Sống khỏe

Nên đi leo núi vào tháng mấy? Kinh nghiệm leo núi cho các newbie

CẬP NHẬT 21/02/2024 | BỞI Thúy Hằng

Việt Nam chúng ta vốn nổi tiếng với những ngọn núi đẹp và hùng vĩ. Và leo núi đã trở thành sở thích của rất nhiều du khách hiện nay. Để chuyến đi thuận lợi và an toàn, những người lần đầu tiên leo núi cần biết nên đi leo núi vào tháng mấy và một số kiến thức cần thiết. Hãy theo dõi bài viết sau đây, Vua Nệm sẽ giúp các newbie không còn bỡ ngỡ khi leo núi lần đầu tiên. 

1. Nên đi leo núi vào tháng mấy tại Việt Nam?

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa vô cùng đặc trưng với hai mùa nắng và mưa được phân biệt rõ rệt trong năm. Và tùy vào từng thời điểm trong năm, những ngọn núi lại khoác lên mình vẻ đẹp riêng biệt và cuốn hút. Vậy thì, chúng ta nên đi leo núi vào tháng mấy

Đối với những người lần đầu leo núi, bạn nên chọn thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4. Đây là giai đoạn khí hậu đang vào mùa nắng, khí hậu mát mẻ, có nhiều gió và thuận lợi cho việc leo núi. Ngoài ra, trong giai đoạn này rừng núi cũng khoác lên mình vẻ đẹp xanh tươi vô cùng đẹp mắt. Không chỉ leo núi, bạn cũng có thể kết hợp cắm trại qua đêm để tận hưởng những trải nghiệm khó quên. 

Nên đi leo núi vào tháng mấy tại Việt Nam
Nên chọn leo núi vào những ngày thời tiết tốt, có nắng và mát mẻ

Vào giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết tại nước ta khá thất thường. Những cơn mưa rào có thể sẽ khiến hoạt động leo núi của bạn bị gián đoạn. Đồng thời, đường đi cũng sẽ trở nên trơn trượt và ẩm ướt, rất khó để leo núi. Vậy nên, câu trả lời cho câu hỏi nên đi leo núi vào tháng mấy thì thời điểm nên đi là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Còn thời gian không nên thì là từ tháng 5 đến tháng 10 nhé. 

2. Lần đầu tiên leo núi cần chuẩn bị những gì? 

Ngoài tìm hiểu thông tin nên đi leo núi vào tháng mấy thì các newbie cũng cần trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết trước khi xuất phát. Sau đây là một số vật dụng không thể thiếu để có một chuyến leo núi đầy trải nghiệm. 

2.1. Giày leo núi chuyên dụng

Có thể nói, giày leo núi chính là vật dụng nhất định phải có và cần chuẩn bị đầu tiên khi quyết định tham gia leo núi. Một đôi giày tốt sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và có được trải nghiệm tốt nhất trên suốt chặng đường. Ngược lại, nếu chọn giày không phù hợp, chất lượng kém, bạn có thể sẽ bị đau chân khi đi qua các địa hình nhiều sỏi đá. 

Khi chọn giày leo núi, bạn cần dựa trên địa hình của điểm leo núi.  Ví dụ, nếu leo núi đá bạn nên ưu tiên chọn giày cổ cao, đế giày có độ ma sát tốt và dây buộc chắc chắn. Còn nếu điểm đến của bạn có thác hoặc sông suối thì nên chọn giày chống nước. Ngoài ra, đừng quên mang theo đủ tất để thay đổi cùng dép đi mưa nữa nhé. 

Lần đầu tiên leo núi cần chuẩn bị giày leo chuyên dụng
Giày leo núi cần phù hợp với từng loại địa hình

2.2. Balo leo núi

Một trong những món đồ quan trọng tiếp theo mà dân leo núi cần chuẩn bị đó chính là balo leo núi. Đây thực sự là vật dụng vô cùng quan trọng. Bởi vì chúng sẽ là nơi chứa “cả thế giới” để mọi người để có một chuyến đi an toàn, đầy đủ nhất. 

Để có thể thuận lợi vượt qua các địa hình hiểm trở, mọi người nên ưu tiên chọn balo có đai trợ lực. Loại balo này sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong khi di chuyển. Ngoài ra, balo leo núi cũng cần thật bền chắc, chống nước hiệu quả. Bạn cũng cần cân nhắc lựa chọn kích thước balo phù hợp, không vượt quá thể trạng bản thân. 

2.3. Quần áo leo núi

Có thể nói ngoài câu hỏi nên đi leo núi vào tháng mấy thì leo núi mặc quần áo như thế nào cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sau đây là danh sách một số trang phục không thể thiếu trong chuyến leo núi: 

  • Áo khoác dùng cho leo núi: Nên chọn loại áo nhẹ và có khả năng giữ ấm tốt. Nếu đi leo núi vào mùa hè bạn nên chọn áo khoác có khả năng chống nắng. 
  • Quần áo: Chọn quần áo có chất liệu nhẹ, co giãn, thấm mồ hôi tốt, nhanh khô. Đồng thời cũng ưu tiên trang phục có khả năng chống nắng.
  • Găng tay: Chọn găng tay làm từ len gai hoặc da lộn có khả năng chống trơn trượt và không thấm nước. 
Lần đầu tiên leo núi cần chuẩn bị quần áo leo núi
Balo leo núi cần nhẹ và có khả năng chống nước tốt

2.4. Nước và lương thực

Là người mới, bạn sẽ khó có thể ước lượng chính xác lượng nước và thức ăn cần mang theo. Do đó, trước khi lên đường bạn cần tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước.

Thông thường thì lương thực sẽ tỷ lệ với quãng đường leo núi, hình thể của người leo và cường độ đi. Tuy nhiên, để đảm bảo thể lực, bạn cần đảm bảo trung bình khoảng 200-300 calo mỗi giờ. Về nước uống, mỗi giờ bạn cần khoảng nửa lít. Để bổ sung năng lượng nhanh chóng và dễ mang theo, bạn nên chọn các loại lương thực như socola, lương khô, gel năng lượng… 

2.5. Một số vật dụng leo núi cần thiết khác

Khi leo núi, ngoài quần áo, giày và lương thực thì chúng ta cần chuẩn bị thêm một số vật dụng cần thiết sau đây: 

  • Thuốc và hộp sơ cứu y tế: Bạn có thể chuẩn bị thuốc chống côn trùng, thuốc hạ sốt, đau đầu, băng cá nhân, thuốc chống muỗi,… 
  • Bật lửa: Có thể sử dụng để đốt lửa trại hoặc soi sáng vị trí. 
  • Gậy leo núi: Bạn có thể sử dụng để đi qua các đoạn đường khó đi. 
  • Đèn pin: Soi đường hoặc ra dấu để người khác dễ dàng nhận ra vị trí của bạn. 
  • Điện thoại, sạc dự phòng, áo mưa, đồng hồ, kem chống nắng,… 

Lưu ý nhỏ là bạn chỉ nên mang những đồ vật thực sự cần thiết thôi nhé. Và các món đồ này chỉ nên có kích thước nhỏ gọn và chống thấm nước tốt để chuyến leo núi được nhẹ nhàng hơn.

Lần đầu tiên leo núi cần chuẩn bị vật dụng leo núi cần thiết
Khi leo núi cần chuẩn bị đầy đủ thuốc và dụng cụ y tế cần thiết

3. Kinh nghiệm chọn cung đường leo núi cho các newbie

Leo núi là một hoạt động cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng đối với những người mới. Sau khi đã trả lời được câu hỏi nên đi leo núi vào tháng mấy thì một vấn đề khác cũng quan trọng không kém đó chính là nên chọn cung đường leo núi như thế nào? 

Về cơ bản, lần đầu tiên tham gia leo núi bạn chỉ nên chọn các cung đường vừa phải. Tuyệt đối không nên chọn các hành trình dài hoặc những ngọn núi hiểm trở. Vì chắc chắn trong lần đầu leo núi thể lực của bạn sẽ không đủ và có thể sẽ gặp nguy hiểm trên đường đi. 

Với những bạn lần đầu tiên leo núi, để trải nghiệm cảnh đẹp và có những kỷ niệm đáng nhớ bạn có thể chọn một số cung đường leo núi sau đây: 

4. Một số lưu ý quan trọng dành cho người lần đầu leo núi

Tích lũy đầy đủ kinh nghiệm trước khi thực hiện leo núi luôn là việc cần thiết. Sau đây, hãy cùng Vua Nệm điểm qua một số lưu ý nhất định phải nhớ khi lần đầu tiên tham gia leo núi: 

4.1. Nắm vững cách sử dụng các vật dụng sinh tồn

Bên cạnh việc chuẩn bị thì bạn cũng cần biết cách sử dụng các vật dụng sinh tồn. Đây là kinh nghiệm vô cùng quan trọng mà người leo núi nào cũng cần biết. Khi sử dụng thành thục các vật dụng sinh tồn, bạn sẽ có thể bảo vệ bản thân tốt hơn khi ở trong rừng. Nếu không may lạc đường, bạn có thể dựa vào các vật dụng này để duy trì thể lực, đảm bảo an toàn và đợi người đến cứu hộ. 

Lần đầu tiên leo núi cần chuẩn bị các vật dụng sinh tồn
Trước khi leo núi bạn cần biết cách sử dụng các vật dụng sinh tồn

4.2. Biết cách phân bổ thể lực khoa học trong suốt hành trình

Thể lực bền bỉ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người leo núi. Để nâng cao thể lực, trước chuyến đi bạn cần luyện tập thật chăm chỉ. Khi sở hữu thể lực tốt, bạn sẽ có thể phân bổ thể lực đồng đều cho cả hành trình. Một khi có thể lực tốt, chuyến đi của bạn sẽ trở nên trọn vẹn và nhiều trải nghiệm hơn. 

4.3. Chỉ nên mang theo một số vật dụng thực sự cần thiết

Leo núi là một hoạt động vô cùng tốn sức. Do vậy, để đảm bảo thể lực cho cả chuyến đi, chúng ta không nên mang theo quá nhiều đồ đạc. Bạn cần chọn lọc thật kỹ những đồ vật cần thiết để mang theo trong thời gian leo núi. Hãy tối giản hành lý sao cho nhẹ nhất để giúp bạn di chuyển nhẹ nhàng và đỡ mất sức hơn. 

Lần đầu tiên leo núi cần chuẩn bị những vật dụng thật sự cần thiết
Không nên mang quá nhiều đồ đạc khi đi leo núi

Sau bài viết này, có lẽ bạn đã có đáp án cho câu hỏi nên đi leo núi vào tháng mấy rồi đúng không nào? Hy vọng những chia sẻ của Vua Nệm sẽ giúp các bạn lần đầu leo núi chuẩn bị hành trang đầy đủ, tự tin hơn và có một hành trình thật nhiều trải nghiệm thú vị. 

XEM THÊM:

Bài viết liên quan:

Thúy Hằng
Thúy Hằng