Người già thường xuyên bị mất ngủ liệu có bình thường không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này!
Nội Dung Chính
1. Thực trạng người già bị mất ngủ
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người lớn tuổi cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Tuy nhiên một giấc ngủ sâu suốt đêm đối với những người ở độ tuổi từ 65 trở lên thực sự là một điều không hề dễ dàng. Thực tế cho thấy có ít nhất 50% người cao tuổi ở trong tình trạng thường xuyên mất ngủ, biểu hiện ở việc không ngủ đủ giấc, rối loạn giấc ngủ hoặc bị thức giấc giữa đêm.
Số đông thường vẫn quan niệm rằng người già ăn ít ngủ ít là chuyện bình thường. Nhưng dù có như vậy thì chỉ lý do này cũng chưa thể đủ để giải thích cho vấn đề mất ngủ ở người cao tuổi. Học viện Thuốc ngủ Hoa Kỳ (American Academy of Sleep Medicine) gần đây đã đưa ra những hướng dẫn quan trọng về việc kiểm soát và đánh giá chứng mất ngủ.
Theo đó, Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health) cũng đưa ra những chuẩn đoán về rủi ro, hậu quả và cách điều trị chứng mất ngủ mãn tính cho người lớn tuổi. Điều này đã chứng minh tầm quan trọng của giấc ngủ và chứng mất ngủ ở người giả không phải là một hiện tượng thông thường, nó thực sự rất đáng lưu tâm.
2. Những nguyên nhân nào dẫn đến việc người già thường xuyên mất ngủ
Chứng mất ngủ thường được phân thành 3 loại phổ biến: mất ngủ thoáng qua, mất ngủ cấp tính và mãn tính.
Chứng mất ngủ cấp tính thường do các nguyên nhân như rối loạn giấc ngủ hoặc những nguyên nhân tạm thời như thay đổi thời gian, không gian ngủ. Còn chứng mất ngủ mãn tính không đơn giản như vậy, nó chính là tiềm ẩn của những vấn đề dài hạn và phức tạp hơn nhiều. Chứng mất ngủ ở người già chủ yếu sẽ xếp vào trường hợp mất ngủ mãn tính hay còn có tên gọi khác là mất ngủ kinh niên.
Dưới đây chính là những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng mất ngủ mãn tính:
– Thay đổi nhịp sống sinh hoạt trong thời gian dài sẽ khiến giấc ngủ bị xáo trộn.
– Mắc các bệnh liên quan tới thể chất như: bệnh tiết niệu, tiêu hóa, tim mạch, phổi, xương khớp,… gây khó chịu vào ban đêm.
– Mắc một số bệnh lý liên quan tới thần kinh như: tâm thần, mê sản, trầm cảm,…
– Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ…
– Sử dụng các loại chất kích thích hoặc thuốc gây ảnh hưởng đến thần kinh.
3. Mất ngủ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người già như thế nào?
Triệu chứng dễ nhận thấy của chứng mất ngủ ở người già là rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc khi gặp tác động, thức dậy sớm và luôn cảm thấy uể oải, buồn ngủ vào ban ngày.
Nếu kéo dài chứng mất ngủ, cơ thể và tinh thần sẽ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, lo âu, tâm lý bất ổn và khó kiềm chế cảm xúc. Ngoài ra chứng mất ngủ nếu không sớm chữa trị sớm và triệt để sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe khi gây ra những bệnh lý nghiêm trọng hơn đe dọa tới tính mạng con người.
4. Nếu kiên trì sẽ không hề khó để điều trị chứng mất ngủ
Chứng mất ngủ ở người già cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để giúp mang lại giấc ngủ ngon cho các cụ đồng thời phòng tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để điều chỉnh lại giấc ngủ, đầu tiên cần lựa chọn các biện pháp điều trị không cần dùng thuốc giúp giấc ngủ có thể tới một cách tự nhiên nhất:
– Hạn chế tối đa thậm chí không sử dụng các chất kích thích
– Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng hoặc chiều tối cùng với việc tăng cường khoảng thời gian tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.
– Không ngủ quá nhiều vào buổi trưa, hạn chế ngủ trưa sau 14h
– Luôn giữ kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể, không ăn quá nhiều vào buổi tối, không ăn những thực phẩm khó tiêu ngay trước khi đi ngủ
– Luôn giữ nhiệt độ phòng ổn định và không gian yên tĩnh
– Giữ tâm trạng luôn thoải mái trước khi ngủ bằng cách ngâm chân trong nước ấm hoặc uống một ly sữa nóng.
Và quan trọng nhất là phải kiên trì và tuyệt đối tuân thủ giữ những thói quen trên sẽ giúp tạo thành lịch trình thường xuyên mới có thể đánh bại chứng mất ngủ ở người già.
Vua Nệm
Tài liệu tham khảo: https://hellobacsi.com/lao-hoa-lanh-manh/van-de-lao-hoa/cung-tim-hieu-ve-roi-loan-giac-ngu-o-nguoi-lon-tuoi/