Góc giải đáp: Có nên thay bỉm bị đầy khi bé đang ngủ không?

CẬP NHẬT 07/08/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Thay tã thường xuyên cho con là một trong những điều quan trọng trong quá trình chăm sóc bé yêu. Nhiều bố mẹ bỉm sữa có cùng một băn khoăn rằng có nên thay bỉm bị đầy khi bé đang ngủ không. Hãy cùng nhau tìm hiểu những thông tin chính xác do chuyên gia cung cấp trong bài bài viết này nhé!

1. Mẹ có nên thay bỉm bị đầy khi bé đang ngủ không?

Giấc ngủ luôn là liều thuốc quý cần thiết cho quá trình phát triển bình thường của mỗi em bé. Có nhiều yếu tố để làm nên giấc ngủ ngon cho con, một trong số đó là sự sạch sẽ của tã bỉm. Khi tã bỉm đầy chất thải, chúng sẽ khiến bé vô cùng khó chịu. Từ đó mà thức giấc và quấy khóc. 

Nếu bố mẹ phát hiện trong lúc con đang ngủ say mà tã bỉm bị ướt đẫm thì hãy bình tĩnh để xử lý. Lưu ý là chỉ cần thay bỉm khi kiểm tra và thấy nó quá ướt. Còn nếu bé chỉ tè ít thì vẫn chưa cần thay liền.

Quá trình chăm con vất vả quả là không sai, nhất là việc thay tã khi bé đang ngủ. Các thao tác thay tã nếu không khéo sẽ rất dễ làm cho bé bị giật mình và quấy khóc. Vì vậy, bố mẹ hãy làm thật cẩn thận, thay tã trong không gian đèn vàng nhẹ nhàng, thay thật nhanh nhưng cũng phải thật nhẹ nhàng. Hoàn thành xong bố mẹ nhớ vỗ về con ngủ trở lại, tránh tình trạng khiến con bị gián đoạn giấc ngủ.

có nên thay bỉm bị đầy khi bé đang ngủ hay không
Thay bỉm đầy khi con đang ngủ là việc làm vô cùng cần thiết

2. Hướng dẫn cách thay bỉm khi bé đang ngủ

Khi bé đang ngủ, nếu cần phải thay bỉm, bố mẹ hãy thực hiện các thao tác nhanh chóng và nhẹ nhàng hết sức có thể. Hãy làm quen với việc thay tã trong ánh đèn vàng mờ để tránh khiến bé bị gián đoạn giấc ngủ. Bố mẹ cũng có thể ngân nga vài câu hát ru trong khi thay tã để bé có cảm giác an tâm và ngủ ngoan.

Sau đây là hướng dẫn chi tiết nhất để bạn thay bỉm khi bé đang ngủ say:

  • Bước 1: Tập hợp hết tất cả những vật dụng cần thiết trong quá trình thay bỉm ở cạnh bên như khăn sữa, khăn lau, thùng rác,…
  • Bước 2: Nhẹ nhàng nhấc mông bé lên rồi cho một tấm khăn xô xuống dưới để bé thêm phần thoải mái khi bạn đang thay bỉm.
  • Bước 3: Tiến hành thay bỉm nhanh chóng như thường lệ.
  • Bước 4: Trường hợp nếu bé có đi nặng thì hãy lau sạch rồi mới mặc bỉm mới vào. Bố mẹ lưu ý phải lau từ phía trước ra phía sau, đặc biệt đừng bỏ qua những nếp gấp ở phần bẹn và mông bé.

3. Kinh nghiệm thay bỉm khi bé đang ngủ

Bên cạnh hướng dẫn chi tiết cách thay bỉm để bé không giật mình khi đang ngủ, bố mẹ cũng cần bỏ túi những kinh nghiệm hay ho được nhiều người chia sẻ như:

  • Nên chọn mua những loại bỉm sở hữu khả năng thấm hút siêu tốt. Điều này giúp con bạn được khô thoáng cả đêm dài mà không bị hăm tã. Sử dụng sản phẩm có độ thấm hút kém thường khiến con khó chịu, hay giật mình giữa đêm, đặc biệt là nước tiểu sẽ tràn ra, thấm ngược vào người khiến bé cảm lạnh.
  • Nên chọn bỉm dựa trên kích cỡ. Mỗi độ tuổi của bé đều có kích cỡ bỉm phù hợp. Do đó, để tránh tình trạng bé mặc bỉm bị chật hoặc quá rộng, bố mẹ hãy luôn nói chuyện với nhân viên cửa hàng để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất về kích cỡ bỉm sẽ mua.
  • Luôn có khoảng thời gian đã được bố mẹ bỉm sữa khác đúc kết sau nhiều lần chăm con. Thường thì thời điểm thay bỉm là khoảng 4 tiếng 1 lần. Đối với bé sơ sinh, khoảng thời gian này sẽ được rút ngắn lại, khoảng 2 -3 tiếng 1 lần. 
  • Để tránh làm gián đoạn giấc ngủ của bé, bố mẹ chỉ cần thay bỉm mà chưa cần lau mông và bẹn nếu bé chỉ đi tiểu tiện. Còn nếu bé đại tiện, thì hãy lau nhẹ nhàng và nhanh chóng bằng nước ấm.
  • Nếu bé bị viêm da hay hăm bẹn, bố mẹ hãy cân nhắc sử dụng tã lót. đồng thời luôn giữ cho mông và bẹn của bé sạch sẽ, khô thoáng.
cách thay bỉm bị đầy khi bé đang ngủ
Bố mẹ hãy luôn thay những loại bỉm thấm hút tốt cho bé khi ngủ

4. Một số câu hỏi thường gặp khi thay bỉm cho bé

4.1. Làm sao để nhận biết bỉm bị đầy?

Khi mặc bỉm cho bé, bố mẹ thường sẽ quan tâm đến 3 điều gồm bỉm có bị đầy, hầm hơi hay ẩm ướt không. Dấu hiệu dễ nhất để nhận biết những hiện tượng này chính là quan sát xem phần da của bé ở chỗ mặc bỉm có bị trắng và nhăn nheo hay không. Nếu có, hãy nhanh chóng thay bỉm để bé không bị khó chịu nhé!

4.2. Thay bỉm nhẹ nhàng như thế nào là đủ?

Làn da em bé lúc nào cũng nhạy cảm và luôn cần được nâng niu nhẹ nhàng. Một hành động nhỏ không đúng cách cũng khiến cho da bé có vết đỏ rát. Chính vì vậy mà mỗi lần thay bỉm, bố mẹ cũng phải hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng lau quanh mông, khu vực được bỉm che phủ để vừa đảm bảo vệ sinh cho con, vừa không làm con thức giấc.

các thao tác thay bỉm khi bé đang ngủ phải thật nhẹ nhàng
Các thao tác thay bỉm khi bé đang ngủ phải thật nhẹ nhàng

4.3. Mua loại bỉm nào hợp với bé?

Để biết bé phù hợp với loại bỉm tã nào, bố mẹ cần quan sát thật kỹ phần mông. Nếu mông bé có những đốm đỏ li ti, loại bỉm đang dùng đã không còn lý tưởng. Khi quyết định đổi sang loại bỉm khác, bố mẹ cũng phải cân nhắc thật cẩn thận để không còn tình trạng kể trên.

4.4. Làm sao để biết làn da bé đã sạch để mặc bỉm mới?

Bố mẹ thường làm theo những chỉ dẫn đúng cách nhưng vẫn lo lắng rằng liệu mình có bỏ sót vùng da nào đang bị bẩn của con hay không. Mẹo để bạn có thể nhanh chóng kiểm tra lại chỗ bị bẩn chính là quan sát chiếc bỉm mới vừa được thay ra. Chất bẩn dính ở đâu thì phần da bé bị bẩn ở đó. Việc làm này có thể được thực hiện trước khi lau chùi sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

4.5. Mua bỉm hãng nào tốt?

Thị trường bỉm tã ngày nay có rất nhiều thương hiệu và mẫu mã đa dạng. Vậy, bố mẹ cần phải sử dụng sản phẩm loại nào mới tốt?

  • Đối với thương hiệu, hãy tin dùng sản phẩm của Bobby, Moony, Go.on, Merries, Pampers, Huggies,…
  • Đối với dòng sản phẩm, hãy ưu tiên chọn loại tã dễ thay, có vạch báo tã đầy, chất liệu thấm hút, êm ái không gây hăm, hầm bí.
bố mẹ nên chọn loại bỉm của thương hiệu uy tín cho con
Bố mẹ nên chọn loại bỉm của thương hiệu uy tín cho con

5. Hậu quả khi không thay bỉm đầy cho bé

Bỉm đầy không được thay thế đồng nghĩa với việc bố mẹ đang để bé sống chung với chất thải. Không chỉ đơn giản như vậy, việc không thay tã đúng lúc còn mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn như:

  • Khiến bé khó chịu và giật mình quấy khóc nếu đang ngủ. Mọi hoạt động của bé đều sẽ bị gián đoạn khi tã đầy.
  • Chất thải có thể khiến cho vùng da của bé bị nhiễm trùng, viêm, hăm thậm chí là lở loét. Đây là điều cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Khiến quá trình làm vệ sinh và thay tã cho bé cũng trở nên khó khăn và lâu hơn bình thường.

>> Xem thêm:

Có nên thay bỉm bị đầy khi bé đang ngủ không? Câu hỏi này đã được giải đáp cặn kẽ trong bài viết. Chắc chắn rằng những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ thông thái hơn trong suốt quá trình chăm con. Đừng quên tìm hiểu và chọn sản phẩm bỉm tã từ thương hiệu nổi tiếng để nâng cao sức khỏe con trẻ nhé!

Đánh giá post