Phong tục là thuật ngữ dùng để chỉ các thói quen sinh hoạt, cách sống đã ăn sâu vào đời sống xã hội, trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động sống của con người hoặc 1 nhóm người. Nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nên có tính ổn định và được cộng đồng tuân theo 1 cách tự giác.
Trong bài viết này cùng tìm hiểu chi tiết về phong tục là gì, những phong tục tại Việt Nam nhé!
Nội Dung Chính
1. Tìm hiểu phong tục là gì?
1.1 Tính pháp lý của phong tục
Khái niệm phong tục là gì theo pháp lý? Phong tục có thể được định nghĩa là 1 dạng tập quán xã hội có tính bền vững cao. Nó phản ánh tính thống nhất, gắn kết của cộng đồng, đại diện cho cộng đồng đó. Phong tục có nhiều cấp độ khác nhau, có thể là dân tộc, tầng lớp xã hội. Nhỏ hơn là địa phương hoặc phong tục của 1 dòng họ, gia tộc.
Phong tục không mang tính bắt buộc mà dựa trên sự tự giác, tự nguyện tuân theo, chính vì thế, nó không có tính pháp lý chặt chẽ như pháp luật. Đôi khi việc tuân thủ phong tục còn được thực hiện nghiêm ngặt hơn so với quy định pháp luật, đặc biệt là những phong tục liên quan đến tinh thần, tâm tinh, niềm tin của con người.
1.2 Tính đa dạng của phong tục
Khái niệm pháp lý là gì theo tính đa dạng? Phong tục là một bức tranh đa dạng đa màu đa sắc. Mỗi cộng đồng trên thế giới này đều có thể hình thành 1 hệ thống phong tục riêng biệt. Không chỉ dừng lại ở đó, mỗi lĩnh vực hoạt động sống cũng có những phong tục khác nhau.
Chẳng hạn, trong lao động sản xuất có phong tục canh tác trồng trọt, sinh hoạt hoạt văn hóa có phong tục cưới hỏi, ma chay, lễ hội. Đời sống tinh thần thì có căc phong tục cúng giỗ, coi bói,… Những phong tục không phù hợp sẽ dần dần mai một, đồng thời, những phong tục mới lại tiếp tục được hình thành.
1.3 Mức độ ảnh hưởng của phong tục & các loại phong tục
Mức độ ảnh hưởng của phong tục có thể diễn ra trong phạm vi 1 quốc gia, 1 địa phương, 1 tầng lớp xã hội, 1 dòng họ gia tộc. Mức độ ảnh hưởng của phong tục là rất lớn, không chỉ quyết định việc hình thành bản sắc văn hóa của dân tộc mà còn ảnh hưởng đến các ứng xử của một cá nhân trong cộng đồng
Có thể chia phong tục thành nhiều loại khác nhau:
- Phong tục tuân theo hoạt động sản xuất của con người theo chu kỳ thời tiết, thường gắn bó với đời sống cư dân nông nghiệp là từ đất gieo hạt, cấy hái đến thu hoạch, với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá,…
- Phong tục liên quan tới vòng đời của con người, chẳng hạn như phong tục về sinh đẻ, cưới xin, mừng thọ,…
- Phong tục liên quan tới đời sống văn hóa của con người theo chu kỳ thời tiết như phong tục mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông.
2. Tìm hiểu các phong tục tại Việt Nam
Sau khi tìm hiểu khái niệm phong tục là gì, Vua Nệm sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số phong tục phổ biến tại Việt Nam. trong đó có thể kể đến:
- Phong tục cưới hỏi: Bánh phu thê, lễ xin dâu, tục thách cưới, tục không dắt cửa chính nếu cô dâu có chửa trước khi cưới, tục khi đàn bà tái xuất giá, tục mẹ cô dâu không đi đưa dâu,…
- Phong tục sinh dưỡng: tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh, con mới đẻ không đặt tên, tuổi khai sinh không đúng tuổi thực, “con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng”,…
- Phong tục giao thiệp: nhuộm răng, bán mở hàng, lời chào cao hơn mâm cỗ, miếng trầu là đầu câu chuyện, khách đến nhà không gà cũng vịt, tục tóc thề, một chữ là thầy nửa chữ cũng là thầy,…
- Phong tục về đạo hiếu: tộc trưởng, gia phả, hơp tự, yến lão, kính lão đắc thọ,..
- Phong tục về tang lễ: ba cha tám mẹ, chúc thư, cư tang, kính điếu, mỹ đai gai chuối và chồn gậy, cha mẹ không đưa tang con, tục hú hồn trước khi nhập quan, lễ an táng, lễ ba ngày, lễ cúng cơm trong trăm ngày, tục đốt vàng mã,…
Phong tục cũng phản ánh lối sống, suy nghĩ của con người theo từng giai đoạn. Có phong tục mới sinh ra thì cũng có những phong tục không phù hợp, lỗi thời. Tại Việt Nam luôn diễn các cuộc vận động gia đình, làng xóm, phường xã loại các bỏ phong tục lỗi thời. Đặc biệt là các khu vực vùng núi cao, dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, chính quyền cũng khuyến khích người dân tham gia phát triển các phong tục tốt, mang lại kết quả tích trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới, tiến bộ hơn.
3. Vai trò của phong tục là gì?
Ngoài giải đáp phong tục là gì, nhiều người còn thắc mắc phong tục có vai trò gì?
3.1 Đa dạng sắc thái văn hóa
Nhờ có phong tục, sắc văn hóa của mỗi cộng đồng mới trở nên đặc trưng và mang tính đại diện. Đồng thời phong tục còn giúp sắc thái văn hóa trở nên đa dạng hơn.
3.2 Duy trì giá trị tốt đẹp của xã hội
Phong tục có cơ chế tự sinh ra dựa trên những đặc điểm sinh hoạt chung và ổn định của một số nhóm người. Nó giúp đoàn kết nhóm người có cùng 1 thói quen, lối sống thành một cộng đồng. Đây được xem là nề nếp, quy tắc, trật tự mà mọi người trong 1 nhóm tự cam kết thực hiện.
Phong tục được hình thành và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ, tạo nên hệ thống những giá trị tốt đẹp cho xã hội. Chúng được duy trì, bổ sung qua một thời gian hàng trăm, hàng ngàn năm.
Phong tục có thể xuất phát từ 1 nhóm người nhỏ rồi phát triển và mở rộng sang phạm vi cộng đồng dân cư lớn hơn rồi mở rộng phạm vi lên đến cả nước.
3.3 Tạo nên chỗ dựa tinh thần
Không chỉ có ý nghĩa là các nề nếp, thói quen, quan điểm tương đồng trong 1 nhóm người từ đó giúp gắn kết xã hội, phong tục còn là một điều mang ý nghĩa cả về tâm linh.
Chẳng hạn đối với 1 số phong tục như lì xì đầu năm, xin xăm, xin quẻ hay tục thờ cúng ông bà tổ tiên, phong tục ma chay, cưới hỏi,… Tất cả đều là niềm tin chung của 1 cộng đồng, được lưu truyền đời ông cha từ ngàn đời cho đến.
Phong tục tạo nên một dựa tinh thần vững chắc, giúp con người có niềm tin và động lực để thực hiện những điều tốt lành với ý nghĩa sống tích đức thì được trời phật phù hộ, ông bà che chở, đem đến nhiều may mắn, tài lộc. Nó còn giúp con người có ý chí vươn lên và đủ nghị lực để bản thân không vướng vào những điều đen tối, trái luân lý làm người.
3.4 Ổn định trật tự xã hội
Phong tục góp phần không nhỏ vào việc duy trì trật tự ổn định cho xã hội. Từ đó, hỗ trợ những người đứng đầu trong việc quản lý, quán triệt đời sống xã hội của nhân dân. Việc hình phong tục giúp những người trong 1 cộng đồng có thể thống nhất với nhau về tư tưởng, hành động theo 1 hướng, từ đó tạo nên sự hòa hợp, ổn định của xã hội.
Người đứng đầu cũng có thể dựa trên các đặc điểm phong tục này để đưa ra những quyết sách quản lý phù hợp với niềm tin chung của cộng đồng. Và dần dần điều hướng và phát triển những phong tục mới để giúp xã hội ngày càng ổn định, hướng đến những điều văn minh, tốt đẹp hơn. Đồng thời, bài trừ những niềm tin lạc hậu, hủ tục lỗi thời, những tư tưởng không tốt đẹp, ảnh hưởng tới sự đi lên của xã hội.
XEM THÊM: Tín ngưỡng là gì? Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Có thể nói rằng, Việt Nam là một đất nước có đặc điểm phong tục đa dạng do đặc điểm là nơi sinh sống của hơn 54 dân tộc anh em. Phong tục cũng có tính chuyển biến theo thời gian, một số hình thành và phát triển theo xu hướng thời đại, những phong tục không còn phù hợp sẽ dần dần bị xóa bỏ khỏi xã hội. Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ về chủ đề phong tục là gì đã giúp thỏa mãn trí tò mò của bạn rồi nhé!