Trong vài năm trở lại đây, hình thức thưởng ngoạn cảnh biển bằng du thuyền đã và đang ngày càng trở nên phổ biến, mang đến cho khách tham quan những trải nghiệm khám phá có một không hai. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn răng liệu đi du thuyền có say không? Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp trọn vẹn thắc mắc này.
Nội Dung Chính
1. Đi du thuyền có say không?
Nhìn chung thì mức độ say sóng có thể khác nhau tùy theo cơ địa của từng người. May mắn thay, vì du thuyền vốn có kích thước lớn, tốc độ di chuyển cũng không quá nhanh nên du khách thường chỉ bị say nhẹ và phục hồi dễ dàng nếu được nghỉ ngơi đầy đủ.
Thế nhưng, dù nặng hay nhẹ thì say sóng vẫn là ‘rào cản’ đáng kể đối với một bộ phận du khách, khiến họ cảm thấy khó chịu cũng như ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch hoàn hảo mà chúng ta luôn mong muốn. Do đó, việc chuẩn bị sẵn các ‘biện pháp đề phòng’ sẽ giúp bạn có được một chuyến đi thuận buồm xuôi gió.
2. Cách chọn phòng trên du thuyền để tránh say sóng
2.1 Chọn phòng nằm ở khoang giữa
Nếu có điều kiện đi tham quan bằng du thuyền và đã từng có tiền sử say tàu xe, tốt nhất bạn nên ưu tiên lựa chọn phòng nghỉ nằm ở khoang giữa. Bởi lẽ, đây chính là vị trí ổn định nhất trên thuyền, lại ít bị ảnh hưởng bởi các đợt sóng đánh so với các bộ phận khác. Đáng chú ý, trạng thái cân bằng này gần như được duy trì xuyên suốt hành trình, ngay cả những khi thuyền rung lắc hoặc đi qua vùng biển động.
Không chỉ mang đến tâm lý thoải mái, an toàn cho hành khách, lựa chọn thư giãn tại khoang giữa của du thuyền còn giúp bạn tránh được cảm giác nôn nao, đau đầu, buồn nôn và chóng mặt xuất hiện khi bị say sóng.
2.2 Chọn phòng ở dưới thấp
Nếu chọn phòng ở trên cao, du khách có thể cảm nhận được hầu hết mọi chuyển động của du thuyền, kèm theo ảnh hưởng của gió và sóng khi đi vào khu vực biển động. Do vậy, mặc dù là vị trí thuận lợi để ngắm cảnh song đặc thù phòng nghỉ tại đây lại không phù hợp với thể trạng của ‘team say sóng’.
Hiểu một cách đơn giản, càng ở trên cao thì cảm giác lắc lư, chòng chành càng mạnh. Trong trường hợp này, phòng nghỉ nằm dưới thấp sẽ là lựa chọn lý tưởng hơn cả mà bạn nên cân nhắc.
2.3 Chọn phòng có ban công, cửa sổ
Một trong những ưu điểm của phòng có ban công, cửa sổ là độ thoáng mát và khả năng lưu thông không khí cực tốt. Điều này giúp hành khách giảm bớt sự ‘choáng ngợp’ khi đứng trước biển, nhờ đó giải tỏa gánh nặng tâm lý cùng nỗi sợ bị say sóng khiến bạn không thể thoải mái tận hưởng chuyến đi.
3. Một số kinh nghiệm tránh say sóng hiệu quả khi đi du thuyền
3.1 Lựa chọn ngày thời tiết đẹp
Điều kiện thời tiết không mong muốn được xem là nguyên nhân trọng yếu khiến bạn dễ bị say sóng. Việc tàu thuyền bị rung lắc sẽ phần nào làm cho tâm lí của bạn nhạy cảm hơn, đồng thời dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, nôn mửa hơn thường lệ.
Để say sóng không còn là nỗi ám ảnh ngăn cản bạn chạm tới chuyến đi bằng du thuyền sang trọng, hãy lưu ý lựa chọn những ngày thời tiết thật đẹp để khởi hành. Trước khi đi, bạn nên theo dõi dự báo và tuyệt đối không di chuyển khi thời tiết xấu, có bão, sóng lớn, gió giật hoặc biển động. Thêm vào đó, đi vào ban ngày sẽ dễ bị say sóng hơn ban đêm khá nhiều.
>>Tìm hiểu thêm: Đi du thuyền nên mặc gì? Gợi ý mặc đẹp ‘chuẩn bài’ cho hội chị em
3.2 Uống thuốc hoặc dán miếng chống say xe
Uống thuốc chống say tàu xe được xem là biện pháp chống say sóng đơn giản mà cực kỳ hiệu quả. Các thành phần trong thuốc sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể các triệu chứng điển hình của phản ứng say sóng như đau đầu, nôn mửa,… Tuy nhiên, chúng cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây buồn ngủ, khiến bạn cảm thấy khô miệng hoặc rơi vào trạng thái li bì, không thể tập trung ngắm cảnh.
Nếu bạn không muốn uống thuốc thì dán miếng dán chống say vào sau tai cũng là một gợi ý hữu hiệu. Đừng quên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh dị ứng hoặc các sự cố đáng tiếc khác có thể xảy ra.
3.3 Ăn no trước khi lên thuyền
Trái với lầm tưởng của nhiều người rằng để bụng đói lên du thuyền có thể giúp hạn chế tình trạng buồn nôn, thực tế đã cho thấy ăn no mới đúng giải pháp giảm thiểu nguy cơ say sóng hợp lý nhất. Bổ sung thức ăn vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, vừa bổ sung năng lượng để chống lại cảm giác mệt mỏi thường gặp phải khi lên tàu.
Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá no bởi điều này rất dễ gây nên chứng ợ chua, trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, hãy tránh xa các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, chất kích thích, đồ uống có ga cũng như các loại trái cây chứa nhiều axit (quýt, cam, bưởi,…). Thay vào đó, đồ ăn khô như khoai lang, bánh mì sẽ nhẹ bụng và dễ tiêu hóa hơn.
3.4 Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể khi lên tàu là một lưu ý bắt buộc đối với những người bị say sóng. Chú ý giữ thân nhiệt ổn định bằng cách mặc thêm áo khoác, quàng khăn hoặc đội mũ nếu cần. Đồng thời, hãy cố gắng bỏ ra vài phút để luyện tập một vài tư thế vận động nhẹ nhằm kích thích lưu thông khí huyết trước khi lên du thuyền.
3.5 Mang theo gừng/trà gừng
Sử dụng trà gừng để chữa say sóng là một kinh nghiệm dân gian được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bạn chỉ cần thái mỏng gừng thành từng lát nhỏ rồi pha với nước ấm hoặc hãm trà để uống. Nếu không kịp chuẩn bị thì một vài viên kẹo hay mứt gừng sẽ giúp ‘đánh lạc hướng’ cơ thể khỏi cơn say sóng đáng ghét.
3.6 Giữ tinh thần và tâm trạng thoải mái
Tâm lý lo lắng, sợ hãi có thể khiến bạn dễ bị say sóng nặng hơn, vì vậy vô thức bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị khi đi du thuyền trên biển. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ được giải quyết ngay lập tức nếu bạn chuyển hướng suy nghĩ sang việc ngắm cảnh hoặc trò chuyện, tán gẫu với người xung quanh.
3.7 Lựa chọn vị trí ngồi tốt nhất
Để không bị say sóng, bạn nên ưu tiên lựa chọn du thuyền có kích thước lớn. Bởi lẽ, chúng thường ít bị tác động và rung lắc khi di chuyển như tàu thuyền nhỏ. Ngoài ra, hãy chọn ngồi ở tầng thấp, ngay khoang giữa và tuyệt đối tránh xa những bộ phận dễ bị sóng đánh mạnh như đuôi tàu, mũi tàu. Đặc biệt, nhớ ‘né’ khỏi nơi có mùi nhiên liệu (xăng, dầu) hoặc có người đang bị say sóng nhé. Khi đã ổn định vị trí, bạn nên nghỉ ngơi thay vì tập trung nhìn vào các điểm gần như sách báo, điện thoại để tránh bị say sóng nặng hơn.
Trên đây là bài viết của Vua Nệm về đề tài đi du thuyền có say không. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Đọc thêm:
- 3 loại thuốc chống say xe an toàn hiệu quả mà bạn có thể sử dụng
- 13 cách chống say xe đơn giản hiệu quả ngay tức thì