Ngủ không đủ giấc có thể đem tới nhiều bất lợi cho sức khỏe và khiến tinh thần bạn luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi. Tuy nhiên, có thể bạn không biết, ngủ quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng không ít tới sức khỏe của bạn. Vậy đó là những ảnh hưởng thế nào? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về tác hại của việc ngủ quá nhiều qua bài viết sau nhé.
Nội Dung Chính
1. Thời gian ngủ thế nào là quá nhiều?
Đối với người trong độ tuổi từ 18 đến 64, tiêu chuẩn của một giấc ngủ đủ thường nằm vào khoảng 7-9 tiếng mỗi đêm. Trên 65 tuổi, thời gian này sẽ giảm xuống còn khoảng 7-8 tiếng. Thời gian ngủ cần thiết phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau. Có người cảm thấy thoải mái khi ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm nhưng có người sẽ cần nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn ngủ quá 9 tiếng mỗi ngày thì có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, dễ gây mệt mỏi sau khi thức giấc. Ngủ quá nhiều còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mặt sức khỏe tương tự như khi bạn ngủ không đủ giấc.
2. Tại sao lại xảy ra tình trạng này?
Ngủ quá nhiều có thể xảy ra do ảnh hưởng từ một số nguyên nhân như sở thích, thói quen sử dụng rượu bia hoặc tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, bệnh trầm cảm hay chứng rối loạn giấc ngủ ngủ nhiều và ngưng thở khi ngủ cũng khiến có thể kéo dài thời gian ngủ của chúng ta.
Đối với những người mắc chứng ngủ nhiều, họ sẽ thường cảm thấy buồn ngủ xuyên suốt ngày. Không chỉ vậy, người bệnh còn có thời gian ngủ dài bất thường trong đêm. Bệnh ngủ nhiều thường đi kèm với các triệu chứng như lo âu, không có sức sống và những vấn đề về trí nhớ.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ thì khiến người bệnh không thở được trong quá trình ngủ. Do giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn nên nhu cầu ngủ của họ cũng tăng cao.
3. Ảnh hưởng của việc ngủ quá nhiều đến sức khỏe
3.1 Suy yếu chức năng não và sức khỏe tinh thần
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng đối với não bộ. Giấc ngủ có thời gian dù ngắn hay dài đều có thể ảnh hưởng tới tâm trạng cũng sức khỏe tinh thần của bạn.
3.1.1 Trầm cảm và sức khỏe tinh thần
Bên cạnh mất ngủ, ngủ quá nhiều cũng được xem là một trong những triệu chứng của trầm cảm. Khoảng 15% người mắc bệnh trầm cảm có thời gian ngủ dài hơn bình thường.
Những người ngủ nhiều thường cảm thấy lo lắng và phiền muộn nhiều hơn người có thời gian ngủ đều đặn. Việc này có thể xảy ra do đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn dẫn đến các triệu chứng trầm cảm và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe tinh thần.
3.1.2 Bệnh thoái hóa
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có thể dẫn đến việc tăng nguy cơ giảm sút trí nhớ đồng thời tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cũng cao hơn.
3.2 Nguy cơ viêm nhiễm
Viêm mãn tính sẽ làm tăng khả năng mắc các chứng bệnh nguy hiểm như tiểu đường, bệnh tim hoặc các bệnh về thần kinh như Alzheimer. Chứng viêm nhiễm này có thể xuất hiện do hút thuốc, thừa cân, ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
Sự viêm nhiễm thường được đo lường dựa trên mức cytokine trong cơ thể. Mức cytokine này sẽ tăng khoảng 8% với mỗi tiếng ngủ thêm sau khoảng thời gian 7-8 tiếng và có tỷ lệ cao đến 44% ở những người ngủ quá 9 tiếng
>> Xem thêm: Cytokine là gì? Mối liên hệ giữa Cytokine với hệ miễn dịch và giấc ngủ
3.4 Ảnh hưởng đến khả năng dung nạp glucose
Dung nạp glucose có nghĩa là khả năng xử lý và tiếp nhận đường của cơ thể. Nếu khả năng này bị suy yếu thì cơ thể sẽ gây ra sự kháng insulin, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.
3.5 Tăng cân
Những người có giấc ngủ dài hay ngắn đều có tỉ lệ tăng cân cao hơn người có thời gian ngủ bình thường. Bên cạnh đó, người ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi đêm cũng có tỷ lệ béo phì cao hơn người có thời gian ngủ trong khoảng 7-8 tiếng lên đến 21%.
3.6 Nguy cơ đột quỵ tăng
Một khảo sát của đại học Cambridge với 9700 người Châu Âu kéo dài 11 năm cho thấy rằng, những người ngủ nhiều hơn 8 tiếng có tỉ lệ đột quỵ nằm trong khoảng 46%. Trong thời gian khảo sát, có một số người đã tăng thời gian ngủ của mình lên. Sau một thời gian, nghiên cứu đã chỉ ra rằng họ có nguy cơ đột quỵ cao gấp bốn lần so với trước đó.
4. Bí quyết để có một thời gian ngủ hợp lý
4.1 Hạn chế sử dụng chất kích thích
Chất kích thích như cồn, rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ngủ quá nhiều. Vì vậy, để có một thời gian ngủ đều đặn và hợp lý, bạn hãy hạn chế sử dụng chất kích thích và không nên dùng chúng trong vòng 6 tiếng trước giờ ngủ.
4.2 Tác dụng phụ của thuốc
Ngủ nhiều cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc bạn đang sử dụng. Hãy tìm hiểu về thành phần thuốc và tác dụng của thuốc. Nếu thuốc của bạn khiến bạn ngủ nhiều hơn bình thường thì hãy tìm gặp và trao đổi thêm với bác sĩ của mình.
4.3 Điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của cơ thể
Đây chính là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để bạn có thể tự điều chỉnh thời gian ngủ hợp lý cho bản thân. Hãy lập một thời gian biểu với giờ đi ngủ và thức giấc cố định và sử dụng chúng trong suốt tuần, kể cả ngày nghỉ. Bằng cách này, bạn có thể dần làm quen với thời gian ngủ từ 7-8 tiếng.
Bên cạnh đó, ngoại trừ việc có thời gian ngủ đều đặn thì để cơ thể thật sự khỏe mạnh, bạn cũng cần có một giấc ngủ chất lượng và thoải mái. Thế nên, hãy đảm bảo môi trường ngủ của mình có nhiệt độ mát mẻ, yên tĩnh và đủ tối. Ngoài ra, một chiếc nệm phù hợp cùng một bộ chăn ga gối mới cũng sẽ giúp giấc ngủ của bạn trở nên thoải mái và êm ái hơn.
Sức khỏe giấc ngủ luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tới trong những năm gần đây. Hiểu được điều này, Vua Nệm chúng tôi không chỉ cung cấp những sản phẩm chăm sóc giấc ngủ mà còn xem việc đem tới cho người tiêu dùng các giải pháp giấc ngủ hoàn hảo là sứ mệnh cao cả nhất của mình. Vua Nệm luôn hy vọng người đọc có thể hiểu được thêm về tầm quan trọng của giấc ngủ và bảo đảm cho mình một giấc ngủ chất lượng để có một sức khỏe tốt.
Nguồn tham khảo:
- https://amerisleep.com/blog/oversleeping-the-health-effects/
- https://www.webmd.com/sleep-disorders/physical-side-effects-oversleeping#