Việc cho bé ngủ chung sẽ có thể tạo ra một số rủi ro nghiêm trọng. Đó chính là lý do vì sao các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ càng, cân nhắc lựa chọn tư thế ngủ tốt nhất cho bé cưng. Vậy cho bé nằm ngủ trên ngực có an toàn không? Hãy để Vua Nệm giúp bạn giải đáp những thắc mắc này và tìm cách phòng tránh những rủi ro có thể phát sinh nhé.
Nội Dung Chính
1. Có nên cho bé ngủ chung với bố mẹ hay không?
Bất kỳ ai khi mới làm mẹ lần đầu tiên đều cho rằng không gì bằng khi có con bên cạnh lúc ngủ. Nhưng liệu ngủ chung với trẻ dưới một tuổi có an toàn không? Theo chia sẻ từ các chuyên gia, điều đó còn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), mỗi năm có khoảng 3.400 trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ chết đột ngột khi đang ngủ. Điều này bắt nguồn từ những rủi ro nghiêm trọng có thể phát sinh của một số hình thức ngủ chung.
Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn còn rất nhiều bậc cha mẹ chọn ngủ chung, ít nhất là thỉnh thoảng. Vì vậy điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu rủi ro là gì và cách giảm thiểu chúng nếu vẫn quyết định cho con gần gũi bên cạnh hàng đêm.
2. Cho bé nằm ngủ trên ngực có an toàn không?
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, không nên cho bé nằm ngủ trên ngực của bạn. Vốn dĩ như vậy vì đây chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Rất nhiều trường hợp bố mẹ vô tình làm bé ngạt thở, dẫn đến tử vong ngoài ý muốn.
Ví dụ, em bé có thể bị ngạt thở nếu mặt của chúng bị áp sát quá mức vào ngực của bố mẹ. Hay chính hành động ôm ấp quá mức của người lớn cũng có thể khiến các con cảm thấy ngột ngạt, khó thở.
Thậm chí nhiều con số thống kê cho thấy, việc cho bé nằm ngủ trên ngực làm tăng nguy cơ tử vong do SIDS lên tới 70%. Điều này hoàn toàn bắt nguồn từ những hành động vô thức như người lớn có thể đè bẹp và làm ngạt thở em bé, hoặc em bé cảm thấy nghẹt thở do bị kẹp giữa người lớn và đệm.
Mặc dù cho bé nằm ngủ trên ngực là một tư thế tốt để con trẻ có thể dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ nhưng đây lại là tư thế nằm không được khuyến khích. Nếu bạn đang cân nhắc việc ngủ chung giường, hãy nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích. Ngoài ra, bé có thể ngủ trên ngực bạn một cách an toàn miễn là bạn vẫn tỉnh táo và để ý đến bé.
3. Như thế nào là một tư thế ngủ an toàn cho trẻ?
Tư thế ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh là một vấn đề quan trọng mà các bậc cha mẹ cần chú ý. Tuy nhiên, thực tế lại không có quá nhiều phụ huynh để tâm đến điều này. Theo các chuyên gia, tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ sơ sinh là ngủ ngửa, vì nó có thể giữ cho đường thở của trẻ được thông thoáng, từ đó giúp giảm nguy cơ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Tuy nhiên, khi cho trẻ nằm ngửa, cần tránh để quá nhiều gối, chăn hoặc đồ chơi nhồi bông xung quanh trẻ, vì có thể gây tắc nghẽn luồng không khí. Ngoài ra, cần chú ý đến vấn đề ảnh hưởng dáng đầu của trẻ khi nằm ngửa quá lâu, có thể thay đổi tư thế cho trẻ một vài lần trong ngày.
Một số trường hợp có thể cho trẻ nằm nghiêng hoặc ngủ sấp tạm thời, như khi trẻ bị nôn ọe, nghẽn mũi hoặc luyện tập lật và bò. Tuy nhiên, cần luôn giám sát và đặt trẻ nằm ngửa lại sau khi vấn đề được giải quyết.
>>>Đọc thêm: Tổng hợp những tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ sơ sinh dành cho các bậc cha mẹ
4. Nên làm những gì để giúp trẻ sơ sinh có thể ngủ ngon hơn?
Như vậy chắc hẳn bạn cũng đã biết được việc cho bé nằm ngủ trên ngực có an toàn không. Để không phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn, tốt hơn hết bạn nên thực hiện theo những khuyến nghị bên dưới đây:
4.1. Những việc bố mẹ nên làm
Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ trong nôi, tránh tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ SIDS đã giảm xuống kể từ khi AAP bắt đầu đưa ra khuyến nghị này vào năm 1992.
Để tạo ra một môi trường ngủ an toàn cho trẻ, bố mẹ cần sử dụng một bề mặt ngủ vững chắc, như giường cũi, nôi hoặc một tấm nệm chắc chắn phù hợp. Nên sử dụng tấm vải bọc có kích thước vừa khít với thân hình của bé. Ưu tiên sử dụng những chất liệu vải tốt cho trẻ sơ sinh, mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
Để tránh quá nóng, nên điều chỉnh nhiệt độ căn phòng sao cho thật phù hợp. Bên cạnh đó không nên để ánh sáng quá chói mắt, gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của trẻ. Có thể đưa núm vú giả cho con để bé có thể yên tâm hơn.
Đừng cố bắt con bạn thức vào ban ngày với hy vọng chúng sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nhiều thống kê cho thấy rằng những đứa trẻ sơ sinh quá mệt mỏi thường khó ngủ vào ban đêm hơn những em bé ngủ đủ giấc vào ban ngày.
Trong trường hợp con quấy khóc, bố mẹ có thể đung đưa, ôm ấp và hát ru cho đến khi bé ổn định. Sau đó, đặt con trở lại nôi để bé tiếp tục giấc ngủ sâu. Lưu ý, lúc này bố mẹ vẫn cần phải theo dõi tình trạng của trẻ, tránh trường hợp bé giật mình thức giấc và cảm thấy thảng thốt.
4.2. Những việc bố mẹ không nên làm
Thân nhiệt của trẻ em thường rất cao, do đó bố mẹ không nên mặc quá nhiều đồ cho bé. Đặc biệt, không trùm kín đầu của trẻ khi chúng đang ngủ. Chủ động điều chỉnh nhiệt độ căn phòng hay thay trang phục mát mẻ hơn nếu bé đổ mồ hôi hoặc cảm thấy nóng khi chạm vào.
Để đảm bảo an toàn cho con, tốt hơn hết bạn không nên đặt bất cứ thứ gì khác vào cũi hoặc nôi. Lúc này các phụ huynh nên chủ động bỏ các loại đồ chơi, thú nhồi bông, gối, chăn, ga trải giường, mền, chăn bông, da cừu và kể cả đệm lót ra khỏi khu vực ngủ của bé.
Nâng cao cảnh giác trước các mối nguy hiểm khác, chẳng hạn như các đồ vật có dây, cà vạt hoặc ruy băng có thể quấn quanh cổ em bé. Loại bỏ triệt để các đồ vật có cạnh hoặc góc sắc nhọn ra khỏi nôi của con trẻ. Chủ động nhìn xung quanh để tìm những thứ mà em bé của bạn có thể chạm vào từ vị trí ngồi hoặc đứng trong nôi.
Đừng để con bạn ngủ trên một chiếc nôi có diện tích quá lớn so với thân hình của bé. Bên cạnh đó cũng không nên sử dụng chăn, khăn ngủ hoặc khăn quấn có trọng lượng lớn, vì chúng có thể khiến trẻ bị ngộp thở.
5. Lời kết
Bạn đã biết cho bé nằm ngủ trên ngực có an toàn không rồi hay chưa? Hãy thực sự quan tâm đến vấn đề này để có thể ngăn ngừa những vấn đề xấu có thể phát sinh nhé. Việc cần làm ngay lúc này của bạn chính là tạo dựng một không gian phòng ngủ lý tưởng, như vậy sẽ giúp con có thể ngủ sâu hơn hàng đêm.
>>>Đọc thêm: Có nên đắp chăn cho trẻ sơ sinh không? Các loại chăn an toàn, ấm áp cho bé yêu