Thời Trang - Làm Đẹp

Da công nghiệp là gì? Phân loại và cách nhận biết da công nghiệp

CẬP NHẬT 25/10/2023 | BỞI Ngọc Hân

Da công nghiệp là chất liệu quen thuộc và được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống như là bọc sofa, nội thất ô tô, dùng làm phụ kiện thời trang (túi xách, ví, thắt lưng…). Vậy da công nghiệp là gì? Có những loại nào và cách nhận biết như thế nào? Bài viết sau sẽ cùng bạn giải đáp từ A – Z.

1. Da công nghiệp là gì?

Da công nghiệp được tạo nên từ vụn sợi polyester, vụn da thật và chất nhựa tổng hợp. Nhờ ứng dụng phương pháp tổng hợp công nghiệp kết hợp cùng kỹ thuật và trang thiết bị chuyên dụng, các nguyên liệu trên sẽ được ép chặt với và liên kết với nhau bởi một lớp nhựa PVC phủ ở bên trên. Tiếp sau đó, lớp da này sẽ được nén dưới áp suất và nhuộm màu để tạo ra các chủng loại và màu sắc khác nhau.

da công nghiệp là gì
Da công nghiệp được làm từ gì? Có bền không?

2. Ưu và nhược điểm của da công nghiệp

Da công nghiệp được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong đời sống, nhưng ít ai biết được ưu và nhược điểm của loại da này là gì?

2.1. Ưu điểm của da công nghiệp

Giá rẻ: Đây chính ưu thế lớn giúp da công nghiệp được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Dù cho da công nghiệp cần được sản xuất với công nghệ tổng hợp hiện đại, đòi hỏi phải có quy trình nghiêm ngặt và phức tạp, nhưng với nguồn nguyên liệu phong phú, dễ tìm và năng suất sản xuất cao, nên loại da này vẫn có giá thành rẻ phục vụ người tiêu dùng. 

Đa dạng kiểu dáng, màu sắc: So với da công nghiệp, da thật sẽ có màu sắc hạn chế hơn. Bởi vì, da công nghiệp có sử dụng công nghệ nhuộm màu, nên màu sắc của loại da này rất phong phú (nâu, xanh, đen, đỏ, trắng…). Bên cạnh đó, loại da này còn được dập vân với công nghệ hiện đại, tạo nên nhiều kiểu dáng vô cùng cuốn hút.

da công nghiệp có tốt không
Da công nghiệp có đa dạng màu sắc có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Tính kháng nước cao: khả năng chống thấm nước cao nhờ kết cấu bền chắc và được gia công một cách kỹ càng. Đặc biệt, một số loại da còn có khả năng chống cháy hiệu quả. Điều này giúp cho da không chỉ bền, mà còn có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng. 

Vệ sinh dễ dàng: Da công nghiệp sở hữu bề mặt trơn nhẵn, nền da không hút ẩm và ít bám bụi. Ưu điểm này giúp người dùng dễ dàng vệ sinh và đảm bảo thẩm mỹ suốt quá trình sử dụng.

2.3. Nhược điểm của da công nghiệp

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nổi trội, nhưng da công nghiệp vẫn tồn tại một số nhược điểm như là:

  • Độ bền kém hơn da thật.
  • Da công nghiệp thường kém mềm mại hơn da thật (ngoại trừ chất da Microfiber).
  • Da được tạo nên từ nhựa nên có thể có mùi hôi khó chịu.

3.  Da công nghiệp gồm những loại nào?

Tùy theo từng thành phần cấu tạo của các loại da công nghiệp, loại da này sẽ được chia thành các phân loại khác nhau. Trong đó, có 3 loại phổ biến:

3.1. Da công nghiệp Simili

Da Simili có tên khoa học là Polyvinyl chloride hay còn viết tắt là PVC. Đây là loại da được dệt từ sợi polyester (hoặc sợi cotton) và phủ thêm 1 đến 2 lớp nhựa PVC. Lớp nhựa phủ trên da là bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào việc mục đích của nhà sản xuất là tạo ra da công nghiệp loại 1 hay loại 2. Sau đó, da sẽ được đem đi nhuộm màu và tạo vân da.

Da công nghiệp simili được đánh giá cao về khả năng chống thấm nước, độ bền, màu sắc đa dạng và được sản xuất tỉ mỉ tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo. Nhờ đó mà, loại da này rất được ưa chuộng và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nội thất, thảm lót, in ấn…

3.2. Da công nghiệp Microfiber

Microfiber là loại da cao cấp nhất hiện nay. Tuy cũng sở hữu thành phần cấu tạo gần như tương tự với nhiều dòng da công nghiệp khác, nhưng chất da Microfiber lại được ứng dụng công nghệ dệt kim phủ 3D hiện đại tạo nên chất lượng hoàn hảo giống da thật đến 80-90%. 

Dòng da này có độ bền và chịu lực nén cao, có khả năng chống cháy tốt, chống trầy và tính thẩm mỹ vượt trội, màu sắc đa dạng nên Microfiber được đông đảo người tiêu dùng yêu thích. Da Microfiber thường sử dụng trong các lĩnh vực quen thuộc như làm ghế sofa, thắt lưng, túi xách, nội thất…

các loại da công nghiệp
Da công nghiệp Microfiber có thể sử dụng để làm cặp da, túi xách, giày dép,…

3.3. Da công nghiệp PU

Da PU (polyurethane) được tạo thành từ da split tráng thêm một lớp polyurethane và dập nổi ở trên bề mặt. Ưu điểm của da công nghiệp PU là mềm mại, dẻo dai, độ bền cao và dễ dàng vệ sinh lau chùi. Nhưng loại da này lại có khả năng chịu nhiệt kém, dễ xảy ra hiện tượng nổ nền da, gây bong tróc.

Cùng như da Microfiber và Simili, da PU cũng được sử dụng để làm giày, thắt lưng, túi xách, nội thất…

4. Cách nhận biết da công nghiệp

Để phân biệt được đâu là da công nghiệp, người ta thường dựa theo các đặc điểm sau đây:

Cách phân biệt

Da công nghiệp

Da thật

Ngửi mùi

Mùi nhựa, mùi xăng thơm, mùi hoá chất.

Mùi da động vật hơi hôi.

Hơ lửa

Bị vón cục nhìn giống như đốt túi nilon 

Da bị cháy xém, mùi khét 

Ấn ngón tay cái vào da

Độ đàn hồi không tốt bằng da thật.

Xuất hiện vết lõm trên bề mặt da xung quanh ngón tay. Sau khi bỏ ngón tay ra vết lõm sẽ mất.

Màu sắc

Nhiều màu sắc và có độ tươi sáng hơn.

Màu cơ bản và tự nhiên.

Sờ vào da

Mùa đông chạm vào sẽ cảm thấy lạnh.

Chạm vào không bao giờ cảm thấy lạnh kể cả vào mùa đông.

Nhỏ nước lên da

Không thấm nước.

Phần nước lan rộng và thấm vào da.

Nhìn trên bề mặt Vân da to, bóng loáng và không có lỗ chân lông.

Vân da tự nhiên, có lỗ chân lông và vết gồ ghề tương đối.

5. Da công nghiệp và da thật loại nào tốt hơn?

Sử dụng da thật bạn sẽ không bao giờ lo lắng về tình trạng bong, tróc. Đồng thời, các loại da thật sẽ mang lại vẻ đẹp sang trọng, thoải mái khi sử dụng và bền đẹp với thời gian. Đây là những ưu điểm vượt trội mà các loại da công nghiệp vẫn chưa thể vượt qua được loại da này.

đánh giá da công nghiệp
Da bò thật có giá thành cao hơn nhiều lần so với da công nghiệp

Da thật được tạo nên từ nguyên liệu tự nhiên (da bò, da cá sấu, da đà điểu,…) nên cần được sản xuất rất công phu, tỉ mỉ. Vì thế, giá thành của loại da này khá cao, có thể cao gấp 4 lần da công nghiệp. Trong khi đó, chỉ với mức giá rẻ bạn lại có thể sở hữu các loại da công nghiệp nhân tạo với màu sắc phong phú hơn, đồng thời dễ bảo quản, vệ sinh làm sạch và chống nước, chống bụi.

Như vậy, mỗi loại da đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy theo điều kiện tài chính cũng như nhu cầu sử dụng mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại da phù hợp. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý để tránh mua phải món đồ da công nghiệp với mức giá da thật, bạn nên kỹ lưỡng trong việc phân biệt các loại da.

>> Xem thêm:

Nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về da công nghiệp là gì, chất lượng có tốt không và phân biệt như thế nào. Mong rằng, với những nội dung trên bạn sẽ chọn được loại chất liệu da ưng ý cho các phụ kiện thời trang, đồ đạc nội thất,… của mình.

Bài viết liên quan:

Avatar
Ngọc Hân