Chuyện quanh ta

Du lịch là gì? Định nghĩa và cách phân loại chính xác nhất

CẬP NHẬT 02/08/2023 | BỞI Minh Anh

Khi chất lượng đời sống ngày càng tăng lên, con người cũng bắt đầu dành nhiều thời gian hơn để đi du lịch, qua đó tìm kiếm và tận hưởng những trải nghiệm mới thú vị hơn. Thế nhưng, dù là hoạt động giải trí quen thuộc song không phải ai cũng hiểu du lịch là gì? Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

1. Du lịch là gì?

1.1 Định nghĩa

Du lịch là gì là một câu hỏi đơn giản song không dễ để trả lời trọn vẹn. Theo Wikipedia, du lịch được định nghĩa là việc di chuyển, đi lại nhằm mang đến niềm vui hoặc phục vụ cho hoạt động kinh doanh nào đó. Nói rộng ra, loại hình kinh doanh đặc thù này có mục đích chính là thu hút du khách, đồng thời cung cấp, tổ chức các hình thức, thể loại giải trí kèm theo. 

tìm hiểu về du lịch
Du lịch diễn ra khi ta di chuyển đến một địa điểm khác nơi đang sinh sống để tham quan

Hiểu nôm na thì du lịch thực chất là hoạt động kinh doanh hoặc vui chơi, áp dụng đối với cá nhân hoặc các tổ chức, tập thể. Du lịch diễn ra khi ta di chuyển đến một địa điểm khác nơi đang sinh sống để dã ngoại, tham quan hoặc giải trí,… Thời gian đi du lịch thường kéo dài ít nhất 24 giờ và không quá một năm.

1.2 Một số thuật ngữ liên quan

– Điểm du lịch: là nơi mà du khách đến tham quan, thường là một thắng cảnh hoặc địa danh hút khách đã được con người đầu tư, phát triển để mang về doanh thu thực tế. Điểm du lịch thường bao hàm giá trị văn hóa phi vật thể hoặc vật thể, ví dụ như một công trình kiến trúc, địa phương, quốc gia, khu vực, châu lúc,…

– Hướng dẫn viên du lịch: là người có chuyên môn, được đào tạo để hoạt động trong ngành du lịch. Trong quá trình đồng hành cùng du khách, hướng dẫn viên sẽ giới thiệu, trình bày về sản phẩm du lịch bằng những ngôn ngữ, động tác bài bản. Vai trò của họ là dẫn dắt khách tham quan, đảm bảo cung cấp cho họ thông tin chính xác, rõ ràng nhất về điểm du lịch vừa ghé qua.

thuật ngữ du lịch
Điểm du lịch nơi mà du khách đến tham quan và trải nghiệm

– Chương trình du lịch: là toàn bộ kế hoạch, chương trình liên quan đến trải nghiệm du lịch của du khách. Các nội dung được đề cập gồm có: điểm đến, giá vé, khung giờ di chuyển, hoạt động giải trí tại điểm du lịch, nơi ăn uống, nghỉ ngơi, chi phí cho từng hạng mục,… Nói cách khác thì đây giống như một dạng ‘kịch bản’ mà khi nhìn vào đó, người ta có thể hình dung phần nào những hoạt động sẽ diễn ra. Việc bám sát chương trình du lịch sẽ giúp chúng ta tránh được tình trạng mơ hồ, không biết đi đâu cũng như các khoản phát sinh nếu có.

– Khách du lịch: là những người trực tiếp đặt chân đến điểm du lịch để khám phá, tham quan, nghỉ dưỡng và tận hưởng các dịch vụ du lịch. Đặc trưng thường gặp nhất ở khách du lịch là tính luân chuyển, tức là không cố định ở một nơi quá lâu mà sẽ di chuyển qua lại giữa nhiều nơi  và ở lại trong thời gian ngắn.

2. Đặc điểm của ngành du lịch

2.1 Du lịch nội địa

Du lịch nội địa (hay du lịch trong nước) là loại hình phổ biến hơn cả, được phần lớn du khách lựa chọn bởi mức phí vừa phải, hợp lý. Đặc biệt, hình thức này cho phép du khách chủ động hoàn toàn trong việc lựa chọn thời gian, phương tiện di chuyển, thiết kế lịch trình,… Mặt khác, bạn cũng có thể lựa chọn du lịch tự túc hoặc đặt tour nếu muốn. Điểm đến khi tham quan nội địa được quyết định dựa trên sở thích và điều kiện tài chính của mỗi cá nhân, lại không nhất thiết phải đi quá xa nơi cư trú.  

du lịch nội địa
Du lịch nội địa được phần lớn du khách lựa chọn bởi chi phí vừa phải

2.2 Du lịch nước ngoài

Ngày nay, du lịch nước ngoài đang dần trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều người, đặc biệt là những ai yêu thích khám phá văn hóa thế giới hoặc có điều kiện, dư dả về kinh tế. Tuy nhiên, trái với du lịch nội địa, việc đặt chân đến một quốc gia/châu lục khác đòi hỏi bạn cần phải trang bị những kinh nghiệm cần thiết, hay ít nhất là phải sở hữu thị thực thông hành. 

du lịch nước ngoài
Du lịch nước ngoài đòi hỏi du khách sở hữu visa và một số kinh nghiệm nhất định

Nếu đây là lần đầu ra nước ngoài thì bạn nên cân nhắc thật kỹ về điểm đến, ưu tiên du lịch tại các quốc gia láng giềng nằm trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Bên cạnh đó thì đi tour sẽ phù hợp hơn cả, không những tiết kiệm chi phí đáng kể mà còn giúp du khách không phải đau đầu suy nghĩ, chuẩn bị sẵn lịch trình.

3. Các loại hình du lịch phổ biến

3.1 Du lịch khám phá (du lịch bụi)

Dù xuất hiện từ cách đây khá lâu song phải đến vài năm trở lại đây thì du lịch khám phá (du lịch bụi) mới thực sự trở thành trào lưu thịnh hành và được giới trẻ hưởng ứng hết sức nhiệt tình. Trọng tâm của loại hình này là khám phá những điều mới mẻ trên khắp mọi cung đường, đồng thời tập hợp nhiều cá nhân đơn lẻ để tạo thành một đoàn thay vì di chuyển, tìm tòi riêng lẻ. Ưu điểm nổi bật của du lịch bụi là tính linh hoạt, tự túc và hao tốn chi phí thấp.

các loại du lịch
Ưu điểm nổi bật của du lịch bụi là tính linh hoạt, tự túc và ít hao tốn chi phí

Tóm lại, du lịch khám phá được hiểu là hình thức mà:

– Du khách di chuyển bằng phương tiện cá nhân (xe máy) 

– Nghỉ ngơi, lưu trú tại các nhà nghỉ, homestay rẻ hoặc xin tá túc tại nhà dân

– Thời gian có thể kéo dài vài tuần, vài tháng

– Lịch trình do du khách tự quyết

– Mục tiêu là khám phá văn hóa của địa phương, vùng miền nào đó

>>>Đọc thêm: Đi phượt là gì? TOP 5 cung đường đi phượt đẹp nhất hiện nay

3.2 Du lịch biển đảo

Du lịch biển đảo là một trong những loại hình ‘mũi nhọn’ và đóng vai trò chủ đạo, đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của toàn ngành dịch vụ – lữ hành nói chung. Điều này được tạo nên nhờ vị trí địa lý giáp biển, mang đến lợi thế cạnh tranh cũng như hút khách vượt trội cho nhiều tỉnh thành trên cả nước. 

du lịch biển đảo
Du lịch biển chiếm tỉ trọng đáng kể trong toàn khối ngành dịch vụ lữ hành

Bên cạnh tắm biển, du lịch biển đảo ngày nay còn chú trọng đến việc tổ chức các vô số hoạt động bổ ích khác như lặn ngắm san hô, trò chơi mạo hiểm, lướt ván,… Cùng với đó là các chương trình tìm hiểu, khám phá văn hóa địa phương được kết hợp song song. 

3.3 Du lịch văn hóa

Dù chưa có định nghĩa chính thức nào được đưa ra song nhìn chung, chúng ta vẫn có thể nhận diện du lịch văn hóa dựa trên hai phạm trù quen thuộc: văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể. Tham gia các chuyến du lịch văn hóa cho phép bạn có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu về thói quen, phong tục tập quán cũng như nếp sống của một dân tộc/địa phương cụ thể. Việc này được thực hiện thông qua việc trực tiếp trải nghiệm không khí lễ hội, tham quan di tích hoặc thưởng thức món ăn đặc sản,… 

du lịch văn hoá
Du lịch văn hóa là hình thức được nhà nước Việt Nam ưu tiên quảng bá hơn cả

So với các phân nhóm khác, du lịch văn hóa luôn là hình thức được nhà nước Việt Nam quan tâm hơn cả, vừa góp phần lưu giữ và truyền bá bản sắc dân tộc, lại vừa đáp ứng quá trình phát triển theo hướng ‘hòa nhập nhưng không hòa tan’. 

>>>Xem ngay: “Bật mí” 7 điểm du lịch tâm linh các “chiến thần du lịch” không nên bỏ qua

3.4 Du lịch sinh thái

Khái niệm du lịch sinh thái được đề cập lần đầu tiên vào năm 1991, chỉ hình thức du lịch diễn ra trong phạm vi của một quần thể tự nhiên nhất định, giúp du khách có cơ hội thư giãn, thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên cũng như khám phá hệ giá trị văn hóa hiện diện ở đó. Đặt trong bối cảnh các vấn đề về môi trường đang ngày càng phức tạp, du lịch sinh thái hiện nay đã không còn phục vụ mục đích nghỉ dưỡng đơn thuần mà còn hướng đến việc khơi dậy những suy nghĩ, trách nhiệm mang tính cộng động.

du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái hướng đến việc khơi dậy các giá trị mang tính cộng động

Trên đây là bài viết của Vua Nệm về đề tài du lịch là gì. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

>>>Đọc thêm: Văn hóa Việt Nam: Nền văn hóa đa sắc màu

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh