ngắn, quần áo hở hang khi vào chùa. Chùa Cái Bầu có diện tích rất rộng, với nhiều nơi tham quan và có nhiều bậc thang nên mọi người nên chọn một đôi giày thể thao thích hợp với đi bộ.
  • Bạn có thể mua đồ về làm quà lưu niệm nhưng không nên mua những món quá đắt và không nên mê tín dị đoan.
  • Khi đi chùa, mọi người có thể mang theo tiền lẻ để quyên góp nhưng không nên mang quá nhiều tiền mặt, dễ bị kẻ xấu móc túi.
  • Không nên chà tiền và rải tiền khắp nơi, đây là việc làm gây mất thẩm mỹ cho ngôi chùa tâm linh lớn như này. 
  • Chùa là nơi thanh tịnh, trang nghiêm nên bạn lưu ý đi nhẹ, nói khẽ, tránh đùa giỡn.
du lịch ở chùa cái bầu
Một số lưu ý khi tham qua Chùa Cái Bầu

>> Xem thêm:

Chùa Cái Bầu là địa điểm tham quan yêu thích của nhiều du khách tứ phương với phong cảnh đẹp, thiêng liêng. Hy vọng qua các thông tin trên đây, bạn đã có được một chuyến du lịch Chùa Cái Bầu trọn vẹn. 

Bài viết liên quan:

Avatar
Ngọc Hân