Nhiều người thường không nhận ra tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc đến hiệu suất của họ trong công việc. Nghiên cứu cho thấy rằng 46% những người thiếu ngủ trên thế giới thường xuyên bỏ lỡ công việc hoặc phạm nhiều sai lầm trong công việc hơn so với 15% người ngủ đủ giấc.
Nếu bạn thuộc nhóm thiếu ngủ trong thống kê này, bạn có thể cần phải suy nghĩ lại về thói quen ngủ hàng ngày của mình. Quan trọng nhất, các nhà khoa học đã chứng minh được mối liên hệ giữa giờ làm việc và giấc ngủ. Dưới đây là 4 lý do thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn trong công việc.
Nội Dung Chính
1. Nguy cơ mắc bệnh cao:
Lý do chính tại sao thiếu ngủ ảnh hưởng tiêu cực cho sự nghiệp của bạn là thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể. Nó có thể gây ra vô số vấn đề từ mệt mỏi lờ đờ trước cả khi bắt đầu một ngày làm việc đến những cơn sốt và cơn cảm lạnh có thể khiến bạn bỏ lỡ nhiều ngày làm việc để chữa bệnh.
Ngoài ra, thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ béo phì. Một nghiên cứu nổi bật trước đây của Đại học Chicago, Mỹ giải thích rằng việc thiếu ngủ làm tăng cơn đói của bạn và thôi thúc bạn ăn nhiều hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và năng suất của bạn trong công việc, đặc biệt nếu công việc đó đòi hỏi lao động thủ công.
2. Năng suất thấp hơn
Giáo sư Vicki Culpin của Trường Kinh doanh Quốc tế Hult, Mỹ đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu liên quan đến việc tìm hiểu mối liên giữa thiếu ngủ với khả năng tập trung ở cấp quản lý, những người quản lý không đủ giấc (ít hơn 4,5 giờ mỗi đêm) do phải làm việc ngoài giờ hành chính chỉ để theo kịp khối lượng công việc.
Việc mang công việc về nhà thường khiến họ kiệt sức và cáu giận với nhân viên. Họ có thể gây ra hiệu ứng domino này cho toàn bộ nhân viên, khiến tất cả mọi người làm việc trong trạng thái căng thẳng từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc nhóm.
3. Mất tập trung:
Nếu bạn bị thiếu ngủ, bạn sẽ rất dễ mất tập trung. Ngoài ra, sức bền trong công việc cũng giảm, nghĩa là sự mệt mỏi và căng thẳng có thể đến với bạn nhanh chóng hơn. Cả hai đều là những yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến sự tập trung.
4. Bất ổn về cảm xúc khi thiếu ngủ
Hiệu suất công việc và các mối quan hệ có thể bị tổn hại nếu bạn cáu kỉnh và dễ buồn bã. Chuyên gia Laura Giurge đến từ Đại học Erasmus giải thích rằng các hành vi/cảm xúc tiêu cực có thể trở nên trầm trọng hơn do mất ngủ. Một đêm ngủ không ngon giấc đã đủ để khiến bạn trở nên tiêu cực hơn. Sự bất ổn về cảm xúc có thể khiến bạn lơ đễnh trong công việc hoặc gây ra nhiều sai sót, nghiêm trọng hơn là dẫn đến tổn thất tài chính cho công ty.
5. Thời gian ngủ như thế là hợp lý?
Đối với người trường thành, thời gian ngủ hợp lý là từ 7-8 tiếng đồng hồ mỗi đêm, khung giờ ngủ tốt nhất là trước 11h. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng giấc ngủ còn quan trọng hơn số thời gian bạn dành cho việc đi ngủ. Chất lượng giấc ngủ được quyết định bởi nhiều yếu tố như mức độ căng thẳng trước khi đi ngủ, thực phẩm sử dụng trước giờ đi ngủ, lượng ánh sáng, tiếng ồn trong môi trường ngủ, sự êm ái của chăn ga gối nệm và một số thói quen vệ sinh giấc ngủ (sleep hygene) khác.
Để có được giấc ngủ chất lượng nhất, cơ thể chúng ta cần dành đủ thời gian cho giai đoạn giấc ngủ sâu và giai đoạn REM – đây là các giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ chịu trách nhiệm trong việc sửa chữa, phục hồi các mô trong cơ thể và củng cố trí nhớ cùng với khả năng sáng tạo và phát triển cảm xúc. Một giấc ngủ đủ số lượng cũng trở thành vô nghĩa nếu cơ thể bạn không đi vào giai đoạn này mỗi đêm, đó là lý do ngủ đủ giấc nhưng bạn không cảm thấy sảng khoái sau khi ngủ dậy hoặc ngủ dậy bị đau đầu.
ĐỌC THÊM: Khung giờ vàng cho giấc ngủ
6. Mẹo để cải thiện giấc ngủ tăng năng suất làm việc
Để có được giấc ngủ đủ từ 6-8 tiếng mỗi đêm và đảm bảo chất lượng, đây là 3 lời khuyên chính để bạn từ chuyên gia giấc ngủ Matthew Carter:
#1 Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ
Bởi vì ánh sáng từ các thiết bị điện tử này, đặc biệt là ánh sáng xanh có thể phá vỡ nhịp sinh học và ức chế hormone melatonin tiết ra, đây là hormone gây ra cảm giác buồn ngủ và giúp đưa chúng ta vào giấc ngủ. Nếu buộc phải sử dụng các thiết bị điện tử này, bạn nên giảm nguồn sáng phát từ chúng ở mức độ tối thiểu (Ví dụ Apple Light Shift).
Lý tưởng nhất bạn nên dừng sử dụng các thiết bị này ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bạn nên bắt đầu với những thói quen lành mạnh hơn chẳng hạn đọc sách. Nên chọn các cuổn sách có nội dung càng nhàm chán càng tốt vì nó sẽ dễ dàng đưa bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn so với những cuốn sách có nội dung thú vị.
#2 Không hấp thụ thực phẩm chứa carbonhydrate, nicotin hoặc caffein trước giờ đi ngủ
Đây đều là các chất gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của bạn bằng cách khiến hệ thần kinh trở nên căng thẳng và ngăn cản cơ thể dành thời gian cho giai đọan REM của giấc ngủ. Sau một đêm thức dậy, bạn có thể cảm thấy cơn đau đầu như búa bổ nếu dùng rượu trước giờ ngủ đi ngủ.
#3 Luyện tập thói quen vệ sinh giấc ngủ
Vệ sinh giấc ngủ là chuỗi thói quen lành mạnh trước giờ đi ngủ nhằm giúp bạn ngủ ngon hơn. Sau đây là các thói quen bạn có thể thực hiện để cải thiện chất lượng giấc ngủ từ đó cải thiện hiệu suất công việc
- Hạn chế dùng bia rượu ít nhất 6 tiếng trước khi đi ngủ
- Không xem truyền hình, phim ảnh có yếu tố kinh dị, bạo lực trước giờ đi ngủ để tránh gây căng thẳng thần kinh
- Tắt bớt đèn trong nhà trong một tiếng trước khi đi ngủ
- Tránh tập thể dục quá sức trước giờ đi ngủ để không hình thành chứng mất ngủ do luyện tập quá độ
———-
Bài viết đã chia sẻ những kiến thức hữu ích về mối liên hệ giữa giấc ngủ và giờ làm việc. Hy vọng bài viết đã gỉai đáp những thắc của bạn xoay quanh chủ đề này và cung cấp một số lời khuyến giúp bạn sắp xếp thời gian ngủ hợp lý và cải thiện giấc ngủ tốt hơn, từ đó tăng hiệu quả làm việc và thăng tiến hơn trong công việc nhé!